Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật III Mùa Chay

§ Lm Jude Siciliano, OP

Xuất hành 20: 1-17; T.vịnh 18; I Côrinto. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25

Câu chuyện đuổi các người buôn bán ra khỏi Đền Thờ đều được trình bày trong tất cả 4 phúc âm. Mỗi tác giả kể câu chuyện theo quan niệm của mình. Câu chuyện hôm nay là bởi phúc âm thánh Gioan, với quan niệm của ông ta.

Trong 3 phúc âm kia, tác giả đặt khung cảnh câu chuyện vào cuối phúc âm. Chỉ có thánh Gioan kể câu chuyện vào đầu phúc âm, ngay sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ trong tiệc cưới ở Cana là "dấu chỉ" đầu tiên của 7 "dấu chỉ" trong phúc âm thánh Gioan. Điều quan trọng không phải là câu chuyện kể xãy ra lúc nào trong phúc âm, nhưng là tin thánh Gioan muốn đưa ra. Nếu câu chuyện Chúa Giêsu tẩy uế Đền Thờ đến trễ hơn thì các môn đệ Chúa Giêsu sẽ hiểu Ngài trễ hơn như các ông nhắc đến lời trong Kinh Thánh "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân". Đây là lúc đầu các môn đệ hiểu Chúa Giêsu. Những "dấu chỉ" trong phúc âm thánh Gioan sẽ cho biết nhiều hơn.

Chúa Giêsu cũng như các ngôn sứ trước Ngài chống đối những việc xãy ra trong Đền Thờ. Không phải là sự hiện diện của các người đổi tiền, nhưng là cả các lễ nghi xãy ra trong Đền Thở đã trở thành nghi lễ mà không có sự sùng kính. Các ngôn sứ đã than phiền về các việc đó và Chúa Giêsu cũng vậy.

Các ngôn sứ nói lời xét xử của Thiên Chúa và cả lời Ngài thi ân. Những lời đó diễn tả bản tính thật sự của Thiên Chúa và cũng nói lên lời chống đối dân Israel với sự thật họ sai lầm là thờ phượng các thần ngoại. Các ngôn sứ không những chỉ dùng lời thách đố dân Israel để họ trở về với Thiên Chúa, mà họ còn hành động như Chúa Giêsu đã làm khi Ngài tẩy uế Đền Thờ. Các môn đệ không hiểu tất cả các việc Chúa Giêsu làm lúc đó. Nhưng , thánh Gioan nói là sau đó họ mới hiểu lời nói và hành động của Chúa Giêsu theo ý nghĩa của sự chết và sự sống lại của Ngài.

Câu chuyện hôm nay chỉ là một việc xãy ra trong nhiều sự việc trong đời sống Chúa Giêsu. Nhìn qua ý nghĩa sự chết và sự sống lại của Ngài chúng ta cũng tin được là Ngài không chỉ nói lời của Thiên Chúa, vì Ngài là Ngôi Lời Hiện Thể. Chúa Giêsu không chỉ nói về sự thật, vì Ngài là Sự Thật Hiện Thể. Vậy thì hôm nay Ngài nói những lời gì và những làm những việc gì cho chúng ta?.

Điều đầu tiên chúng ta nghĩ ra là chính giáo hội chúng ta cũng cần được tẩy uế sau bao nhiêu năm xãy ra những hành động xấu xa và che đậy của hàng giáo phẩm. Có thể Chúa Giêsu đến hôm nay để tẩy uế những gì làm ô uế giáo hội chúng ta. Và hơn nữa, có thể Chúa Giêsu đến để tẩy uế những hành động thiếu nghị lực, chỉ theo thói quen và lười nhát trong giáo hội, và cho chúng ta một sự thay đổi tận thâm tâm về phần thiêng liêng trong việc phụng vụ, giảng dạy, dạy dỗ trong đời sống cộng đoàn. Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tìm hiểu và chấp nhận sự thánh thiện trong đời sống của những giáo dân thường, trong việc họ thật lòng thờ phượng Thiên Chúa qua những cử chỉ tỏ lòng yêu thương, thông cảm, và công chính. Thiên Chúa hiện diện trong đời sống của biết bao nhiêu người tốt lành và làm lụng vất vả. Họ là những đền thờ phụng vụ thật và trung kiên với Thiên Chúa. Chúng ta cần phải chấp nhận những linh hồn tốt đẹp và thánh thiện đó. Họ là những dấu chỉ là Thiên Chúa ngự trong đền thờ chúng ta, và bởi đó Ngài tiếp tục làm những việc tốt lành của Chúa Giêsu trong thế gian.

Thánh Gioan nói là trong lúc Chúa Giêsu ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua "có nhiều kẻ tin vào danh Ngài bởi đã chứng kiến các dấu lạ Ngài làm". Không phải tất cả những người đã chứng kiến các dấu lạ đều tin vào Chúa Giêsu. Những dấu lạ ấy đem lại đức tin trong một số người, và cũng gây nên chống đối nơi một số người khác. Các dấu lạ đó là để dễ có đức tin chứ không buộc những người lãnh nhận phải tin Ngài.

Chúng ta hãy cẩn thận không nên dựa vào tình cảm, kinh nghiệm và dấu chỉ của sự hiện diện của Chúa Giêsu. Vừa rồi tôi có nói chuyện với một diễn giả có trãi nghiệm qua những thay đổi đời sống của ông trong khi ông ta dự một dịp tĩnh tâm trong giáo xứ. Kinh nghiệm đó làm đức tin của ông ta sống động hơn. Và kết quả của dịp tĩnh tâm đó làm cho ông ta thay đổi đời sống của ông. Nhưng, ở đây có một điều cần phải cẫn thận. Kinh nghiệm như thế có thể đưa chúng ta đến Chúa Kitô và giúp chúng ta dấn thân phục vụ Ngài. Nhưng, như thánh Gioan nói hôm nay, chính là ý nghĩa sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu mới là điều thu hút chúng ta, chứ không phải là một chút kinh nghiệm ngắn ngủi chóng qua và một vài dấu chỉ gợi nên trong lòng chúng ta thôi.

Chúa Giêsu đến Giêrusalem và vào Đền Thờ tuyệt dịu mà vua Hêrôđê cha đã xây dựng lại. Như các người chống đối Chúa Giêsu đã nêu lên, Đền Thờ đã được tu bổ mãi hơn 46 năm. Đền Thờ là nơi thánh thiêng. Nhưng đó không phải là điều mà Chúa Giêsu không hề thấy. Các khách hành hương từ xa đến cần một nơi để dâng lễ vật. Các người ngoại kiều cần phải đổi tiền để đóng thuế Đền Thờ. Vì thế các người buôn bán và đổi tiền phải có đó để giúp các dịch vụ liên quan đến việc tế lễ tại Đền Thờ. Nhưng, cho dù các việc đó cần phải có, thì họ lại tràn lấn xâm chiếm khuôn viên bên trong Đền Thờ gọi là "khuôn viên của dân ngoại".

Chúa Giêsu biết là những việc đó cần phải có để giúp các khách hành hương trong việc phụng vụ đã bị những người buôn bán chiếm đoạt. Mặc dù khung cảnh cũng như thế, nhưng ý nghĩa tôn kính không còn nữa. Và chính điều đó làm cho Chúa Giêsu phật lòng. Các lãnh đạo Do thái không tỏ vẽ bực tức về việc Chúa Giêsu làm, nhưng họ hỏi với quyền gì Ngài có thể tự cho phép Ngài làm như thế. Các ngôn sứ Malaki và Dacaria cũng đã nói đến ngày Thiên Chúa sai sứ giả dọn đường trước mặt Thiên Chúa. Các lãnh đạo muốn một dấu chỉ nơi Chúa Giêsu chứng tỏ Ngài là vị sứ giả Thiên Chúa sai đến, là lời Thiên Chúa hứa qua các ngôn sứ được thực hiện.

Hành động quyết liệt của Chúa Giêsu khi Ngài ở trong Đền Thờ đuổi các người buôn bán ra là một dấu chỉ về sứ vụ của Ngài đang thay thế các việc tế lễ thiếu sùng kính đang xãy ra. Chính Chúa Giêsu là Đấng đến để dẹp bỏ những cách hành xử phụng vụ xưa để thay thế với việc phụng vụ mới của Đền Thờ là chính thân xác của Ngài. Các lễ vật trong Đền Thờ dược thay thế bằng lễ vật toàn thánh của Ngài trên cây thập giá.

Như thánh Gioan nhắc chúng ta là đến đây câu chuyện chưa kết thúc. Qua ý nghĩa của sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ trông thấy Chúa Giêsu không phải chỉ là một ngôn sứ khác trong hàng các ngôn sứ được sai đến để kêu gọi dân Thiên Chúa từ bỏ những việc tế lễ thiếu linh thiêng để đến việc thờ phượng thật sự. Các lãnh đạo Do thái sẽ chống đối Chúa Giêsu nhiều hơn. Nhưng, các môn đệ, mặc dù đức tin họ còn yếu đuối, họ vẫn ở với Chúa Giêsu. Và sau khi Ngài sống lại họ sẽ hiểu rõ ràng và tín nhiệm hơn với ơn Chúa Thánh Thần khi Chúa Giêsu gởi các ông ra đi rao giảng sau khi Ngài lên trời. "Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng, Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần của Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em" (Ga 14: 25-26 )

Dân chúng lên Đền Thờ cũng như chúng ta đi nhà thờ bây giờ, để thờ phượng với cộng đoàn và để ở nơi thánh thiêng trước mặt Thiên Chúa. Nhưng, những nơi để thờ phượng có thể trở thành những nơi theo thói quen của mỗi văn hóa. Nếu Chúa Giêsu vào cung thánh trong nhà thờ của chúng ta, Ngài sẽ dẹp bỏ những điều gì, như: những ý nghĩ xưa cũ về Thiên Chúa của chúng ta; những ý nghĩ chúng ta muốn tránh khỏi thế giới bên ngoài; những quan niệm văn hóa chúng ta đem vào trong việc thờ phượng; những thái độ thờ ơ của chúng ta đối với những người thiểu số như phụ nữ, người đồng tình luyền ái, và những người vừa mới đến; những việc giảng dạy thiếu linh động và hăng hái; những việc phụng vụ theo thói quen phải không?

Chúng ta cần các hội đoàn tôn giáo, nhưng, không phải để chúng ta cảm thấy an toàn và không tiến bộ. Chúng ta cần giáo hội chúng ta linh động và thúc đẩy chúng ta ra khỏi khung cảnh tư an để đến những nơi có những người sống bên lề xã hội, và những người không ai để ý đến, và để tìm gặp những người bị bỏ quên.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B MC3

Đọc nhiều nhất Bản in 28.02.2018 15:38