Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúng tôi xuống đường vì Đức Kitô (*)

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

Tin Mừng Chúa Nhật XXI TN (Năm B): Ga 6, 61-70

Nếu được phép đưa ra một so sánh những gì xảy ra trong trình thuật Tin Mừng phụng vụ hôm nay, với những gì đang xảy ra trên quê hương Việt-Nam trong những tháng ngày nầy, thì tín hữu Công Giáo giáo phận Vinh là hình ảnh sống động của Tông Đồ Cả Phêrô về tính khí và phản ứng: nóng nảy, bộc trực, nhưng yêu nhiều và dám hy sinh nhiều. Mở cả bốn phúc âm, hể nơi nào có Phêrô, là có ngay bầu khí sống động, có ngay những tuyên bố ‘nẩy lửa’, những ánh mắt, cử chỉ, lới nói, việc làm toát lên sự kính phục, yêu mến và sẵn sàng sửng cồ hoặc tay đôi - kể và vung gươm khi cần - để bênh vực Thầy mình.

Phêrô -Tam Tòa” không chỉ khác với ‘phần môn đệ còn lại – Giáo Hội Việt-Nam”, mà khác cả với “Gioan – Thái Hà”: cả hai đều mau mắn nhiệt thành chạy đến mồ sáng sớm phục sinh. Cả hai tái hiện đúng những gì xảy ra trong ngày Phục Sinh đầu tiên ấy : “Gioan – giáo xứ/cộng đoàn - Thái Hà” tới mộ trước, nhưng chờ “Phêrô – giáo phận Vinh” vào trước. Cả hai đều muốn thưa với Chúa Giêsu và với Hội Thánh : Bỏ Thầy thì rồi chúng con biết theo ai chứ! Lý do lại hết sức giản đơn!

Capharnaum là nơi Chúa Giêsu “khởi sự lập nghiệp”, nơi Người đã “thành công vang dội”, nơi người ta chen lấn nhau để được Chúa đặt tay chữa lành mọi tật bệnh thể xác, tâm hồn và linh hồn. Có khi chỉ cần đụng đến gấu áo Chúa thôi, cũng đã được toại nguyện. Capharnaum :nơi “giá trị lợi dụng” của Chúa Giêsu cao ngất. Nói theo cách thị trường chứng khoán ngày nay:cổ phiếu Chúa Giêsu đang không ngừng tăng điểm, chưa có dấu hiệu đạt trần. Rồi dường như thấy tình trạng nầy kéo dài, sẽ gây ra và làm tăng ảo tưởng về Tin Mừng, về Nước Trời, về cuộc đời môn đệ đích thực, Chúa Giêsu đã dội gáo nước lạnh vào sự ngất ngây, thụ hưởng của đám đông và của chính nhiều môn đệ, với một bài diễn từ dài “chói tai – ai mà nghe thủng!”. Thánh Gioan đưa ra một chí tiết rất ‘đắt’:những lời chê bai nầy không phải đến từ dân chúng (vốn thường gió chiều nào theo chiều nấy), mà chính là từ một số môn đệ. Họ - các giám mục, linh mục tương lai - thấy ngượng ngùng, xấu hổ vì đã trót đi theo một người nói năng “chẳng ra gì”, như ‘thần kinh’. Bao nhiêu lời hay, ý đẹp, cử chỉ toát ra uy quyền đức độ vừa đây thôi, nay chẳng hiểu do ma đưa đường, qủy dẫn lối thế nào, mà Người lại say sưa dài dòng về những chuyện hoang tưởng, kỳ cục. Họ không còn giữ được lịch sự tối thiểu, là âm thầm bỏ đi như ‘dân thường’. Họ phải biện hộ cho hành động bỏ đi của mình. Họ phải cho mọi người thấy họ có lý; còn Chúa Giêsu và Hội Thánh ‘có vấn đề’. Khôn ngoan Á Đông hiện lên trong họ :làm tớ người khôn hơn làm thầy người dại!

Cái ‘dại’ của Chúa Giêsu và Hội Thánh, thì ai cũng đã rõ. Xét về khôn ngoan, thì các cựu môn đệ nầy đã đoán tương lai không sai :tương lai của Chúa Giêsu và của Hội Thánh, - những kẻ ‘không thức thời’, vẫn trung thành bám theo Chúa -, được Thánh Phaolô diễn tả gọn gàng đầy đủ :điên rồ! “Cơn dại – bệnh thần kinh – không chữa trị, không cắt đứt, sẽ dẫn đến điên rồ vô phương cứu chữa (x. I Cor 1, 17 – 25 :Sự rồ dại của thập tự giá). Thập tự giá là địa chỉ đến tất yếu dành cho ‘người dại’,như lời vua Hêrôđê đánh giá về Chúa Giêsu sau nầy (x. Lc 23,11). Nhà thơ trào phúng Tú Xương đã cay đắng biết mấy khi viết :“Thế sự đua nhau nói dại khôn. Biết ai là dại, biết ai khôn”. “Người - Thái Hà,’”người – Tam Toà”, “người xưa trong 130.000 vị tử vì đạo Việt-Nam”,”người xưa – và nay – trong vô số những kẻ biết khổ mà vẫn dấn thân, biết hy sinh mà vẫn vững vàng đi tới, biết chết mà chẳng nao núng”, những người nhà êm cửa ấm không muốn, an bình thảnh thơi không chịu, lại muốn ‘ra đường”, ”xuống đường”, để bị thoá mạ, đe doạ, bắt bớ, đánh đập. Trong thời kỳ ở miền Bắc dậy lên phong trào ‘tíếng hát át tiếng bom”, ở miền Nam với phong trào ‘hát cho đồng bào tôi nghe”, thì cũng có những người từ đó đến nay vẫn giữ tinh thần “chúng tôi xuống đường vì Đức Kitô”, không phải để đấu tranh lợi lộc vật chất, không phải để gieo hoặc giữ tinh thần hận thù, chia rẻ (một thiểu số nhỏ nhoi, nghèo khó, không có khả năng tự vệ, luôn đề cao tinh thần bất bạo động), mà để cho Công Lý và Hoà Bình được sáng tỏ và thể hiện, nhưng là “Tình Thương trong Chân Lý” mà Đấng Đại Diện Chúa Kitô răn dạy. Mầu Nhiệm Nhập Thể là ‘Tình Yêu …”xuống đường”:Nơi Chúa, với Chúa, vì Chúa, không thể xuất phát và kết thúc ở hận thù.

Để kết luận, có hai điều cần phải xác định :

- một là, theo tiêu chí và theo khôn ngoan thế gian, lời nói và hành động của các môn đệ [bỏ đi] là không sai. Quyền tự do chọn lựa của họ cũng không sai. Ngày nay người ta còn dựng lên và nhấn mạnh quyền tự do chọn lựa giết ai,bỏ ai trong quyết định nạo phá thai (Free Choice Act), và núp dưới danh nghĩa nhân đạo, cải tổ công tác chăm sóc y tế (Health Care Reform) hoặc nhân danh nữ quyền bình đẳng (Feminism)…Trong các ‘phong trào” nầy, không hề vắng bóng linh mục, tu sĩ nam nữ Công giáo, mà trong nhiều trường hợp, còn cả giữ vai trò lãnh đạo, cố vấn.

- Hai là, tại sao vẫn thái độ bướng bĩnh, dại dột ‘mãn tính” ấy nơi Phêrô, nơi các môn đệ [ở lại] khác? Câu trả lời diễn tả tuyên bố trứ danh của Thánh Phêrô trong bài Tin Mừng hôm nay, nằm trọn vẹn ở trong đoạn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô :“…đương khi người Do Thái đòi phép lạ, người Hy Lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta rao giảng Đấng Kitô chịu đóng đinh trên cây thập tự, là điều mà người Do Thái lấy làm gương xấu, còn dân ngoại thì cho là rồ dại" (I Cor 1,23)

Lý do Thánh Phaolô (và mọi tín hữu trung thành) đưa ra, là :“Bởi vì sự dồ dại của Thiên Chúa khôn sáng hơn con người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn loài người ta” (I Cor 1,25). Thế thôi! Yêu người mà còn tìm hiểu gia cảnh, còn so đo hơn thiệt, còn nghĩ tới ‘gía trị lợi dụng’, hoặc nghĩ đến thể diện, thì tình yêu ấy giả dối và sẽ sẽ chóng phai tàn. Chỉ cần Thiên Chúa lấy một tiêu chí nhỏ nhất – theo tinh thần thế gian - để soi rọi, áp dụng, thì không bao giờ đã có Mầu Nhiệm Nhập Thể, Ơn Cứu Chuộc. Nói gì đến Mầu Nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh. Thánh Phêrô hoặc ‘người Thái Hà”, “người Tam Tòa”, ‘người vị tử vì đạo – 130.000 ở Việt-Nam hay là con số đông đảo trong Hội Thánh”, đều không kịp suy nghĩ, tính toán, cân-đong-đo-đếm việc ở hay đi, mà chỉ biết “vác thập giá mình mà theo Chúa” (x. Mt 16,24). Câu trả lời mau mắn, nhiệt thành của Thánh Phêrô là lời tái khẳng định câu tuyên xưng đức tin của Ngài :“Thầy là Đấng Kitô, Con Chúa Trời hằng sống”. Đó cũng là nền tảng của Hội Thánh, lý do hiện hữu và tồn tại của Hội Thánh, vì Phêrô là Đá - Tảng Đá Góc Tường.

 Chúa Giêsu không chỉ là chiếc la bàn như kiểu Chiếc la bàn vàng trong tập tiểu thuyết và bộ phim cùng tên Harry Potter (The Golden Compass), được mô tả là dụng cụ mà người sử dụng có thể nhìn vào quá khứ để biết được nguyên nhân một sự việc đã xảy ra, hay nói một cách đơn giản:chiếc la bàn này luôn trả lời chính xác được mọi câu hỏi. Theo Chúa Kitô, phải ‘xuống đường’, nghĩa là hiểu được mình theo ai, mục đích gì và như thế nào; biết rõ những hy sinh không định đoán trước được, trung thành với chọn lựa của mình, khi mà nhiều người đã và sẽ bỏ Chúa, bỏ Giáo Hội, kể cả khi Lời Tin Mừng đi ngược với tư tưởng và hành động của nhân thế, kể cả khi giáo huấn của Giáo Hội nghe chói tai, chẳng chút hợp tình hớp lý. Chúa không phải là chiếc la bàn, cho dù hướng Chúa chỉ cho không bao giờ thay đổi và luôn đúng. Quan trọng là sự dấn thân. Lời Chúa không đem ra một giải pháp ‘mì ăn liền’ hoặc chế biến sẵn. Chọn lựa và đi theo là ở chúng ta. Chúa chỉ là Đấng mà bước đầu chúng ta khẳng định sẽ đi theo, vì bỏ Chúa, ‘chúng con rồi biết theo ai!”

Khác với những cuộc ‘xuống đường’ mang mầu sắc đấu tranh chính trị, luôn chứa đầy hận thù, chia rẽ và ẩn dấu những mưu đồ địa vị, lợi lộc cá nhân và đảng phái, cuộc ‘xuống đường vì Chúa Kitô” phải được nung nấu bằng tinh thần mà Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nhấn mạnh :” HÃY GIỮ VỮNG CHÂN LÝ TRONG YÊU THƯƠNG VÀ HÃY LUÔN YÊU THƯƠNG TRONG CHÂN LÝ” (Maintain the Truth Lovingly and always Love Truthfully, Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II). Ở tận cuối mỗi cuộc xuống đường với Chúa Kitô, phải xuất hiện cảm thông, liên đới và yêu thương, những điều kiện ắt có và đủ cho Công Lý và Hoà Bình ngự trị bền vững. Đấu tranh mà dẫn đến chia rẽ,hận thù, là đi ngược với Tin Mừng

(*) ĐK. Chúng tôi xuống đường vì Đức Ki-Tô. Hét lớn tin mừng cứu chuộc. Hỡi loài người này hãy im nghe. Hỡi loài người này Chúa yêu ta.

+(PK 4) Giữa sao trời lấp lánh (u oa). Giữa vũ trụ cao xanh (u oa, u oa).Giữa cuộc đời tranh đấu (u oa).Muôn màu cờ chói lòa (u oa, u oa). Trong thanh bình (hự). Trong đao búa (hự) Trong âm thầm (hự). Trong hoan ca (à a a hay).

Đường Tình Chúa Dẫn Con Đi 11
Hãy Hát Lời Tình Yêu - Thánh Vịnh 11:

Tâm hồn thanh tịnh, với Kitô hữu, căn bản là yêu cái thật, tôn sùng và kính trọng cái thật. Đó là nơi mọi sự bén rễ. Đó là nơi mọi sự có thể hoà vào. Chân lý, Lòng Trung Thành, Sự Ngay Thẳng, đó là “những vũ khí của sự sáng” (Rm 13,12) mà Kitô-hữu không thể chấp nhận thay thế bằng những vũ khí khác :“những gì không bắt nguồn từ một xác tín, là tội lỗi” (Rm 14,23). Chiến thắng của lòng trung thành là một chiến thắng khó khăn, một chiến thắng đòi hỏi nhiều thời gian và kiên trì. Nó không cho phép những thành công kiểu con người. Trong khi đó lời dối trá và sự bất trung bất nghĩa, khi rơi vào tay kẻ tội lỗi, sẽ dễ dàng trở thành những vũ khí nham hiểm. Nó luôn quay lại chống kẻ nào dùng nó, nhưng trước khi đó nó đã gieo mầm độc hại. Và vì thế lời dối gian được nhìều người ưa thích. Nhưng đức tin nhìn cao hơn và xa hơn. Đức Chúa là chân lý. Ai trung thành với chân lý, thì ở với Người. Sớm hay muộn, lòng tin của kẻ ấy sẽ được tưởng thưởng. Chúa chê ghét lời gian dối và những kẻ bị lừa dối sẽ được Chúa đỡ nâng. Thánh Vịnh 11 là lời cầu nguyện phù hợp cho thời đại mà lời nói trước hết là công cụ chinh phục, bất chấp chân lý.

Giuse Nguyễn Thế Bài

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 25.08.2009. 16:00