Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B

§ Lm Jude Siciliano, OP

Đệ Nhị Luật 6: 2-6;; Tvịnh 17; Do Thái 7: 23-28; Máccô 12: 28b-34

Trong bài phúc âm hôm nay có một nét nhấn hoàn toàn thuyết phục đáng nói ở đây là: Khi một vị kinh sư hỏi Chúa Giêsu; "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? "Chúa Giêsu trả lời, và vị kinh sư đó hoàn toàn đồng ý "Thưa Thầy, hay lắm..." Lúc đó là dịp trao đổi giữa hai người, một người Do thái sống nghiệm nhặt theo truyền thống và một Kitô hữu chính thống có cùng một ý niệm là hoàn toàn đồng ý đặt tình yêu mến Thiên Chúa đứng trên hết tất cả các lề luật tôn giáo và các việc trung thành và tuân giữ. Tình yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi của lễ hy tế nơi chúng ta và khi nào hoạt động vì tình thương người thân cận phải chứng tỏ xuất phát từ tình yêu mên của chúng ta với Thiên Chúa. Tình yêu mến Thiên Chúa sẽ hiện thật khi tình yêu thương người thân cận của chúng ta được thể hiện. Vì Thiên Chúa thật sự đến với chúng ta qua các người anh em của chúng ta. Bài đọc thứ nhất hôm nay và bài phúc âm có những điểm tương đồng với nhau.

Trong sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê tập họp dân Israen bên bờ sông Giôđan. Dân Israel sửa soạn chiếm giữ vùng Đất Chúa Hứa. Nhưng, ông Môsê sẽ qua đời trước khi họ băng qua sông Giôđan. Đây là mảnh đất hứa cuối cùng mà Ngài hứa cho dân Ngài. Thế nên ông Môsê nhắc cho dân Israel, là họ phải nhớ là họ chỉ có một Đức Chúa duy nhất, và họ phải yêu mến Ngài hết lòng, hết sức và hết trí khôn. Sự việc đó ghi rõ trong bài đọc thứ nhất. Nhưng, sách Đệ Nhị Luật đã được viết ra rất lâu sau khi xãy ra sự kiện này, khi đất nước Israel được thịnh vượng trên Đất Chúa Hứa. Vì thế nên ghi chép lại sự nhắc nhở này để nên như một quy định được áp dụng cho hôm nay.

Dân Israel đã định cư an toàn và trong tình huống này, một dân tộc và một tôn giáo có thể trở nên tự mản và bị tha hóa dựa trên ý nghĩ là họ đang hùng mạnh. Bởi thế, lúc nhắc đến lời khuyên bảo của ông Môsê, sách Đệ Nhị Luật kêu gọi dân Israel giảm bớt sự tự cao và hảy trở về với Đức Chúa. Họ được nhắc đến quyền thế và uy tín của ông Môsê để họ nhớ lại lòng trung thành của họ trước kia, nhờ đó mà Đức Chúa là Đấng đã cứu họ ra khỏi kiếp lưu đày. Khi đất nước Israel bị suy bại và bị bắt đi lưu đày, thì những người bị lưu đày nhớ lại sự xuẩn động của họ khi họ dựa vào quyền lực chính trị và quân sự, và họ quên rằng, Đức Chúa là Đấng Tạo Dựng và nâng đở cho sự hùng mạnh đó. Những người bị đi lưu đày bấy giờ khiêm cung nhớ lại lời ông Môsê khuyên bảo trước khi họ được tái sinh khi vào Đất Chúa Hứa, và một lần nữa họ sẽ quay về với Đức Chúa và yêu mên Ngài "hêt lòng, hết sức và hết trí khôn họ ".

Lời của ông Môsê đối với chúng ta bây giờ có thể tìm thấy ở nơi khác trong cuộc sống chúng ta. Đối với những người trung thành sống đức tin, hôm nay là dịp để tuyên xưng quyết định chúng ta theo Chúa và phụng thờ Ngài, và được nuôi dưởng bởi bí tích Thánh Thể này để được tiếp tục làm tôi tớ trung kiên. Những người khác nhận thấy họ tự sống được với “tinh thần độc lập” của họ do vậy họ được nhắc nhở là việc trung thành đầu tiên của họ là dựa vào Thiên Chúa, do vậy những điều gì khác phải xem là đứng hàng thứ yếu và có thể dễ dàng bị lấy đi. Cuối cùng, có thể có một số trong cộng đoàn giáo hội, họ sống như những người bị lưu đày và thế giới của họ bị chao đảo và sụp đổ. Thế nên họ cần đổi mới niềm hy vọng. Họ nên nghe lời của ông Môsê nhắc là chúng ta được kêu gọi để được yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, vì đó là điều thứ nhất Thiên Chúa làm cho chúng ta. Ngài đã thương yêu chúng ta vô vàn "hết lòng, hết sức, hết trí khôn". Một Thiên Chúa như thế sẽ đến giúp những người đang bị lưu đày trong sự chao đảo và tan vỡ của vật chất vì Thiên Chúa là tình thương.

Hôm nay chúng ta nên thận trọng chỉ nói về một điều răn: thương yêu Thiên Chúa và người thân cận. Điều răn phải yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn không phải là lời của Thiên Chúa dùng quyền uy của Ngài để đàn áp người nô lệ phải hoàn toàn vâng phục. Chúng ta không thể nào đòi hỏi lòng yêu mến theo cung cách áp đặt từ Thiên Chúa tối cao. Ông Môsê kêu gọi dân Israel hãy yêu mến như thế vì họ đã được Thiên Chúa chọn trong ý thức tự nguyện. Trong 40 năm trời đi trong sa mạc, họ được biết Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu. Ông Môsê khuyên họ nên đáp lại "hết lòng, hết dạ và hết sức họ" trong sự cảm nhận tình thương yêu của Thiên Chúa đã làm biến đổi tâm hồn họ.

Sự thay đổi đó nhờ được tình yêu thương của Thiên Chúa tác động tận trong thâm tâm chúng ta đến Thiên Chúa được diễn tả trong sự tuôn trào tình yêu thương tứ chúng ta đến người thân cận. Cũng như ông Môsê, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta yêu mến Thiên Chúa với hết sức sống của chúng ta vi sự sống và sự chết là hình ảnh của tình yêu thương của Thiên Chúa cho mỗi người trong chúng ta. Chúa Giêsu nhắc chúng ta là Thiên Chúa phải là trọng tâm của đời sống chúng ta bằng cách nêu lên lời trong sách "Shema" nói về dân Israel tuyên xưng đức tin và tình yêu mến của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tưởng tượng Chúa Giêsu nhớ ngay lời trong sách Đệ Nhị Luật, vì Ngài là người Do thái sùng đạo, và Ngài đã cầu nguyện sớm chiều "nghe đây, hởi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất!". Chúa Giêsu nói lên ý nghĩ trong sách Torah, và Ngài trả lời vị kinh sư với lời trong sách Đệ Nhị Luật, và tuyên xưng là tình yêu mến Thiên Chúa là điều thứ nhất trong những điều chúng ta chú trọng và mong muốn.

Các vị kinh sư có thể kể 613 giới răn trong sách Torah. Trong các giới răn đó, 248 điều là "tuyệt đối", và và 365 điều "tương đối". Các kinh sư bàn cãi điều răn nào "nặng" và điều răn nào "nhẹ". Bởi thé trong phạm vi tôn giáo điểm cần bàn cãi là điều răn nào là điều răn "thứ nhất" hay quan trọng nhất. Bởi thế vị kinh sư mới hỏi Chúa Giêsu. Trong lời Chúa Giêsu đáp lại, Chúa Giêsu chú giải hai điều răn trích bởi Kinh Thánh Do thái, và làm như thế, Ngái chứng tỏ không có điều răn nào có thể trả lời đầy đủ cho câu hỏi của vị kinh sư. Khi Chúa Giêsu đặt hai điều răn liên kết lại với nhau, Ngài muốn diễn tả là hai điều răn đó gom lại sẽ trở nên là một điều răn lớn. Do vậy, các người Do thái sùng đạo không thế nào nói là Chúa Giêsu đã bỏ qua những điều răn còn lại trong sách Torah. Điều họ đã nghe là Chúa Giêsu làm lề luật trở nên đơn giản hơn để tiện việc tuân giữ.

Điều răn thứ hai là bởi sách Lêvi (19: 18) giả định là mọi người thương yêu bản thân mình, che chở và săn sóc, và lo lắng cho những điều bản thân họ cần đến. Chúa Giêsu thách thức là chúng ta có tỏ tình thương yêu đối với người thân cận hay không? Trong quan điểm của Cựu Ước, có khái niệm hẹp về người "thân cận" là ai?: Có thể là người trong gia đình, hay người cùng quốc gia, Trong lời dạy của Chúa Giêsu, nhất là dụ ngôn người Samaritanô tốt lành, Ngài nới rộng ý nghĩa "người thân cận" ra khỏi bối cảnh cùng chủng tộc hay cùng tôn giáo. Đối với Ngài, yêu mến Thiên Chúa và người thân cận không phải là điểm "thứ nhất" và "thứ nhì", nhưng cả hai là điều răn lớn hơn tất cả các điều răn khác.

Vị kinh sư hiểu và đồng ý với Chúa Giêsu. Vị kinh sư nói là luật yêu mến Thiên Chúa và người thân cận lớn hơn tất cả các điều răn và luật lệ về việc tế lễ. Phụng vụ trong Đền Thờ và tế lễ phải đứng hàng nhì và việc yêu mến Thiên Chúa và người thân cận là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ. Chúa Giêsu nói là vị kinh sư trả lời một cách khôn ngoan, và Ngài bảo "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!" Nhưng vị kinh sư đã có trí khôn ngoan và đồng ý với Chúa Giêsu thì ông ta không còn thiếu gì nữa phải không?

Theo lời Chúa Giêsu dạy, vị kinh sư còn phải lãnh nhận Nước Thiên Chúa trong lúc còn nhỏ. Ông ta còn cần phải chấp nhận ông ta không thể nào vào Nước Thiên Chúa qua việc làm nào khác và ông ta phải hoàn toàn tùy thuộc Thiên Chúa để được lãnh ơn sũng vào Nước Thiên Chúa. Rồi khi ông ta là thành phần của Nước Thiên Chúa, ông ta phải tuân giữ điều răn Chúa Giêsu dạy về yêu mến Thiên Chúa và người thân cận. Hãy nhớ là phúc âm thánh Máccô mở đầu vơi lời hứa của ông Gioan Tẩy Giả là có Đấng quyền thế hơn ông ta đang đến sau ông ta, và Người sẽ làm phép rửa cho mọi người trong Thánh Thần (Mc1: 7-8) Đời sống mới mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là do từ ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta thực hiện lề luật của tình thương mà Chúa Giêsu đã nói với vị kinh sư. Chúa Giêsu nói vị kinh sư "không còn xa Nước Thiên Chúa đâu". Nhưng ông ta chỉ có thể vào Nước Thiên Chúa với ơn sũng do Thiên Chúa ban.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B CN31

Đọc nhiều nhất Bản in 01.11.2018 14:18