Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XXV Thường Niên -C

§ Lm Jude Siciliano, OP

Amos 8: 4-7; T.vịnh 112; I Timôthê 2: 1-8;Luca 16: 1-13

Không có điều gì làm cho chúng ta chú ý trong cuộc sống, chỉ khi chúng ta gặp nguy khốn. Bạn đang trên đường lái xe nghe nhạc, bạn nghĩ đến gia đình sẽ được sum họp, lúc đó thình lình có khói bay ra trước đầu máy. Hay hơn nữa, khi bạn đi khám sức khỏe và chiếu X quang phổi, bác sĩ cho thấy trên phim, phổi có một vết mờ. Hay hoặc bạn cảm thấy bị đau thắt ở ngực và cánh tay trái bị ngứa. Hay lúc 3 giờ sáng bạn nghe điện thoại reo và nghe con bạn đang than khóc. Hay chuyện khác là công ty bạn làm việc đang giảm bớt nhân viên và bạn bị sa thải mất việc làm. Rồi chuyện bạn bị thương trên sân chơi trong lúc bạn mong được một học bổng cho môn thể thao. Lại càng nguy biến hơn khi được tin cái chết bất ngờ của một người thân thương.

Trong lúc gặp cơn nguy khốn, tất cả mọi sự việc khác đều phải để qua một bên, vì chúng ta phải giải quyết vấn đề cấp bách gần kề. Chúng ta tự hỏi "bấy giờ tôi phải làm gì" tôi có phải giải quyết việc này một mình tôi sao? tôi tìm đâu ra sự giúp đở? “tôi phải làm gì trước khi đến cuối ngày?"

Nếu chúng ta có được sự khôn ngoan, chúng ta sẽ biết, hay có được lời khuyên bảo tốt, sẽ giúp chúng ta đánh giá được tình hình, xem xét lại nguồn gốc thể chất và tình cảm của mình thì chúng ta có thể cố gắng đáp ứng lại hoàn cảnh môt cách tốt nhất. Vì chúng ta là người có đức tin, chắc chắn chúng ta cầu xin Chúa trao ban ơn khôn ngoan để biết phải làm gì và xin có ơn sức mạnh để làm việc đó. (một người hỏi bạn tôi: "Lời cầu nguyện nào đơn giản nhất và tốt nhất?" bạn tôi trả lời: "điều đó rất dễ đó là: XIN CỨU GIÚP”)

Không có điều gì làm chúng ta chú ý hơn là một cơn nguy khốn. Khi chúng ta nhận ra được tình hình đời sống quen thuộc hằng ngày của chúng ta, đã được thay đổi tốt đẹp hơn và không dể cho chúng ta thấy được.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế, như nhiều người đang trải qua trong những ngày này vì cuộc chiến thương mãi giữa Hoa kỳ và Trung Hoa, cuộc chiến đó có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống chúng ta. Đó là cuộc khủng hoảng về kinh tế mà người quản gia trong bài phúc âm hôm nay phải đối mặt. Ông ta bị bắt, do ông ta đã phung phí của cải của người chủ. Chúng ta không biết người quản gia đã làm gì... Có thể ông đã trộm cắp! Có thể ông bất tài không đủ sức làm quản gia! Chúng ta không biết được. Nhưng đó là một thời gian nguy khốn của người quản lý đó, Còn chúng ta, biết đã có điều gì khiến chúng ta chú ý, nếu không phải là một sự nguy khốn xảy ra trước mắt chúng ta.

Ông Steve Covey viết một quyển sách bán rất chạy: "7 thói quen của những người có hiệu xuất cao".

Nó được bán cho rất nhiều người có vấn để nan giải cần giải quyết. Đó là những người quản lý và các giám đốc điều hành, Nhưng lý do mà sách này dược bàn nhiều. Vì một số đông người không là quản lý cũng mua sách đó là do họ bị những tiêu đề của sách thu hút họ. Họ muốn trở thành "người có hiệu xuất cao" trong đời sống hằng ngày của họ. Thói quen đầu tiên ông Covey mô tả về người có hiệu xuất cao lại phù hợp với hành vi của người quản gia trong dụ ngôn hôm nay. Theo ông Covey người có hiệu xuất cao phải "Chủ động làm việc, có ý thức và có trách nhiệm". Đó là người quản gia trong câu chuyện phải không?

Người quản gia biết ông ta sẽ mất việc, và ông ta đang gặp nguy khốn. Trong một xã hội nghèo cơ cực, người lao động là một loại hàng hóa dễ dàng thay thế, dễ dàng bị trao cho những công việc thiếu ổn định đầy tuyệt vọng nhất là khi họ bị tai nạn hay bị chết trong công việc. Việc người quản gia thừa nhận ông không thể trở thành một người lao động bình thường được là một lựa chọn chính xác. Cuốc đất không nổi, ăn mày thì hổ ngươi, và chính vì thế ông ta đang gặp nguy khốn.

Vì thế, như cách ông Covey gợi ý, ông ta nên HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ HƠN, HÃY TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM. Chúng ta đã biết những gì người quản gia đã làm. Trong lúc ông ta còn làm quản gia ông ta rút bớt khoản tiền cho vay của ông chủ bằng cách gọi các con nợ đến và bớt một phần món nợ cho họ. Nghe có vẻ như ông ta không thật thà phải không? Những gì ông ta có thể làm là đã tự loại bỏ những khoản được hưởng hoa hồng của ông ta trong các món nợ của chủ, và như thế ông ta sẽ thêm được bạn bè để khi ông ta mất chức quản gia sẽ có người “đón rước ông vào nhà họ.

Chúng ta có thể không hiểu lời Chúa Giêsu nói "quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái sự sáng khi xử sự với người đồng loại". Chúa Giêsu gọi chúng ta là "con cái sự sáng" Chúa Giêsu cho chúng ta một ví dụ về một người đàn ông gặp khủng hoảng. Người đó chú trọng đến chủ đích của việc ông ta phải làm và tự thực hiện điều đó, Và sau đó, Chúa Giêsu đang quay sang mỗi người chúng ta những kẻ đã nghe dụ ngôn này và nói "Còn anh em thì sao? Anh em có cố gắng hành động khôn khéo trong đời sống anh em chưa? Đã chú trọng về những việc gì và ai là người quan trọng của anh em? Hay anh em để việc không đáng kể đã xử dụng hết năng lực của anh em rồi chăng?"

Chúa Giêsu không nói dụ ngôn về người quản gia bất lương nhưng muốn cho chúng ta một bài học về một người có đầu kinh doanh sắc sảo như một "người có hiệu xuất cao" trong việc làm. Thay vào đó, Ngài muốn chúng ta trờ thành "người có hiệu xuất cao" như ông Covey nói là hãy tự quyết định và hành động có trách nhiệm trong liên hệ của chúng ta với Chúa Giêsu và với thế giới xung quanh chúng ta.

Đây là điều chúng ta nên biết: Rất khó trở nên người Kitô hữu nơi thế gian nầy. Xây dựng gia đình là một việc phải cân nhắc cẩn thận; việc làm có thể đòi hỏi chúng ta rất nhiều, đòi hỏi tiêu thụ biết bao năng lực; những mối quan hệ không cởi mở, vô tình bỏ qua và trở nên trì trệ. Thêm vào những khó khăn đó, chúng ta phải cố gắng giữ thăng bằng là một điều rất khó để tập trung đến những điều gì quan trọng và điều gì "những thứ nhỏ nhặt".

Trở nên môn đệ của Chúa Giêsu không phải là công việc bán thời gian hay một công việc phụ. Đó là việc híến thân toàn thời gian và chiếm tất cả mọi hoàn cảnh đời sống của chúng ta, không chỉ chiếm những điều chúng ta thường gọi là "đời sống thiêng liêng". Chúng ta phải sống trong thế gian và xem lại giá trị của nguồn gốc mà chúng ta có. Chúng ta làm thế nào biết tự sáng tạo trong việc xử dụng những gì chúng ta có. Khi chúng ta nghe lời thử thách của bài Phúc âm hôm nay, việc trung thành với đức tin là tất cả mọi sự trong đời sống của chúng ta. Chúng ta nên tự hỏi: bản tính căn bản và hoàn mỹ của tôi là gì? Có phải là một Kitô hữu chưa?. Vậy tôi phải làm thế nào để thực thi bản tính người Kitô hữu trong mọi hoàn cảnh và mọi lúc?

Đôi khi chúng ta phải đối mặt với những khủng hoảng trong cuộc sống dưới mọi hình thức. Sự hiểu biết của hầu hết chúng ta phần nhiều do qua kinh nghiệm sống hằng ngày. Chúng ta không muốn chờ đợi để khi gặp nguy khốn mới chú trọng đến việc phải làm. Chúng ta phải "chủ động nhanh, quyết định gọn và hành động có trách nhiệm", chúng ta hy vọng cuối cùng Chúa Giêsu sẽ ban phúc cho đời sống chúng ta vì chúng ta đã hành động khôn ngoan, không chỉ khi gặp nguy khốn mà là mỗi ngày trong đời sống chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm C CN25

Đọc nhiều nhất Bản in 19.09.2019 19:20