Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Kitô Vua Vũ Trụ

§ Lm Jude Siciliano, OP

Đanien 7:13-14;; Tvịnh 92; Khải Huyền 1: 5-8;Gioan 18: 33b-37

Đức quốc xã khoe khoang là họ sẽ được cai trị 1,000 năm. Đế chế Anh tự hào là mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh. Những suy dẫn nghiêm túc về vấn đề quyền lực trên thế giới không bao giờ chấm dứt, nhất là cho những người trong chúng ta đang sống trong một "nước hùng mạnh nhất trên thế giới". Chúng ta cần nhắc nhớ lại sự thật không bao giờ có những quyền lực lâu dài như thế. Hôm nay chúng ta có câu hỏi là chúng ta có trung thành phục vụ cho một uy quyền nào? Ý kiến chúng ta về một cộng đoàn quần chúng là gì, và chúng ta sẽ sống chung với nhau như thế nào dưới quyền thống trị của ai để giúp chúng ta thực hiện ý đồ đó? Nếu ý kiến của chúng ta là sống trong vương quốc của Chúa Kitô thì các dân tộc khác nhau sống chung với nhau trong hòa bình và an lạc, tránh những hành vi bạo lực và chăm sóc cho nhũng người bé mọn nhất trong chúng ta. Đó là cách chúng ta thật lòng mừng lễ CHÚA KITÔ VUA. Dưới quyền cai trị của Chúa Kitô, theo gương mẫu của Ngài trong việc hy sinh và sự hướng dẩn của Ngài thì một triều đại mới đang ở giữa chúng ta. Những ai chấp nhận Chúa Kitô là Đấng cai trị tâm hồn, tự tuyên xưng họ là công dân của vương quốc này có nghĩa là tự chúng ta hiến dâng đời sống của chính mình cho vương quốc đó.

Lịch sử lâu dài của các quốc gia và sự thay đổi quyền hành từ quyền lực này sang quyền lực khác là một lịch sử đầy giao tranh, đổ máu, sự đau khổ của những người vô tội, và sự lật đổ đầy dũng mãnh và đau khổ mang tính bạo lực của các nhà cai trị trước đây. Nhưng, Chúa Giêsu loan báo vương quốc của Ngài không chỉ hành xử qua lời nói mà phải làm bằng hành động của chính mình giống như Ngài: người nghèo được nghe lời mời gọi tin mừng, người đau ốm được chữa lành, không ai bị Ngài chiêu dụ, tất cả đều được sống tốt lành trong vương quốc của Ngài. Chúng ta không được ngồi chờ ngóng để trông đợi sự hình thành triều đại của Ngài trong khi chờ Chúa Kitô lại đến trong trần gian một lần nữa. Trong lúc chúng ta sửa soạn mừng lễ Tạ Ơn, chúng ta vui mừng thụ hưởng những hoa quả từ hồng ân của Ngài, chúng ta biết là ngay cả trong các đô thị của đất nước chúng ta và của bao nhiêu nước trên thế giới vẫn còn có những người không đủ ăn, còn đói khát. Nếu chúng ta thực sự là công dân của triều đại Chúa Giêsu, chúng ta cần phải hành động vì danh Ngài. Trong chúng ta, mọi người hãy giải quyết những cơn đói và đau khổ của quần chúng nghèo khổ. Quy tắc của vị vua chúng là một quy tắc xuất phát từ cơ bản của chúng ta đem lại ý nghĩa cho tất cả mọi người – đã được diễn tả trong bài đọc thứ nhất của chúng ta là "...muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ..."

Nếu chúng ta thật sự là công dân của vương quốc Chúa Kitô, chúng ta có biểu hiệu sự dấn thân mà chúng ta tuyên xưng hôm nay cho Chúa Kitô là Vua của chúng ta hay không? Như nghười ta thường nói "nếu một Kitô hữu đang là một người phạm tội" thì có đủ bằng chứng để buộc tội chúng ta hay không? Nếu chúng ta cảm nhận có sự khác biệt giữa lý tưởng chúng ta tuyên xưng và sự thật của đời sống chúng ta thì hôm nay là ngày tốt để hiến dâng lại đời sống chúng ta cho Chúa Kitô, và theo đường lối của Ngài. Hôm nay chúng ta có thể cầu xin cho chúng ta được nghe lại tin mừng của Chúa Kitô đưa đến cho tâm hồn chúng ta và để quyền thống trị của Ngài điều khiển dời sống chúng ta .

Lễ "CHÚA KITÔ VUA" kết thúc Năm Phụng vụ. Lễ này kết thúc tốt đẹp những gì chúng ta đã tuyên xưng qua lời nói và phụng vụ chung với nhau. Chúng ta đã hiến thân cho Thiên Chúa và hôm nay chúng ta thưa "vâng" với sự tuyuên xưng làm công dân của vương quốc Ngài, và cùng nhau tuyên xưng đức tin của chúng ta: CHÚA KITÔ LÀ VUA. Đó phải là lời cầu xin của chúng ta trong khi chúng ta cùng nhau đọc kinh LẠY CHA trước khi chúng ta rước Thánh Thể. Chúng ta cầu xin "XIN CHO NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN" nghĩa là chúng ta cầu xin đời sống của chúng ta luôn thể diện gì Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta là một cộng đoàn của dân Thiên Chúa.

Bài đọc thứ hai nói về cộng đoàn dân Israel không thực hiện dưới sự thống trị của các vua chúa của họ, và cũng không thực hiện luật pháp của các vua chúa của đế quốc cai trị họ. Các vua chúa của họ đã không trung thực gương mẫu. Họ tham quyền cố vị. Các quan tòa gian dối và hành động dưới ảnh hướng của những địa chủ giàu có ức hiếp các người nghèo. (Ai nói Kinh Thánh không phải là một sách nói về thời hiện đại hay sao?) Tuy vậy, bài đọc hôm nay nói về khung cảbg tòa án của một hoàn cảnh khác. Một thiên sứ của Thiên Chúa đến ngự giá trên mây trời và được đưa tới trình diện mọi quyền thống trị trên muôn người thuộc mọi dân tộc. Dân Israel nhận thấy hình ảnh thị kiến này như hình ảnh của dân tộc họ vào ngày dân Israel sẽ thống trị trên tất cả mọi dân tộc.

Sách ngôn sứ Đaniel được viết vào thế kỷ thứ 2, dười bạo quyền thống trị của đế quốc Hy lạp. Bài này là một trong 4 thị kiến diễn tả sự sụp đổ của kẻ thù của dân Israel. Lúc này thị kiến "ai như một Con Người" đang ngự giá mây trời mà đến. Các con thú trong đoạn sách này đến bởi thế giới của quỷ dử. Nhưng, ở đây con thú đến từ trên trời. Quỷ dử đã thống trị dân chúng trong một thời gian, nhưng bây giờ để ý niềm hy vọng được diễn tả là bởi Thiên Chúa. Ngài sẽ thống trị trên tất cả mọi dân tộc, và vĩnh cữu muôn đời. Chúa Giêsu sẽ dùng hình ảnh Con Người để nói về chính Ngài. Tuy vậy, ý kiến về một vị vua thắng trận huy hoàng sẽ liên kết với ý kiến hình như trái ngược về sự thương khó và sự chết của Ngài. Nếu Chúa Giêsu lãnh nhận "quyền thống trị vinh quang và vương vị" nói trong bài này thì đó là thành quả việc Ngài đã chấp nhận trước kia là người tôi tớ và ngay cả sự chết. Điều này cho chúng ta thấy quyền thống trị của Chúa Giêsu là một uy quyền độc nhất. Các vua chúa trên trần gian tranh giành với nhau trong đời sống của họ, và trong lúc họ còn giữ được quyền thống trị của họ. Quyền thống trị của Chúa Giêsu trái ngược lại, đó là trong sự chết của Ngài và lúc đó quyền thống trị của Ngài bắt đầu trãi xuống trên chúng ta. Chúa Giêsu không thống trị qua bạo lực. Chúng ta chấp nhận quyền thống trị của Ngài vì tình yêu thương của Ngài đối với chúng ta. Chúa Giêsu đã đi chặng đường dài đau khổ cho chúng ta, và chúng ta yêu mến khâm phục Ngài vì Ngài đã vui lòng chịu thương khó vì chúng ta. Điều đó làm chúng ta chấp nhận theo Ngài và tuyên xưng quyền thống trị của Ngài trong đời sống của chúng ta hôm nay.

Trong bài đọc thứ nhất chúng ta nhận thấy thấp thoáng lời văn của sách Khải Huyền mà chúng ta đã nghe đọc trong Chúa Nhật tuần trước. Đó là lời văn độc nhất. Lời văn có nhiều hình ảnh và nhiều thú vật lạ lùng chủ ý nói với một dân tộc bị đau khổ và giúp họ nhìn qua sự đau khổ hiện tại trong thời gian dài chờ đợi để được nhìn thấy một thời bình an. Trong lúc bị bách hại, dân chúng cần một thị kiến về tương lai để giúp họ sống qua sự đau khổ. Các bạn nên nhớ câu chuyện của ông Victor Frankl sống dười thời đế quốc Hirtler. Ông ta bị mất hết cả gia đình. Chính ông ta đã ở trong trại tù Auschwitz. Ông tự nhìn vào đời sồng của ông và cảm thấy mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của đời sống mặc dù trãi qua bao tình trạng gian truân. Với sưc mạnh bên trong và thị kiến ông ta được sống sót trong khi bao nhiêu người bị giết chết. Chúng ta cũng nên nhớ các nười nô lệ ở Hoa Kỳ. Trong lúc họ làm nô lệ họ hay ca hát bài ca hy vọng là một ngày nào họ sẽ được "giải thoát".

Trong bài phúc âm nói về cuộc đối thoại giữa ông Philatô và Chúa Giêsu giúp tác giả loan báo rõ ràng Chúa Giêsu là một vị Vua với quyền thống trị có nguồn gốc bởi Thiên Chúa. Câu chuyện nói lên là ông Philatô không biết Chúa Giêsu là Vua, và bởi đó Chúa Giêsu có thể gây nên quyền hành chống lại đế quốc La mã. Vì ông Philatô là đại diện cho đế quốc La mã để cai trị đất Judea, nên ông ta sợ có sự nổi loạn dười quyền cai trị của ông. Câu chuyện nói rõ là quyền thống trị của Chúa Giêsu không phải thuộc về thể chế chính trị ở trần gian. Ông ủng hộ sự cai trị của Chúa Giêsu không dựa trên lãnh thổ trần gian hay có bất kỳ tham vọng nào của con người trong ý đồ cai trị đó. Chúa Giêsu không cai trị chúng ta bởi sự đàn áp, nhưng bởi sự chấp nhận trong nội tâm của mổi người chúng ta, là Ngài là vị Vua của chúng ta. Vương quốc của Ngài không có giới hạn, không có quân lính canh giữ và thành lũy che chở.

Người dân Hoa Kỳ nghĩ là chúng ta được yên lòng với quan niệm quyền lực không từ vua chúa mà từ người dân lúc này. Sự thật chúng ta được độc lập vì chúng ta không chấp nhận vua chúa độc tài và chúng ta lật đổ các vua chúa đó để được tự do. Biết bao nhiêu tiền nhân chúng ta đến đất này vì họ muốn tránh khỏi các vua chúa độc tài áp bức họ. Linh mục giảng thuyết nên nhắc cho chúng ta nhớ là chúng ta là công dân của một quốc gia khác. Chúng ta sống dưới một vị thống trị khác, và dưới quyền hành khác. Chúng ta theo Chúa Kitô và chúng ta loại bỏ mọi quyền thống trị đã cai quản chúng ta. Chúng ta theo một quyền thống trị đem đến cho chúng ta sự tự do mà không có quyền bính nào có thể cấp cho chúng ta được.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Đọc nhiều nhất Bản in 22.11.2018 17:38