Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XXXII Thường niên -C

§ Lm Jude Siciliano, OP

2 Macabê 7: 1-2, 9-14; T.vịnh 16; 2 Thêxalônica 2: 16- 3:5; Luca 20:27-38

Chúa Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem. Đi đến đâu là rao giảng đến đó cho nên thu hút rất nhiều người tham dự và lắng nghe. Chúa Giêsu đã thể hiện bước đi vinh quang khi tiến vào Giêrusalem. Trên đường đi rao giảng; Ngài đã làm cho các lãnh đạo tôn giáo thất vọng và chống đối Ngài rất kịch liệt, và họ tìm cách gài bẩy Ngài. Bài phúc âm hôm nay là một nổ lực khác của họ tìm phương cách chống lại Chúa Giêsu và đồng thời làm mất uy tín của Ngài.

Lần này là những người thuộc nhóm Xa-Đốc tìm cách gài bẩy Chúa Giêsu. Thái độ giả dối của họ rất rõ ràng, vì họ hỏi Chúa Giêsu về đời sống sau này. Thánh Luca báo trước cho chúng ta biết mục đích cạm bẩy của họ. Người Xa-đóc chủ trương "không có sự sống lại ngày sau". Họ chưa hề có tư tưởng gì về sự liên hệ trong đời sống sau này? Họ đã có sẳn câu trả lời cho câu họ hỏi của họ khi đặt ra cho Chúa Giêsu, vì họ không tin là có sự sống lại.

Trong nổ lực tìm cách gài bẩy Chúa Giêsu, những người Xa-Đốc nêu lên những gì ông Môsê đã viết là một cách tạo ra lập luận để chống lại sự sống lại. Họ đặt một tình huống giả định:7 anh em trai lấy một người vợ. một người lấy vợ rồi chết không để lại con, và cứ như thế 7 người đã lấy một bà vợ và đều chết cá. Người Xa-Đốc hỏi Chúa Giê su, vậy trong đời sống sau này "người phụ nữ ấy là vợ của người nào?".

Không biết lúc đó có phụ nữ nào nghe những đối đáp chăng và tôi tự hỏi nếu họ nghe được những câu đối đáp mà người Xa-Đốc nói về một phụ nữ lấy chồng từ người này sang người khác thì họ sẽ nghĩ sao? Người Xa-Đốc không tôn trọng phụ nữ, ngay cả trong thế giới tôn giáo của họ cũng thế. Nhưng, rõ ràng trong phúc âm các mẫu chuyện về giới nữ của Chúa Giêsu, thì họ có một thế giá rõ ràngị.

Trong tất cả 4 phúc âm, Chúa Giêsu có những phụ nữ trung thành theo Ngài như là môn đệ. Khi các môn đệ nam của Ngài bỏ trốn hết lúc Ngài bị bắt. Thì các phụ nữ không như thế, họ đứng chôn chân dưới chân cây thánh giá. Và hơn nữa, vì người Xa-Đốc chông đối với sự sống lại, thế nên chính là giới nữ là người đầu tiên xem thấy mộ trống của Chúa Giêsu. Trong phúc âm thánh Mathêu và thánh Gioan phụ nữ là giới người đầu tiên thấy được Chúa Giêsu sống lại. Trong tất cả 4 phúc âm phụ nữ là người được giao phó đem tin mừng Chúa Giêsu sống lại cho các môn đệ khác.

Người Xa-Đốc dùng lời dạy của ông Môsê (Đệ Nhị Luật 25: 6-10) để nói về việc khi một người đàn ông chết không để lại con trai. Người em trai của người chết đó sẽ cưới bà góa. Ông Môsê dạy về việc chống lại những ảnh hưởng của cái chết trong một cộng đoàn nhỏ và mong manh. Sự chết có thể làm cho người ta bị thất bại. Nhưng, mặc dù trong một việc nhỏ, một người em trai cưới vợ của người anh đã chết để sinh con có thể là một thắng lợi, một thắng lợi nhỏ vượt qua cái chết.

Chúa Giêsu không thách thức luật của ông Môsê, và Ngài cũng không nói rõ chi tiết về sự liên hệ của con người trong đời sống sau này. Trái lại, Ngài nói về sự khác biệt giữa con cái "đời này" và những người thuộc "đời sống sau này". Ông Môsê nói về hoàn cảnh của đời này. Về đời sống lại ngày sau, mọi sự sẽ thay đổi và sẽ khác biệt. Sự chết không có quyền cuối cùng trên đời sống của chúng ta. Sự liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa và với dân của Thiên Chúa sẽ tiếp tục sau khi chúng ta chết. Rồi Chúa Giêsu dùng lời ông Môsê đẻ chứng minh lời Ngài nói: Thiên Chúa của ông Môsê là Thiên Chúa của người sống, ngay cả của những người như đã chết như ông Abraham, ông Isaac và ông Giacob. Tất cả những ai có đời sống của Thiên Chúa đều là những người còn sống. Thiên Chúa là Chúa của người sống và "với Thiên Chúa mọi người đều sống".

Phúc âm thánh Luca không viết ra để chứng minh những điều về thần học cho một ít người Xa-Đốc. Thính giả thánh Luca la một cộng đoàn tín hữu. Như ông Abraham, ông Isaac, và ông Jacob, và tất cả những người đàn ông và đàn bà là tổ phụ của chúng ta trong đức tin. Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của người sống. Thiên Chúa không để sự liên hệ của chúng ta tan rả sau khi chúng ta chết. Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, là Đấng cho chúng ta sự sống, và là Đấng cam đoan sự sống lại ngày sau. Chúng ta có thể không biết bàn tiệc trên thiên đàng sẽ được sắp đặt như thế nào. Và chúng ta cũng không biết các thực phẩm sẽ dọn ra như thế nào. Nhưng, chúng ta biết là chúng ta sẽ có cuộc sống mới với Thiên Chúa và với nhau. Thật ra, đời sống phục sinh đẫ bắt đầu cho những ai đã tin vào Chúa Giêsu.

Sự chết như xen vào liên hệ giữa chúng ta và các người thân thương. Nhưng, Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Thiên Chúa, Đấng đã ban sự sống cho loài người, Thiên Chúa của ông Abraham, ông Isaac, và ông Giacob ban đời sống đời đời cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Thật thế, đời sống mới của chúng ta bắt đầu qua Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu nói với người Xa-đốc: "vấn đề nan giải của các ông là các ông nghĩ sự sống lại chỉ là sự tiếp nối với đời sống bây giờ. Nhưng, thật ra hoàn toàn khác hẳn". Chúa Giêsu nói những ai được sống lại không thể chết được nữa, nhưng sống như các thiên thần. Nếu những người đi trước chúng ta chỉ là kẻ chết thì Thiên Chúa là Chúa của kẻ chết, không có gì khác hơn là Chúa của bóng tối của sự chết. Nhưng, sự sống mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta chính bởi Thiên Chúa của kẻ sống và là một sự sống hoàn toàn biến đổi.

Thật đau đớn biết bao khi nhớ đến đời sống của những người đã chết. Chính Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy tin vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống và Ngài đã không tạo ra cái chết cho chúng ta, nhưng ban cho la cho sự sống. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẵn sàng chịu đau khổ về cái chết bằng thân xác của loài người để giúp chúng ta không còn lo sợ và cũng cố niềm hy vọng trong mổi người chúng ta trong quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa cho chúng ta vượt qua tội lỗi và sự chết.

Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của sự sống. Vậy thi không chỉ trong đời sống ngày sau mà cả đời sống hiện nay nữa, mỗi khi chúng ta gặp sự chết. Phúc âm hôm nay xứng hợp với tháng 11, là tháng chúng ta nhớ và mừng những người thân thương đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta sống lâu chừng nào thì danh sách người thân thuộc và thân thương đã qua đời càng thêm đông hơn. Đó có phải là chương sách cuối cùng của lịch sử riêng của chúng ta hay không? Khi chúng ta qua đời thì sách về đời sống của chúng ta kết thúc và đề trên ngăn tủ đầy bụi bặm với lịch sử đời sống của những người đã ra đi trước chúng ta phải không? Hay có một cuộc sống đang chờ đợi chúng ta ở bên kia cõi chết? Và hơn thế nữa, có sự sống nào cho chúng ta ở đây trong khi chúng ta trãi qua những cái chết khác, hay có nhiều người trong chúng ta có kinh nghiệm về cái chết trong cuộc sống này?

Sau khi một người phối ngẩu chết, có đời sống nào còn tồn tại nữa hay không? Sau khi một căn bệnh tới lúc thuyên giảm, làm cho cơ thể chúng ta trở nên suy yếu vậy có còn sự sống hay không? Có cuộc sống mới đang chờ chúng ta khi một mối quan hệ lâu dài bị tan vỡ, hay ly hôn làm chấm dứt đời sống hôn nhân của chúng ta? Bây giờ chúng ta già đi, thấy cuộc sống mỗi ngày có nhiều trắc trở và hạn chế? Có cuộc sống nào khác sẽ xảy ra trong lúc sự nghiệp chúng ta bị sụp đổ, làm chúng ta phải bán nhà? Mỗi khi có sự thay đổi việc làm khiến chúng ta phải dọn nhà đi một vùng miền khác trong đất nước, nơi chúng ta không có bạn bè; vậy có còn sự sống của chúng ta khi thiếu vắng bạn bè hay không? Khi con cái chúng ta lớn lên chuyển đi xa, chúng ta không biết làm cách nào sống với đời sống mới, khi thiếu vắng chúng nó hay không? Khi chúng ta thi đậu tốt nghiệp ra trường và để bạn bè quen thuộc ở lại, thi còn có sự sống nữa hay không?

Những người Xa-đốc chất vấn Chúa Giêsu có thể nhún vai vì họ không biết. Họ muốn Chúa Giêsu chứng minh đời sống lại ngày sau bằng cách đặt ra một câu chuyện giả định với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không miêu tả đời sống xã hội của đời sau như họ muốn, và Ngài cũng nói đến những tò mò chúng ta sẽ gặp trong đời sống ngày sau. Chúa Giêsu nói điều quan trọng là chúng ta sống bây giờ và sẽ sống trong bàn tay của Thiên Chúa là Thiên Chúa của sự sống, Thiên Chúa của các tổ phụ Do thái của chúng ta, và Thiên Chúa của Chúa Giêsu là Đấng yêu thương chúng ta với tình yêu thương mà Chúa Giêsu chứng tỏ cho chúng ta bằng cách tiếp tục giảng dạy, về Thiên Chúa của tình thương, của lòng tha thứ và sự chửa lành cho tất cả. Chúa Giêsu nói "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống"

Vậy Chúa Giêsu có miêu tả chi tiết về đời sống ngày sau hay không? Không đâu. Ngài cam đoan với chúng ta là chúng ta nên tin vào lời Ngài, và Thiên Chúa ban sự sống mà Ngài mặc khải cho chúng ta. Thiên Chúa không muốn đợi đến đời sống ngày sau, nhưng Ngài đã ban cho chúng ta cuộc sống mới với hy vọng nó được triển khai cho chúng ta. Đó là Thiên Chúa mà chúng ta biết qua các câu chuyện trong Kinh Thánh mà chúng ta nghe trong lúc chúng ta thi hành phụng vụ tại bàn thờ hôm nay. Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết đã hứa sẽ ban cho chúng ta sự sống lại nữa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm C CN32

Đọc nhiều nhất Bản in 07.11.2019 15:44