Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XXVI Thường Niên -B

§ Lm Jude Siciliano, OP

Dân số 11: 25-29; Tvịnh 18; Giacôbê 5: 1-6; Máccô 9: 38-43, 47-48

Bạn nghĩ gì khi có người gọi điện thoại cho bạn từ một văn phòng luật sư lớn muốn nói chuyện với bạn? Có thể có một số luật sư đến gõ cứa nhà bạn để thăm bạn trả cho bạn một khoản phí do về một thỏa thuận được bạn đồng ý. Bạn có muốn nhận được một bức thư do một giám đốc của một tập đoàn quốc tế lớn và giàu nhất thế giới không? Vậy thì, đây là việc bạn cần phải làm là: Nếu bạn đang kinh doanh cà phê trong một khu phố nhỏ, hãy đặt tên mới cho quán cà phê của bạn là "Starbucks". Hay nếu bạn đang là một huấn luyện viên một đội banh nhỏ thì ghi tên mới trên đồng phục của đội banh là "Microsoft Meteors", Bạn cũng có thể đặt tên cửa hàng bé nhỏ của bạn chuyên sữa máy vi tính là "Apple Shop" .

Chẳng bao lâu trước khi điện thoại bạn sẽ reo và thùng thơ của bạn sẽ đầy những thơ bảo bạn "hãy dừng lại và sữa đổi" do các văn phòng luật sư đại diện cho các cơ quan than phiền. Rất nhiều luật sư kiếm được nhiều tiền do phải bận rộn bảo vệ biểu tượng và tên của các công ty. Hãy quên đi! Khi bạn không có cơ hội đó đâu. Các công ty lớn có đủ sức lao vào việc này.

Trong phúc âm hôm nay bạn cũng nhận thấy những ý thức về tranh giành của cải. Các môn đệ Chúa Giêsu lo lắng vì có những người khác ngoài nhóm Chúa Giêsu cũng trừ quỷ nhân danh Chúa Giêsu. Các ông sẵn sàng chận đứng những người đó, vì họ cho đó là quyền riêng của nhóm Chúa Giêsu đã bị lạm dụng. Các môn đệ là những người thuộc về Chúa Giêsu, và họ nghĩ họ có quyền năng của Chúa Giêsu để trừ quỷ. Các ông muốn giới hạn sứ vụ của Chúa Giêsu theo đúng chỗ thích hợp và đó chính là vị thế của các ông.

Nhưng, Chúa Giêsu không nghĩ như vậy. Ngài đến để làm việc tốt lành cho tất cả những ai cần được giúp đỡ. Và Ngài không muốn giới hạn bất cứ người nào cần làm việc tốt lành cho những người cần được giúp đỡ. Chúa Giêsu làm sứ vụ tràn đầy ân sũng và rộng dung, trong khi các môn đệ chỉ lo nghĩ về bản vị trong danh Chúa Giêsu. Liệu chúng ta hãy thử xem có thể đưa được phúc âm này rộng lan hơn hay không? Chờ xem?

Chúa Giêsu đến để chữa lành bệnh nhân và giúp đỡ người nghèo. Nếu một bác sĩ hy sinh sự sống và thì giờ rảnh rỗi của mình, không tính tiền các bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và ngay cả phát thuôc miễn phí, nhưng không nói vì danh Chúa Giêsu, thì bác sĩ đó có thể hành động như Chúa Giêsu hay không? Vì Chúa Giêsu đã nói "quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta". Mẹ thánh Têrêsa nghĩ là nếu vì tình thương bạn trao một ly nước cho một người đang khát thì bạn chính thật là người theo Chúa Giêsu. Trong khi chúng ta không cần "rửa tội" tất cả những ai không có đức tin, và việc làm của những người đó vẫn tốt, chúng ta có thể nói những người đó sống theo cách mà Chủa Giêsu chấp nhận và vui mừng.

Nhưng, ngay cả những người tuyên xưng mình là Kitô hữu vẫn khó chấp nhận lời dạy của Chúa Giêsu về sự khoan dung. Còn nữa, việc các nước Kitô hữu ở Châu Âu đã dùng bạo lực để chiếm đoạt các nước ở Trung và Nam Mỹ. Để rối đến khi phải đối phó với sự phản kháng, họ đem theo các giáo sĩ để bắt buộc các dân địa phương phải chịu phép rửa tội để dùng danh Chúa Giêsu để hóa giải các cuộc phản kháng. Đối với chúng ta, người tuyên xưng danh thánh Chúa Giêsu có ý nghĩa gì? Trước tiên, điều đó có nghĩa là sông như đời sống mà Chúa Giêsu đã sống. Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta có thể trừ quỷ vì danh thánh Ngài: đó là những quỷ không biết khoan dung, bất công, gây hiềm thù xung đột địa phương, gây những mối hận thù lâu dài, nghèo khó và còn một danh sách dài ghi danh các quỷ khác nữa.

Ý nghĩa câu chuyện hôm nay nhắc đến một phương diện khác. Câu hỏi của các môn đệ và sự lo nghĩ của các ông về việc chính đáng, có thể là một việc nói tránh ra khỏi sự thật lúc đó, là sống đời sống vì danh Chúa Giêsu. Trong đoạn văn trước bài phúc âm hôm nay, thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Ngay lúc đó Chúa Giêsu nói trước sự thương khó mà Ngài sẽ phải chịu (Mc 8: 31) Chúa Giêsu cũng nói ngay sau đoạn phúc âm hôm nay một lần nữa về sự thương khó Ngài sẽ phải chịu (Mc 9: 30-32). Hình như các môn đệ không nghe Chúa Giêsu nói gì. Các ông lại bàn cải với nhau "ai là người lớn nhất" (9:34). Sau đó, họ nêu lên mối quan ngại của họ về những người trừ quỷ không chính thức mà họ gặp phải. Nếu họ bỏ qua đến 2 lần về việc Chúa Giêsu tiên đoán sự thương khó của Ngài, thì chắc thật họ đã không nghe Ngài nói là những ai theo Ngài thì phải tự bỏ mình và vác thập giá mình mà theo Ngài (Mc 8: 34)

Chúng ta nên thận trọng về những việc chúng ta làm là nhân danh "Chúa Giêsu". Chúng ta nên biết là chúng ta nên bớt nói về tín ngưỡng và nên cố gắng sống thực cuộc sống của người Kitô hữu trong danh Chúa Giêsu. Chúng ta cũng nên suy nghĩ kỹ về những kỳ thị như: kỳ thị về tôn giáo, kỳ thị về chính trị, về xã hội, về kinh tế, về chủng tộc, vè nam nữ v.v... Nếu chúng ta nghĩ chúng ta không có những kỳ thị đó, chúng ta nên hỏi người nào yêu thương chúng ta xem họ định kiến gì về chúng ta có kỳ thị hay không. Và rồi chúng ta sẽ ngạc nhiên đấy!

Chúa Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa cho chúng ta. Lời dạy dỗ của Ngài mặc khải một hình ảnh lớn hơn về Thiên Chúa mà phần đông trong chúng ta đã có. Thiên Chúa trong mổi người chúng ta có thể còn nhỏ bé nhiều. Bài phúc âm hôm nay trình bày một Thiên Chúa tràn đầy ân sũng. Và bài đọc thứ nhất cũng trình bày điều đó. Chúng ta thấy trong sách Dân Số là Thiên Chúa không thu hẹp những ơn thần khí Ngài khi cho ông Môsê và cho chỉ 70 kỳ mục vừa đến trại họp đúng lúc. Ông Enđát và ông Mêđát cũng trong danh sách kỳ mục nhưng không có đó, và họ cũng được ơn thần khí và họ cũng nói lời ngôn sứ trong trại. Thiên Chúa và các ơn huệ Ngài ban không chỉ để cho những người có chức phẩm hay ở những nơi và trong những lúc chính thức. Ông Joshua, phụ tá ông Môsê, cũng như các môn đệ còn phải học hỏi nhiều hơn về Thiên Chúa. Những người trong "khuôn khổ" không chỉ gồm sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa. Có người có thể ở trong nhóm chúng ta, hay chỉ trung thành với chúng ta nhưng do bàn tay Thiên Chúa tác động. Ông Môsê và Chúa Giêsu chứng nhận của lòng rộng lượng và tình yêu thương của Thiên Chúai.

Chúa Giêsu ám chỉ đến việc nên cớ cho "những người bé mọn vấp phạm", có thể là không nói đến trẻ con, nhưng là những người tân tòng hay người vừa mới lãnh nhận đức tin. "Những người bé mọn đang tin tôi". Đó là những người mới có đức tin có thể vừa mới là thành phần của cộng đoàn, mà nếu họ trông thấy thái độ thiếu bao dung của những người kỳ cựu trong cộng đoàn họ có thể vấp ngã, và ra khỏi cộng đoàn.

Trong nhiều giáo xứ tôi đã thăm viếng, tôi gặp nhiều tân tòng đã học hỏi xong giáo lý tân tòng, hay họ là những người trở về với giáo hội qua giáo lý tân tòng, thường nói điều gì giúp họ tiến triển trong việc học hỏi là những gương mẫu của các người đỡ đầu và các người điều khiển chương trình. Tôi cũng đã gặp những người rút lui ra khỏi chương trình vì họ cảm thấy họ bị xem là thành phần thứ hai, và không được đối dải nồng hậu. Một phụ nữ nói: "Họ đối với chúng tôi như với trẻ con". Hôm nay có thể là ngày tốt nhất để cầu nguyện cho các người đỡ đầu và các người điều khiển chương trình.

Trong phần cuôi của bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu tỏ vẻ hơi bực mình. Ngài nói về việc chặt tay, hay bàn chân, hay móc một con mắt. Ghê thật! Nhưng, thật ra, khi tôi còn bé tôi có nghe chuyện các bà con lớn tuổi ở vùng Địa Trung Hải cũng dùng những lời nói bực tức như thế. Đó là một cách diễn tả màu mè làm cho chúng tôi, trẻ con, hiểu rõ hơn. Chúa Giêsu là người vùng Trung Đông, và hình như Ngài cũng đã dùng những lời nói rõ ràng và cứng rắn như thế. chắc chúng ta cũng hiểu rõ Ngài muốn nói gì phải không?

Chúa Giêsu biết hậu quả của tội lỗi đối với cộng đoàn. Một người có thể phạm tội, nhưng chính tất cả cộng đoàn phải chịu hậu quả. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy thận trọng trong đời sống chúng ta, và hãy thay đổi điều gì cần thay đổi để sống đời sống như Ngài. Nghe như chúng ta cần phải cắt đứt một phần thân thể của chúng ta: khi chúng ta cố gắng cắt bỏ một thói quen nguy hại đã có lâu đời; khi chúng ta cố gắng sống đơn sơ để chúng ta có thể có thì giờ giúp kẻ khác; khi chúng ta bỏ bớt những xài phí quá đáng để giúp những người thiếu thốn; khi chúng ta ít chú trọng về quyền lợi của chúng ta để có thể chú trọng đến những người gần gũi bên cạnh chúng ta; khi chúng ta mở mắt nhìn xa trong khu vực những người nghèo khổ; khi chúng ta bớt xài phí quá đáng các nhiên liệu của trái đất v.v...

Thay đổi những việc có ý nghĩa trong đời sống chúng ta cũng như là trải qua một cuộc giải phẫu lớn. Hay nói như Chúa Giêsu: cắt đứt một bàn tay, hay một bàn chân, hay móc một con mắt ra. Ai lại muốn làm như thế! Nếu chúng ta muốn, chúng ta nghe lời kêu gọi của Chúa Giêsu và theo Ngài. Và rồi chúng ta có thể làm được trong Bí Tích Thánh Thể này vì chúng ta được ơn sũng trong thần khí để thay đổi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B CN26

Đọc nhiều nhất Bản in 27.09.2018 18:24