Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Cứu Một Bàn Thua Trông Thấy!

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

Tin Mừng Chúa Nhật II TN (Năm C) : Ga 2, 1-11

Phương Tây có thành ngữ thật hay : “sauver la face” (save face) mà hai cách dịch tiếng Việt “giữ thể diện”, “gỡ thể diện” đều không chính xác. Cứu và giữ, gỡ hay đi đôi với nhau, nhưng cứu vẫn khác. Thuật ngữ trong môn bóng đá diễn tả đúng nhất động tác và kết quả của phản xạ cản được đường bay mười mươi vào thẳng lưới của trái bóng : cứu một bàn thua trông thấy! Không có sự can thiệp, thì chắc chắn đã bị mất thể diện . Cho nên “cứu” (để ‘giữ”) thể diện, mới là thích hợp. Còn khi đã thua, việc có thể “gỡ” được hay không, lại là vấn đề khác.

“…Và dân chúng kêu lên Pharaô xin bánh ăn. Pharaô nói với mọi người Ai Cập : Cứ đến vơi ông Giuse. Ông bảo gì,các ngưoi hãy làm theo” (St 41,55). Bàn thua khủng khiếp có thể đẩy nền văn minh Ai Cập lùi hàng trăm năm, đã được Giuse gỡ cho một cách ngoạn mục, vì đó là ý muốn và chương trình của Thiên Chúa.

“Khi thấy thiếu rượu,…thân mẫu người nói với gia nhân : Người bảo gì,các anh hãy làm theo” (Ga 2,5). Bàn thua trông thấy có thể biến hôn lễ Cana thành trang tóc, buồn phiền, nếu Đức Maria đã không ra tay cứu giúp.

Trong cuộc họp báo chiều 08.01.2010, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, người lao động nhận lương kỷ lục năm 2009 là 216 triệu đồng một tháng (# 144.000 usd/năm). Thưởng Tết Canh Dần cao nhất 389 triệu đồng, thấp nhất chỉ 30.000 đồng (Người Lao Động 09.01.2010). Ăn nên làm ra, lương ao, thưởng cao đã đành, mà những công ty vốn nhà nước lỗ hàng ngàn tỷ đồng, cũng lãnh lương cao, tiền thưởng ngất trời. Đây hẳn một kỷ lục Guinness. Người ta giật mình khi so sánh mức lương đó, với lương của tổng thống Pháp (114.000 USD/năm) và tổng thống Nga (84.000 USD/năm). Bàn thua chẳng những không ai muốn cứu, mà còn chủ tâm bán độ, cấu kết với nhau, với cái tâm đen tối hiểm ác, để làm cho đất nước tan hoang và nhờ đó mà an tâm “đục nước béo cò”. Và người ta chống chế, tìm cách bịt những lỗ hỗng khổng lồ ấy, bằng việc bịt miệng những kẻ nói sự thật, những kẻ muốn đưa cả bàn tay và con tim chận những bàn thua trông thấy. Một cách chữa thẹn hiểm ác, là gây ra những tội phạm thượng tày trời, như ở Đồng Chiêm. Hãng Huyndai-Vinashin chưa biết xử lý cả triệu tấn xỉ đồng (hạt nix) gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và môi trường sống của hàng chục ngàn người dân Khánh Hoà, bị kịch liệt chỉ trích bao lâu nay, đã được cứu khỏi bàn thua trông thấy, khi có nguyên cả bộ trưởng môi trường vào tận nơi giải quyết. Kết quả là chỉ mấy ngày sau, công ty đóng tàu nầy ngang nhiên nhập về 20 ngàn tấn hạt nix độc hại nữa. Dân chúng ngậm bồ hòn! Câm nín trước sự ác, bất cứ vì nguyên do gì, hoặc bao che tội ác, đều là đồng loã và khuyến khích tội ác,sự dữ.

Ở đất nước Việt Nam, hằng ngày, hằng giờ diễn ra một cuộc chạy đua quyết liệt, mà ‘vận động viên” là người nghèo, còn đích vô tận là giá cả tất cả mọi mặt hàng. Người nghèo chạy đứt hơi theo người giàu : sữa tăng giá, trẻ nhà giàu uống mỗi tháng bạc triệu, con nhà nghèo nhịn được (vì phải nhịn, bởi giá một hộp sữa bằng cả tháng công lao động của cha mẹ chúng); nhưng thuốc thì không thể không mua khi ốm đau và điều nghịch lý là người giàu ăn no uống đủ vệ sinh tốt, rất ít khi đau ốm, trong khi người nghèo đói suy dinh dưỡng, vệ sinh kém, lại ốm đau liên miên. Sữa tăng giá, thuốc men tăng giá, xăng dầu tăng giá, vì vàng tăng giá. Nói chi thịt cá, mà ngay nắm rau, bó hành cũng tăng giá. Người giàu không thèm trả giá. Họ muốn thoát nỗi ám ảnh cha mẹ họ một thời xếp hàng năn nỉ cả ngày trời, để mua được cây kim, sợi chỉ, cân gạo. Liên tiếp những bàn thua cho người nghèo. Ai thèm quen tâm việc người khác sống chết thế nào. Mặc cho nỗi cơ cực cay đắng của người nghèo, mà phương tiện sinh sống ngày càng bị hạn chế, bó hẹp lại, chỉ để mát mặt người giàu. Bên cạnh những chiếc xe hàng trăm ngàn, hàng triệu “đô”, những chiếc “cần câu cơm” cũ kỹ, xấu xí sẽ rất phản cảm, vì thế chúng hãy biến đi. Rượu người nghèo chỉ có thế và nay đang cạn, sẽ hết. Họ đang thua trông thấy. Tội ác đủ loại, đủ lứa tuổi, ngày càng dã man, vô đạo và cuộc sống xô bồ,dâm ô, gương mù gương xấu đang dìm những thế hệ trẻ xuống bùn nhơ. Những bàn thua cố tình, vì xã hội càng tha hoá trụy lạc,thì những tay hoạt đầu càng có cơ vơ vét, tham ô. Ai sẽ đưa ánh mắt, chìa bàn tay, cứu giúp người nghèo, kẻ bị áp bức?

Đức Maria, bằng tiếng thưa “xin vâng”, đã cứu nhân loại khỏi một bàn thua trông thấy, bàn thua nầy nữa sẽ kéo nhân loại tiếp tục chìm trong đêm đen tội lỗi và sự chết. Bằng cuộc sống nhân đức của Mẹ, Đức Trinh Nữ Maria đã dạy cho nhân loại giữ sạch mành lưới, không để cho Satan và mưu ma chước qủy công phá và ghi bàn. H. Engelmann, một linh mục Công giáo người Đức thuật lại: một ngày nọ, ngài hìn thấy một bức hoạ Đức Trinh Nữ Maria treo ở một chỗ danh dự trong văn phòng của Field Marsal Hindenburg, một tín đồ Tin Lành phái Luther. Thấy vị linh mục không dấu nổi sự ngạc nhiên, Hindenburg nói :” Tôi nhìn thấy nơi Đức Trinh Nữ sự hiện thân của những nhân đức con người cần thiết cho cuộc sống của tôi”. Có thể mơ tới một định nghĩa tốt đẹp hơn về những gì Đức Maria mang đến cho thế giới nầy chăng? Với một thế giới hoàn toàn bị bỏ mặc cho kiêu căng ích kỷ, Đức Maria sự khiêm hạ của máng cỏ Bê-lem. Với một thế giới bị tiền tài và tham lam ngự trị,Mẹ nhắc lại sự khó nghèo ở Nazaret. Với một thế giới bị méo mó xuyên tạc, bất lương, Đức maria mang đến chân lý và sụ đơn sơ thẳng thắn. Với một thế giới ngày càng chai sạn vì hận thù mỗi ngày, Mẹ lập lại những bài học dịu dàng hoà nhã của Mẹ. Với một thế giới ô uế và hão huyền, Mẹ đã đưa ra chứng từ về đức trinh khiết của Mẹ. Với một thế giới già nua, Đức Maria mang đến sự tươi trẻ vĩnh viễn của Mẹ (trích “I Lost The Faith”, - Tôi đã mất đức tin - H.Engelmann, trg.91).

Bảy năm được mùa bội thu của Ai Cập cũng là những năm ân huệ dồi dào Chúa ban cho chúng ta trong cuộc đời. Nếu không biết lợi dụng để tích trử cho đầy kho lẫm linh hồn, thì khi đói kém xảy ra, với những cám dỗ thử thách không chỉ xảy đến, kéo dài trong chốc lát hay trong thời gian ngắn, mà liên tục và kéo dài chí ít cũng không thua thời gian nhận ơn sủng, chúng ta sẽ tàn vong. Những lúc ấy hãy nhớ : “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20). Những lúc ấy chỉ còn cách duy nhất là kêu cầu Mẹ Maria, để Mẹ giúp cứu cho không chỉ một bàn thua trông thấy,mà cả sự sống đời đời. Muốn vậy, phải luôn nuôi dưỡng lòng sùng kính Mẹ, để có Mẹ làm người thủ thành, thì chúng ta tin tưởng vững vàng sẽ chiến thắng Satan và tội ác. Hơn thế nữa, chúng ta góp phần vào chiến thắng của Giáo Hội.của Nước Trời.

Chúng ta vẫn muốn lập lại cho nhau câu nói của Padre Piô :” Đây là di chúc và tài sản ta để lại : HÃY YÊU MẾN ĐỨC TRINH NỮ VÀ HÃY LÀM CHO MỌI NGƯỜI YÊU MẾN MẸ. Hãy luôn lần chuỗi Mai Khôi” (Di chúc thiêng liêng của Thánh Pio Pieltrelcina). Với Mẹ, không còn lo gì thiếu rượu nồng cho cuộc sống Kitô hữu!

Hãy Hát Lời Tình Yêu - Thánh Vịnh 32:

Hy vọng không phải là một phương sách khéo léo để mãi là một điều kiện : nó không có gì thuộc sự lạc quan con người. Nó không phải là một sự thất vọng được nguỵ trang: nó được đặt nền tảng trên đức tin.

Hy vọng không khởi phát từ chúng ta: không phải từ sức mạnh của chúng ta (mà có thể chúng ta đang cậy trông vào); cũng không phải sự lầm than của chúng ta (mà chúng ta có thể bịa ra phương thuốc nầy). Hy vọng khởi từ Thiên Chúa. TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI : đó là nền tảng của đức tin. Tôi tin kính Đức Chúa Trời, mà Lời đã tạo thành thế giới. Tôi tin kính Đức Chúa Trời,Đấng làm chủ tâm hồn con người và thông suốt nó như tất cả mọi sự. Làm sao còn có thể cậy vào sức mình? Thiên Chúa luôn ở đó :”Không có người chúng ta chẳng thể làm được gì” (Ga 15,5). Để tận dụng sự hiện diện của Người, chỉ cần không chờ đợi sự gì ngoài Chúa ra. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói :” Chúng ta nhận lãnh từ Chúa tất cả những gì chúng ta hy vọng”. Thánh Phanxicô Salêdiô cũng nói :”Cái để đo lường ơn huệ Chúa ban,chính là cái để đo lường hy vọng của chúng ta”. Để mặc cho Chúa dẫn lối, đó chính là điều mà người nghèo “thật sự” làm. Người ấy không lệ thuộc vào thế gian : thế gian chẳng làm gì người ấy được.

Giuse Nguyễn Thế Bài

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 20.01.2010. 17:09