Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Bánh Vẽ!

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

Tin Mừng Chúa Nhật X TN : Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Năm C) Lc 9, 11b – 17

I. KHÓ TIN MÀ CÓ THẬT

Tu sĩ Dòng Tên đứng đầu hãng tin UCA phê bình sự biến đổi bản thể (BT. Thánh Thể)

CWNews 25.05/2010 - Nhận định rằng “các tín hữu Công giáo có thể trở nên cực đoan hơn về một hình thức Mình Chúa Kitô trong bánh Thánh Thể như là sự hiện diện ĐÍCH THỰC của Chúa Kitô”, Cha Michael Kelly, tu sĩ Dòng Tên, giám đốc điều hành hãng tin Công Giáo Á Châu UCA, đã chỉ trích giáo lý biến đổi bản thể trong một bài viết ngày 24.05.2010. Trong mục nầy, - một chỉ trích về những bản dịch phụng vụ mới, chính xác hơn phản ảnh nội dung và vẻ trang nghiêm của tiếng la tinh nguyên thủy – Cha Kelly viết :

“Đáng tiếc thay, tất cả quá thường xuyên, chỉ duy nhất Sự Hiện Diện được tập chú là sự hiện diện của Chúa Kitô trong những yếu tố của bánh và rượu. Được mô tả một cách không thỏa đáng như là sự thay đổi ‘bản thể’ (chứ không phải là các ‘tùy thể’) của bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, mầu nhiệm sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể mang hành trang trí tuệ nầy của một vật lý học mà không ai chấp nhận. vật lý học Aristote đưa ra những phân biệt cầu kỳ tỉ mỉ như thế, tuy nhiên không có vẻ hợp lý và nay không thể hiểu được. Chúng vô nghĩa trong thế giới vật lý lượng tử hậu Newton vốn là bối cảnh khoa học mà chúng ta đang sống ngày nay.

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo mặt khác lại dạy: Công đồng Triđentinô tóm tắt đức tin Công giáo với tuyên bố : “Vì Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã nói rằng đó thật sự là Mình Người, mà Người dâng dưới hình bánh, đó luôn là điểu xác tín của Hội Thánh Chúa và Thánh Công Đồng nầy nay tuyên bố lại rằng qua việc hiến dâng bánh và rượu diễn ra một sự thay đổi toàn bộ bản thể của bánh thành bản thể Mình Chúa Kitô Chúa chúng ta và toàn bộ bản thể rượu trở thánh bản thể Máu Người. Sự biến đổi nầy Hội Thánh Công giáo đã gọi tên một cách thich hợp và đúng đắn là biến đổi bản thể  (transubstantiation) (GLHT.CG số 1376)

II. TRUE LIES – BÁNH VẼ?

Một giai thoại kể rằng, sau khi nghe bản nhạc của Thánh Tôma, với hình ảnh Chúa Giêsu là “Pie Pelicane” (con chim  bồ nông), dùng mỏ xẻ ngực mình cho bầy chim con kêu đói, một vị thánh đã âm thầm xé bỏ bản nhạc sáng tác tôn thờ Thánh Thể, vì thấy bản nhạc của Vị Thánh “thiên thần” quá siêu phàm và du dương. Vị  nầy hẳn sẽ  bớt mặc cảm khi biết rằng hình ảnh con chim bồ nông bị mô tả thiếu chính xác. “Pie Pelicane, Jesu Domine” : Chúa Giêsu có thể là con chim bồ nông mẹ, nhưng cảnh tượng mà Thánh Tôma nhìn thấy (hoặc nghe nói), thực ra là chỉ là cảnh xảy ra thường ngày, khi bầy bồ nông nhỏ chưa tự kiếm mồi được: mỗi lần đi ăn về, chim mẹ không bao giờ quên phần của bầy con và Tạo Hoá ban cho loài chim nầy cái túi dự trữ thức ăn ở màng da phần mỏ dưới như một cái túi. Nhìn từ xa, khi chim mẹ há miệng để bầy chim con rúc mỏ ăn, người ta có cảm tưởng chim  mẹ đang xẻ ngực mình nuôi bầy con.

Dùng chính thân xác mình để nuôi sống và giúp bầy con phát triển, lại là loài ít ai ngờ tới : họ nhện. Sinh ra một bọc trứng, nở ra một bầy con đông đúc, cũng là thời điểm nhện mẹ kết thúc đời mình. Một cảnh tượng cảm động và kinh hoàng: nhện mẹ rời nơi an toàn, tiến vào giữa bầy con đông đúc mới nở trong veo và đang cần thức ăn. Nhện mẹ vừa nằm yên, là bầy con xông tới, bám vào chân, bám vào lưng, vào bụng và thi nhau chích chất độc vào người nhện mẹ. Sau một hồi dãy dụa, đau đớn, nhện mẹ làm bổn phận mẫu tử Tạo Hoá phú cho: trở thành thức ăn cho bầy con, để bầy con sống và phát triển.

Bánh vẽ là hình vẽ cái bánh trên giấy, nó không phải là cái bánh thật, không ăn được. Bánh vẽ có nghĩa bóng là cái hình thức giống như thật, nhưng thực chất không có gì. Bánh vẽ không làm nguôi cơn đói. Nhà thơ Chế-Lan-Viên đã làm một bài thơ khá lạ lùng, tựa đề “Bánh Vẽ”, mà xét về vần điệu có thể xếp vào hàng “thơ con cóc” và có lẽ còn dỡ hơn cả cái bánh vẽ, mà vì sợ mất lòng mà ông đã phải ngồi nán lại. Nhà thơ lớn nầy một đời gắng thay đổi tư duy, che theo chiều gió mà vẫn nghèo túng cùng cực, chẳng ai đoái hoài, khi chết vẫn thấy những thứ người ta hứa cho mình ăn, hoá ra chỉ toàn bánh vẽ. Ai đi ăn bánh vẽ bao giờ và nếu không nhằm một ý tưởng sâu xa nào đó, thì việc dọn bánh vẽ là một sự sỉ nhục lớn lao. Ấy thế mà vị linh mục Dòng Tên, giám đốc điều hành (CEO) của tờ UCA Online, lại cho rằng Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu ban và truyền lại cho Giáo Hội, qua chính qua các thừa tác viên linh mục của Giáo Hội, thực ra chỉ là bánh vẽ, rượu vẽ, nghĩa là một bàn tiệc “ảo” (theo cách nói ngày nay) và chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Từ đó suy ra, mọi điều Thiên Chúa làm, từ tạo dựng cho đến chương trình cứu độ, từ mầu nhiệm Nhập Thể, Khổ Nạn cho đến Phục Sinh, chỉ là những biểu tượng, những màn biểu diễn, mà kỹ thuật ánh sáng la-de (laser) hiện đại dễ dàng vẽ lên bầu trời, cho ra những cảnh tượng sinh động và hấp dẫn. Hoá ra chúng ta bị Thiên Chúa đánh lừa! True Lies - những lời nói dối chân thật – trong bộ phim do diễn viên Arnold Schwarzenegger, nay là thống đốc bang California thủ vai chính,-  vẫn còn “nhân bản”, tử tế và có hậu hơn những chiếc ‘bánh vẽ” mà Chúa Giêsu phỉnh gạt thế nhân, chúng ta, bao năm qua, - ít ra là theo lời của linh mục Michael Kelly. Một Thiên Chúa cho ăn bánh vẽ, chắc chắn không thể là một Thiên Chúa “phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, lọn tốt trọn lành, ở khắp mọi nơi” (“Bổn lẽ cần cho được rỗi linh hồn”, Địa phận Vinh). Kết luận : không có Thiên Chúa! Vị tu sĩ nầy không cần tốn nhiều công phu và thời gian như Satan và các thế lực vô thần, mà kết quả cũng không kém ngoạn mục!

Thật may là Thánh Thể Chúa Giêsu thực hiện nơi Bàn Tiệc Ly và truyền cho Giáo Hội cử hành suốt hơn hai ngàn năm qua, lại không phải là bánh vẽ, rượu vẽ, mà thật sự là thịt và máu thật, thân xác, linh hồn, thiên tính đầy đủ của Chúa Giêsu, người thật và là Thiên Chúa thật. Khoa học không giải thích trọn vẹn điều nầy, nhưng những tiến bộ về di truyền học ngày càng giúp dễ hiểu hơn về “biến đổi bản thể” trong Bí Tích Thánh Thể.

Bằng phương pháp cấy ghép mô, người ta đã cho ra hàng trăm loài kỳ hoa dị thảo, hàng ngàn loại cây trái ngũ cốc biến đổi gien, với những ưu điểm vượt trội : sản lượng cao hơn, hình thức đẹp hơn, chất lượng ngon hơn, chống chịu sâu bệnh và hạn hán tốt hơn, không có hạt và thậm chí còn ‘doạ’ làm cho mất mùi khó chịu, như trường hợp trái sầu riêng. Người ta đã và chắc chắn sẽ khám phá trong bộ gien đã được giải mã, những gien là tác nhân gây các chứng bệnh và chỉ cần can thiệp, điều chỉnh một chút, là sẽ chữa trị hoặc ngăn ngừa được các chứng nan y hoặc tật nguyền. Hơn mười ba năm (1997) kể từ khi Cừu Dolly ra đời do kỹ thuật nhân bản vô tính, đến nay con người đã thành công trong việc tạo ra tế bào tổng hợp (nhân tạo): những bước tiến vượt bực, đến nỗi có người còn đặt ra câu hỏi : phải chăng con người muốn thay Thượng Đế? Vị tu sĩ Dòng Tên có cái nhìn không hiểu do cuồng dại hay cố tình phổ biến sai lầm, sẽ không sao hiểu được thế nào là tình yêu và vì sao Thánh Thể lại là Bí Tích Tình Yêu. Chắc chắn vị tu sĩ nầy không nhớ rằng những giọt sữa mình bú mớm những năm  tháng đầu đời, được chắt chiu, gạn lọc và kết tinh từ những giọt máu hình thành nhọc nhằn qua bao công đoạn do Tạo Hoá phú cho, từ những hạt cơm, cọng rau, hạt muối.  Một cuộc “biến đổi bản thể’ diễn ta từng giây từng phút từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người cho đến tận thế, không thay đổi, không suy suyển. Đó là mới ở mức độ con người, tạo vật. Không phải ‘biến đổi bản thể’ thì là cái gì?

Vị linh mục nầy hẳn phải vô ơn bội nghĩa đến mức nào, khi không nhớ rằng ngài lớn lên, có cơm ăn áo mặc, có sức khoẻ, học hành đỗ đạt, làm tới chức CEO một tờ báo trực tuyến tiếng tăm như UCA, hoàn toàn đều do những giọt mồ hôi công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy đổ xuống, những giọt mồ hôi hình thành từ sự hao mòn xương thịt và máu cho ngài và vì ngài, mà động cơ duy nhất là : TÌNH YÊU. Và vì không biết yêu thương, vì thực sự vô ơn, làm sao vị tu sĩ nầy hiểu được Tình Yêu Vô Biên khiến Chúa Giêsu (và Ba Ngôi Thiên Chúa) dốc hết công sức, quyền năng vào một “phát minh”, mà nếu không định nghĩa bằng Tình Yêu, thì đúng là phí phạm, vô duyên và hạ giá. Nói chung, Thiên Chúa làm cái gì cũng phí phạm, vô duyên và tự hạ thấp mình (x. Pl 2, 6 – 8) Có thể nói không sai : Tình Yêu đã thêm vào số tính từ nói về Thiên Chúa một tính từ nữa, nhưng lần nầy không được đẹp đẽ cao sang : mù quáng! Tình Yêu vô biên đã làm cho Thiên Chúa nên vô cùng mù quáng! Nhưng linh mục Michael Kelly ơi! Vì ngài không làm cha làm mẹ, - đúng ra ngài không chịu suy gẫm về thiên chức làm cha trong chức linh mục – nên Ngài không thể hiểu hai câu nầy :

1. Câu nói của Chúa Giêsu : “Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6,57) [không ai con cái xin bánh, mà đưa cho con hòn đá  - Mt 7, 9].

2. Tâm thức Thiên Chúa đặt để nơi con người : con cái sinh ra là để rút hết lục phủ ngũ tạng của cha mẹ.

Tin hay không, tùy Cha, thưa Cha Michael Kelly : Không phải là bánh vẽ đâu!

Hãy Hát Lời Tình Yêu - Thánh Vịnh 52
Không Có Thiên Chúa (x. TV 13)

Lời phủ nhận phủ phàng chẳng khác nào giáng một đòn mạnh trên những nền tảng sự sống. Quả thật chính tận sâu thẳm cuộc đời mà niềm tin vào Thiên Chúa như viên đá tảng được gắn chặt cố định vào, để những viên đá khác tìm đến tựa nương. Toàn bộ thế quân bình sẽ bị đe doạ, khi viên đá tảng bị lung lay. Tuy nhiên kẻ vô thần lại tìm được đồng loả là thế gian. Chỉ có đức tin, duy nhất đức tin mà thôi,mới giúp đương đầu khi mà dòng biến cố dường như ủng hộ kẻ nghịch đạo, khi kẻ tin kinh noàng nhận ra họ chỉ đơn độc một mình. Mẹ Têrêxa đã cảm nhận sâu xa điều đó, khi hồi ký của Mẹ cho thấy nỗi sợ hãi, sự cô đơn trống trãi trong suốt 50 năm đời tận hiến. Và điều làm Mẹ đau khổ nhất, chính là Mẹ nghi ngờ cả sự hiện diện của Chúa! Bóng tối dày đặc tâm hồn Mẹ, nhưng một điều an ủi Mẹ, chính là Mẹ biết Chúa yêu mẹ vô cùng và càng yêu thương, Chúa càng thử thách để tinh luyện Mẹ như lửa thử vàng. Kẻ tin ngước mắt lên : Không! Người ấy không cô độc! Chúa ở đó, Chúa nhìn xem, Chúa xét xử, Chúa ban công lý và xua tan mây mù. Trong hy vọng, Giáo Hội chờ đợi giờ của Chúa…”Khi Con Người đến, liệu còn tìm thấy được đức tin trên trái đất nầy?” (Lc 18,8).

Giuse Nguyễn Thế Bài

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 06.06.2010. 23:38