Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Con Người đã đến gần (Suy niệm CN33B)

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

TORONTO (Zenit.org).- Bài Suy Niệm Tin Mừng của Cha Thomas Rosica người Basilian, viên chức điều hành chính Tổ Chức các Phương Tiện Công Giáo Muối và Ánh Sáng và Mạng Lưới truyền Hình tại canada, là môt cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.

Truyện Tin Mừng hôm nay được trích từ chương khó nhất sách Tin Mừng Marco (13:24-32) và thường được giải thích như loan báo ngày tận thế.

Maccô 13 thường được gọi là “Tiểu khải Huyền.” Cũng như Daniel 7-12 và Sách Khải Huyền, tiêu điểm của Chương 13, Maccô là một thế giới bắt bớ. Khi chúng ta đọc tổng quát chương này, chúng ta sẽ có thể thấy là chúng ta đang bàn đến ý nghĩa hơn là bàn đến niên đại..

Chúa Giêsu tiên báo việc phá hủy đền thờ (Mc 13:2) gợi lên những câu hỏi mà bốn môn đệ đã hỏi riêng Ngài, liên quan đến thời gian và dấu hiệu khi tất cả những sự này sắp kết thúc (Mc 13:3-4). Câu trả lời cho những câu hỏi của họ là bài diễn từ cánh chung trước cái chết gần kề của Ngài. Câu trả lời chứa đựng huấn giáo và an ủi khuyến giục các môn đệ và Giáo Hội hãy giữ đức tin và đức vâng lời qua những thử thách đối đầu với các ông (Mc 13: 5-13).

Dấu chỉ là sự hoang tàn ghê rợn (Mc 13:14); xem Daniel 9:27), như việc chính quyền Roma xúc phạm đền thờ. Trốn khỏi Jerusalem thì khẩn cấp hơn là bảo vệ thành phố này theo hy vọng cứu thế sai lầm (Mc 13:14-23). Giêrusalem sẽ bị tàn phá (Mc 13: 24-27) trước khi được giải phóng, điều này sẽ xảy ra trước khi thế hệ Kitô hữu đầu tiên kết thúc (Marco 13:28-31)

Không ai trừ Chúa Cha biết được thời gian chính xác, hay là biết ngày quang lâm (Mc 13:32); do đó cần phải tỉnh thức luôn (Mc 13:33-37). Luca đặt ngày quang lâm muộn hơn, sau “thời dân ngoại” (Luke 21:24). Xin xem những ghi chú trong Matthêu 24:1-25,46.

Con Người

Những lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay đề cập tới hai thực tại: chính Chúa Giêsu sẽ thực hiện những bản văn Kinh Thánh Cựu Ước về ngày tận cùng và các môn đệ không phải lo âu về thời giờ chính xác về việc Chúa Giêsu đến lần thư hai. Khi chúng ta đọc câu 26, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là đấng từ trời sẽ đến trong quyền phép và vinh quang.

Như Con Người của Daniel, Chúa Giêsu của Maccô sẽ trở lại và qui tụ những kẻ được Ngài tuyển chọn “từ bốn phương về, từ cuối quả đất cho đến cuôi chân trời” (Mc 13:27). Khi Chúa Giêsu nói, Ngài đã không mô tả một tương lai rực rỡ cho các môn đệ Ngài. Ngài đề cập chính thời kỳ mà các độc giả đầu tiên của Marcô sống và, thực thế, chính thời gian chúng ta sống. Chúa Giêsu báo trước những chiến tranh, động đất và đói khát và gọi đó là “ những cơn đau đầu tiên khi lâm bồn:” những biến cố được tiên báo là dấu chỉ sự khốc hại của thời đại mới, thời đại này sẽ đến cả khi những thế lực của thời cổ ngăn chận nó.

Chúa Giêsu diễn tả cho dân chúng thời đại Ngài tất cả những sự sẽ gây sợ hãi trong dân chúng ngày nay: chiến tranh, băt bớ, tai nạn, gương xấu và dân chúng sống trong sầu khố. Chúa Giêsu báo trước đau khổ như là nền tảng cho hy vọng. Chúng ta được mời gọi chăm chú nhìn lên Ngài! Tôi rất lấy làm an ủi nơi những lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay (vv.29-31): “Khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết rằng Ngài đã đến gần, ngay ngoài cửa. Thầy bảo thật anh em, thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi sự ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy sẽ chẳng qua đâu.”

Minh chứng cánh chung

Minh chứng cánh chung có nhiều hình thức. Thứ nhất, sẽ có những sự phản bội. Chúa Giêsu bị “phản bội” hay là “ bị nộp” vào tay những kẻ tội lỗi để chịu thử thách. Cũng vậy, các đọc giả của Maccô sẽ “bị phản bội” hay là “sẽ bị nộp” cho các hội đồng, bị đánh đập trong các hội đường, và bị gọi ra trước quan quyền và vua chúa. Họ sẽ “bị phản bội” hay là “ bị xử chết” không những do những kẻ thù của họ, mà cũng bởi cha mẹ và con cái của họ, dòng dống của họ!

“Hai là, những Kitô giả và tiên tri giả sẽ xuất hiện, để lường gạt nhiều người.” Những kẻ phỉnh phờ này sẽ hứa giải phóng và thực hiện những dấu và những sự lạ hầu gạt gẫm dân chúng từ bỏ đức tin của mình nơi Chúa Giêsu.

Ba là, sẽ có những thử thách và cám dỗ cả cho những kẻ đang tương đối hưởng an bình và ổn định. Chúa Giêsu nói về loại thử thách sau cùng này trong dụ ngôn kết thúc của Ngài trong chương 13, vế một người đi phương xa, trao quyền cho các tôi tớ của mình và ra lệnh cho người giữ cửa phải “canh gát” hay “tĩnh thức”. Dụ ngôn gợi ý rằng những đọc giả của Maccô có nguy cơ thiếu “canh gát”, ngủ gật. Họ bị đe dọa bởi “những âu lo về thế gian, quyến rũ về của cải và tham muốn nhiều sự,” mà nơi khác Chúa Giêsu cảnh báo có thể làm cho hột giống chết nghẽn trước khi nó nẫy mầm.

Tin Mừng Maccô dạy chúng ta rằng tất cả những ai theo Chúa Giêsu sẽ bị thử thách. Họ sẽ bị thử thách bởi đau buồn lớn lao hay là bởi những kẻ dụ dỗ đầy thế lực, thực hiện những dấu hiệu và những sự kỳ lạ để lường gạt. Họ sẽ bị thử thách bởi những thói quen bình thường của cuộc sống thường nhật và bởi những ước muốn thể xác. Bất cứ hình thức thử thách nào chúng ta phải đối diện, Maccô bảo chúng ta phải tỉnh thức và cầu ngyện, vì nếu chúng ta chia lòng chia trí, chúng ta sẽ thất bại đối với những cơn thử thách và như vậy không sẵn sàng chào đón chủ nhân và sẽ bị buôc tội trước mặt ông khi ông vế.

Chúng ta sẽ bị thử thách, nhưng chứng ta đừng sợ, vì Chúa Giêsu đã thay đổi mãi mãi bối cảnh của thử thách. Bởi vì do sự chịu đựng của Ngài với thử thách, Chúa Giêsu dâng hiến mình làm lễ hy sinh hoàn hảo cho Thiên Chúa, do đó khiến sự thờ phượng trong đền thờ Jerusalem thành lỗi thời. Kể từ nay, “những hiến lễ” thích đáng của người công chính sẽ là những kinh nguyện thực hiện trong cộng đồng quy tụ các tín hữu, hơn là những hy lễ thực hiện trong đền thờ. Thiên Chúa chấp nhận sự hiến tế của Chúa Giêsu là đủ để đền tội cho nhân loại; những kẻ theo Chúa Giêsu do đó được “cứu chuộc” khỏi án phạt đầy phẫn nộ do Thiên Chúa công minh. Họ có thể tin tưởng rằng họ được định hưởng ơn cứu độ.

Cộng đồng những người cầu nguyện

Maccô nói rõ rằng sau khi đền thờ bị phá hủy, cộng dồng những kẻ cầu nguyện sẽ là “nhà cầu nguyện cho mọi quốc gia,” là đền thờ mới do Chúa Giêsu dựng lên. Cầu nguyện chuyên tâm là dấu hiệu của cộng đồng mới này, là đền thờ được xây dựng bằng những viên đá sống động. Nhưng Maccô và các đọc giả của ông đã hiểu ý niệm về sự cầu nguyện chuyên tâm thế nào”? Làm sao chúng ta tiếp tục cầu nguyện một cách như thế, và đâu là hậu quả của việc cầu nguyện như thế trong đời sống hằng ngày? Chúa Giêsu hứa sự cầu nguyện trung thành sẽ được đáp lại, nhưng lời hứa này có điều kiện: Những kẻ cầu nguyện không được nghi ngờ trong lòng.

Trong sự tối tăm và nỗi thống khổ ở Giếtsêmani, Chúa Giêsu tha thiết cầu xin Thiên Chúa cứu Ngài khỏi cơn đau đớn cực độ trước mắt, và Ngài hết lòng tin tưởng rằng Thiên Chúa có thể làm như vậy. Nhưng đông thời, Chúa Giêsu quy phục ý muốn của Thiên Chúa Cha. Sức chịu đựng của Chúa Giêsu, sự chuyên tâm của Ngài, sự quyết tâm gạt qua bên quan điểm riêng về chính mình để theo quan điểm của Thiên Chúa đối với Ngài: đó là chiến thắng trong vườn dưới chân núi Olives. Đối với Maccô, sự cầu nguyện của Ngài trong vườn Giêtsemani là kiểu mẫu cho “các môn đệ bị thử thách “ phải cầu nguuyện.

Bị thử thách

Những xúc tác lớn đánh động chúng ta trong thế giới ngày nay là gì? Chúng ta bị thử thách hằng ngày thế nào? Có phải những kinh nghiệm bị loại bỏ, đau khổ, chết chóc hay mất mát, thiếu thốn và trống trơn đưa chúng ta tới chỗ từ chối Lời hằng sống mà chúng ta đã vui mừng nhận lãnh trước kia? Có phải những quan tâm của chúng ta về tiền bạc, thành công trong nghề nghiệp hay học đường, về sức khoẻ, tử bỏ ma túy, về an ninh việc làm, về địa vị và danh giá, về gia đình hay tình liên đới làm tắt nghẽn lời Chúa đã được gieo trong tâm hồn chúng ta? Có phải chúng ta bị ràng buộc bởi những đam mê như giận dữ, buồn phiền hay tham vọng, không cho chúng ta theo Chúa Giêsu? Có niềm vui nào còn lại trong đời sống của chúng ta chăng?

Tin Mừng trong sách Tin Mừng của Maccô là chúng ta không phải tái diễn sự trung thành của Chúa Giêsu khi bị thử thách bằng sức mạnh của ý chí chúng ta. Chúng ta không phải đối đầu với những thử thách ma quỉ mà không nhờ quyền phép của Thiên Chúa. Chúa Giêsu thành Nadareth đã mãi mãi thay đổi tình huống của chúng ta. [b]Maccô diễn tả Tin Mừng như là sự trợ lực cho kẻ tin khi cầu nguyện[/b]. Cộng đồng Kitô hữu được trợ lực để dấn thân trong việc chuyên tâm cầu nguyện, không thể bị trật bánh do sợ hải, buồn phiền, bắt bớ, hay do những quyền phép phỉnh phờ đang hoạt động trong thế gian. Chúa Giêsu đã chuộc tội cho nhân loại và làm suy yếu chính những thế lực tìm cách tách rời con người với Thiên Chúa. Do đó tất cả mọi sự đều có thể thực hiện khi chúng ta đến với Thiên Chúa trong lời nguyện.

Hình ảnh lớn hơn

Chúng ta đừng bao giờ để mất hình ảnh tổng quát của lịch sử cứu độ khi chúng ta trực diện với những thất bại, những mất mát và những thảm cảnh đời sống thường nhật. Với tư cách Kitô hữu, chúng ta được mời gọi mổi ngày đáp lại những biện chứng hy vọng và u sầu thường bám chặt thời đại chúng ta. Lo âu tập thể có thể dễ dàng trở thành cuồng loạn tập thể trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào.

Đó là lý do tại sao điều rất quan trọng là được thiết lập vững vàng trong Lời Chúa, sống từ Lời đó và sống trong Lời đó. Chính lúc đó chúng ta nhận thức được những lời của tiên tri Daniel (12:1-3) trong đời sống thường nhật của chúng ta. “Nhưng các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, và những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.”

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 22.11.2009. 23:21