Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúng ta cần mở cửa để đón nhận ánh sáng của Thiên Chúa

§ Tú Nạc

Lễ Chúa Hiển Linh (Isaiah 60:1-6; Psalm 72; Ephesians 3:2-3, 5-6; Mathew 2:1-12)

Ánh sáng và sự tối tăm tạo thành một biểu tượng kinh thánh đầy quyền lực cho sự tương phản giữa Thiên Chúa và tội lỗi cùng những u mê của con người. Biểu tượng này là nỗi xót xa nhất của chúng ta trong lúc cho riêng mình, vì chúng ta thường xuên đối diện với sự tối tăm: bạọ lực, sự thử thách cam go về nhu cầu kinh tế, và cuộc khủng hoảng chung của đức tin và ý nghĩa.

Nhưng sự tối tăm được liên kết tới sự nhận thức và nâng cao nhận thức của chúng ta, vì nơi mà chỉ một vài người nhìn là bóng tối và nỗi u sầu, người khác lại trải qua ánh sáng rực rỡ. Ngôn từ Isaiah đã được viết cho những ai trải qua những tăm tối tràn trề trong trạng thái hủy diệt, sự lưu đày và phân chia xã hội. Nó gây ra nhiều linh hồn – tìm kiếm và phản ảnh, thậm chí còn có cả những câu hỏi nguyền rủa đức tin. Nhưng ánh sáng của Thiên Chúa có tầm chiếu xa hơn và mạnh mẽ hơn bất kỳ sự tối tăm nào mà con người tạo ra, và đó là thông điệp của hy vọng. Israel sẽ phục hôì tinh thần từ thảm họa và trở thành đèn hiệu của ánh sáng cho những người khác. Trong một kiểu dáng tương tự, chúng ta không bao giờ ghi chép cho việc tính toán – chúng ta không thể phục hồi những khó khăn của riêng mình nếu chúng ta không mở cửa đón nhận Thiên Chúa. Niềm xúc động sâu sắc cùng những nỗi đau tâm hồn cũng như những oán hờn mà chúng ta chịu đựng có thể trở thành cội nguồn của sự khôn ngoan, thiêng liêng thánh thiện. Trong lúc của riêng mình, chúng ta có thể xác tín rằng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ được biểu hiện bằng những phương cách thích hợp đối với hoàn cảnh của chúng ta.

Nhưng ánh sáng của Thiên Chúa không phải là gì mới mẻ vì nó đã được biểu trưng trong một hoạch định tiềm ẩn mà đã – đang và sẽ được mở ra cho mọi thời đại, bao hàm và hiệp nhất cho mọi dân tộc trên trái đất.Ánh sáng này được tỏa sáng tràn đầy trong sự nhập thế, tử nạn, và phục sinh của Chúa Jesus. Đã có một cuộc đấu tranh dai dẳng để biểu hiện một cách đầy đủ những sự việc liên quan của kế hoạch tuyệt diệu ấy. Cuộc chiến giằng co trong trái tim và ký ức con người còn tiếp tục: một Thiên Chúa cụ thể, một giới hạn và kiểm tra một cách cẩn thận, hoặc một Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, người mà vượt qua mọi rào cản và những mối bất hòa.và kế hoạch của Thiên Chúa tiếp tục mở ra. Nhưng ánh sáng cũng phải được phân phát, và cách duy nhất chúng ta nhận lãnh ánh sáng của Thiên Chúa để được tinh khôi và mở cửa đón nhận.

Ba nhà thông thái không phải là những vị vua, nhưng có thể là những thầy tế lễ người Ba-Tư (Iran ngày nay), và những thánh nhân, họ đã đọc được những việc làm của Thiên Chúa thông qua những vì sao, vì rằng những vì sao là mối tư duy liên kết với lĩnh vực con người. Sự ra đời của những nhân vật vĩ đại luôn luôn đựoc báo trứơc bởi những dấu hiệu trên bầu trời. Rõ ràng là họ tin rằng nhân vật tinh thần vĩ đại này, người mà họ tìm kiếm sẽ là người nào đó của một sự kiện phổ quát. Niềm mong mỏi ánh sáng cùa họ và lối vào của họ tới sự tác động tâm hồn đã thôi thúc để bắt đầu bằng sự bình yên của quê hương và hệ thống đúc tin của mình, và đồng thời để đi đến bất cứ nơi đâu mà ánh sáng dẫn dắt họ.

Nhưng những gì xuất hiện như ánh sáng và niềm vui để tạo ra sự sợ hãi và giận dữ cho người khác. Những nhà thông thái có lẽ đã hoàn toàn không hiểu Jesus và những gì Ngài sẽ làm. Nhưng họ nhận ra sự hiện diện và những việc làm của Thiên Chúa đã vựợt qua những trở lực. Họ đã từ bỏ sự sợ hãi, hân hoan trứoc sự hiện diện của ánh sáng mầu nhiệm với một cung cách ngạc nhiên và duy nhất như thế. Mặt khác, Herod đã sợ hãi vì ông đã thấy rõ rằng Chúa Jesus đến có nghĩa thế giới sẽ thay đổi to lớn, bắt đầu bằng việc đòi hỏi quyền lực của con người. Điều mong muốn duy nhất của ông ta là phá tan ánh sáng trước khi nó có thể, thậm chí đã khởi phát.

Hôm nay chúng ta đang ở đâu? Chúng ta không thể không không thừa nhận rằng những việc làm của Thiên Chúa đã hoàn thành hoặc ngày lễ Ba Vua đó chỉ là một vài biền cố trong quá khứ xa xôi. Đó là quá trình phát triển thiêng liêng không ngừng. Thiên Chúa không tự bộc lộ với chúng ta sự thay đổi và sự thử thách bao giờ. Giữa lúc khiếp sợ ghê gớm và tuyệt vọng, chúng ta cần thiết thứ ánh sáng đó. Nhưng nó có thể dến với chúng ta một cách bất ngờ và ở những nơi chúng ta không mong đợi. Nó sẽ kêu gọi những cái mai một trong quá khứ và còn tồn tại trong ta. Chúng ta đừng bỏ lại những vấn đề tới thế giới của nhũng Herod, hoặc một thiểu số herod, chúng ta có thể mang theo tùy khả năng của chúng ta. Chúng ta có trí tuệ và trái tim đủ để dung nạp, đáp ứng và làm theo không? Vì sao trong câu chuyện nay là dấu hiệu của sự hiện diện và hướng dẫn của Thiên Chúa muôn đời. Nó luôn luôn hiện hữu chỉ cần chúng ta biết nơi và cách tìm kiếm nó.

(Nguồn: Regis college)

Tú Nạc

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 31.12.2008. 10:09