Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Giêsu xây dựng cộng đoàn

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XXIII Thường Niên năm A
Êdêkien 33:7-994Tv. 62; Rôma 13: 8-10; Mátthêu 18: 15-21

Đoạn Phúc âm thánh Matthêu hôm nay nói về việc Chúa Giêsu xây dựng cộng đoàn. Vì thế chúng ta nên hiểu bài phúc âm hôm nay trong một hướng nhìn tổng thể sự việc. (đây là điều ắt phải làm của những người rao giảng lời Chúa).Từ chương 14 Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ việc này. Trong chương 18 Chúa Giêsu nhấn mạnh về sức giáo huấn của cộng đoàn tín hữu là Giáo Hội.

Khi thánh Mátthêu viết Phúc âm thì Giáo hội đã được thành lập, và không còn là thành phần của cộng đoàn Do thái, và cũng không còn giữ lề luật của cộng đoàn Do thái nữa. Cộng đoàn mới cần những chỉ dẫn cho đời sống. Trong đoạn 18 thánh Mátthêu nhấn mạnh những điểm chính: Đức tin vào Chúa Giêsu và các lời dạy dỗ của Ngài là những điểm nền tảng cho đời sống của cộng đoàn mới này. Các tín hữu phải sống như thế nào để phản ảnh được cách sống của Đấng sáng lập cộng đoàn. Chúa Giêsu đã mạc khải một Thiên Chúa tha thứ và cảm thông, nên đời sống của cộng đoàn cũng phải như thế dể nên chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh đang sống giữa họ. Tha thứ phải là điểm mấu chốt của Giáo hội. (tuần sau trong Phúc âm, thánh Phêrô sẽ hỏi Chúa Giêsu "con phải tha thứ đến mấy lần?...”, và Chúa Giêsu trả lời... số lần không xác định).

Khi nào có ai xúc phạm đến chúng ta, chúng ta có thể nói "thật là một thế giới rộng lớn. Tôi phải đi tiếp con đường của mình và quên hẵn người đó đi". Giáo hội tiên khởi là một cộng đoàn nhỏ bé sống giữa người ngoại đạo. Người ta có thể nhận biết các thành phần giáo hội một cách dễ dàng, và biết cách họ đối xử với nhau như thế nào. Như trong một gia đình ở một thành phố nhỏ. Láng giềng biết ngay khi có sự tranh chấp giữa các thành phần trong gia đình. Và với Giáo hội tiên khởi nhỏ bé cũng như thế. Những người trong và ngoài cộng đoàn dễ nhận thấy sự tranh chấp giữa các tín hữu. Và người bị vấp phạm không thể nào ra đi được. Cả cộng đoàn sẽ biết và sẽ đau khổ vì cử chỉ đó. Xúc phạm cần phải được tha thứ, và nếu được, mọi người sẽ hưởng hậu quả. Người ngoài cũng sẽ nhận thấy thái độ của cộng đoàn. Thời nay, do cộng đoàn lớn mạnh, không thể để những tranh chấp vẫn tiếp diễn, hay bỏ qua, để không ai còn để ý đến. Nhưng, một vết thương chưa nhìn thấy vẫn là một vết thương. Và sự hiệp nhất của các tín hữu sẽ bị ảnh hưởng do những vấp phạm giữa các thành phần giáo hội.

Lời dạy trong Phúc âm hôm nay đưa ra một quá trình khá phức tạp và cụ thể về sự tha thứ và hòa giải. Lúc đầu chỉ có giữa 2 người thôi. "nếu người anh em của anh trót vấp phạm, thì anh hãy tìm cách sửa lỗi nó..." Hãy chú ý, nạn nhân bị xúc phạm sẽ tìm cách trao đổi với người phạm tội. Lúc này câu chuyện chỉ xãy riêng giữa 2 người thôi. Lời chỉ dạy không nói đến làm cách nào để trao đổi giữa 2 người. Hy vọng là 2 người sẽ nói chuyện với nhau một cách êm thắm, và cộng đoàn tin tưởng là họ sẽ đối đải với nhau tử tế. Nhưng, cuộc sống của cộng đoàn lớn hiện nay không luôn đơn giản theo lý tưởng đó.

Nếu bước thứ nhất không thành sự, thì câu chuyện giữa 2 bên nên có thêm 1 hay 2 người nữa. Chúng ta có thể đi ngay đến lời cuối cùng của bài phúc âm hôm nay. "Vì ở đâu có 2 hay 3 người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở đấy, giữa họ". Chúng ta thường áp dụng lời này cho 2 hay nhiều tín hữu họp nhau cầu nguyện, thì Chúa Giêsu sẽ ở giữa họ. Thật thế. Nhưng, trở về bài phúc âm: câu văn nói về sự hòa giải trong cộng đoàn khi "2 hay 3" người họp nhau để hòa giải về những sự xúc phạm giữa các thành phần trong giáo hội. Chúa Kitô luôn ở giữa chúng ta và giúp làm cho các thành viên trong giáo hội hiểu biết và tin tưởng nhau hơn. Đó là điểm chính của bài Phúc âm hôm nay, hơn là một "lý tưởng" đối với cộng đoàn giáo hội rộng lớn biểu trưng sự khó khăn của "xã hội thực tế".

Hoặc nói cách khác đi nữa: chúng ta tìm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô ở đâu? Theo thí dụ hôm nay, Chúa Kitô ở giũa chúng ta khi chúng ta cùng nhau hòa giải một xúc phạm. Tha thứ và công chính sẽ là đặc tính của cộng đoàn. Nếu được thành tựu thì người ngoài sẽ nhận xét là điều đặc biệt của cộng đoàn giáo hội và họ cũng sẽ nhận xét luôn là Chúa Kitô đang sống động ở giữa chúng ta và giúp chúng ta làm việc mà chúng ta không tự làm được nếu không có Ngài. Chúng ta tin tưởng là Chúa Giêsu thật ở giũa chúng ta trong bí tích Thánh Thể hôm nay. Chúng ta nghĩ đến những chia rẻ trong giáo xứ, và trong toàn thể giáo hội hoàn vũ. Cũng như những chia rẻ giữa các giáo hội vì những xúc phạm và hiểu lầm qua bao thế kỷ. Chúng ta kính mời Chúa Kitô đến ở giũa chúng ta và giúp chúng ta thành tâm giải quyết những sự lầm lỗi nhỏ bé và lớn lao.

Lời dạy của Chúa Giêsu tiếp tục: Nếu người phạm tội cứng lòng, không chấp nhận lỗi mình thì sẽ đi một bước nữa: "nếu người anh em không nghe thì hãy đi báo tin cộng đoàn". Đến đây, Chúa Giêsu ban cho toàn thể cộng đoàn quyền "buộc tội hay tha thứ", quyền nhận một người phạm lỗi quay trở lại hay quyền buộc tội một người phạm lỗi không chịu hối cãi. Điều buộc tội là một điều đáng tiếc, nhưng là điều phải làm. Thật ra, không phải là điều quan trọng khi Giáo hội trục xuất một người ra khỏi cộng đoàn. Mà chính là người phạm tội tự quay mặt rời xa cộng đoàn. Vì người phạm tội cứng lòng, người đó tự xét đưa mình ra khỏi cộng đoàn. Nếu người đó không hòa giải được việc sai trái họ đã làm, cộng đoàn bắt buộc phải chấp nhận sự thật đã xãy ra. Người phạm tội sẽ tự coi như là "một người ngoại, hay một người thu thuế". Đó là lời người Do thái dùng để ám chỉ một người không trong sạch, và ở ngoài tôn giáo của họ. Nhưng, chúng ta nên nhớ là Chúa Giêsu đón tiếp người ngoại và người thu thuế vào cộng đoàn với Ngài, và tha thứ chấp nhận họ. Và tôi nghĩ lời kết luận trong bài phúc âm này hơi khó hiểu.

Chúng ta cảm thấy bài phúc âm hôm nay và cả đoạn 18. Nói về sự hòa hợp và tin tưởng vào lời dạy dỗ của Chúa Giêsu là điều quan trọng trong phúc âm thánh Mátthêu. Người tín hữu không sống riêng biệt, nhưng là thành phần của một cộng đoàn làm chứng nhân và nâng đỡ nhau. Khi một thành phần bị xúc phạm các thành phần khác có mặt để nâng đỡ và để sữa lại lỗi lầm.

Nhưng, bài Phúc âm hôm nay nói về gì? Chúa Giêsu chỉ nói đến xúc phạm và lỗi lầm của một người hay sao? Thử hỏi, nếu một dân tộc bị xúc phạm thì chúng ta phải làm gì? Thử hỏi, nếu người nghèo bên kia thành phố bị bỏ quên, và bị mất quyền lợi, và không được giúp đỡ thì sao? Thử hỏi, nếu một nhóm trong giáo xứ chúng ta bị coi như là thành phần thấp kém vì họ mới đến thì sao? Thử hỏi, nếu tiếng nói của phụ nữ bị bỏ qua thì sao? Hoặc nếu các bô lão bị bỏ quên thì sao? Thử hỏi, nếu các thanh thiếu niên không bao giờ nghe những vấn nạn và nhu cầu của họ được nhắc đến trong bài giảng hay trong Phụng vụ thì sao? Thật đấy, các bạn có suy nghĩ về những điều đó chăng.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN23

Đọc nhiều nhất Bản in 07.09.2017 18:35