Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Bài giảng Thánh Lễ nửa Đêm Giáng Sinh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

“Thiên Chúa gặp một Không Gian, cho dầu đó có nghĩa là đi vào ngang qua chuồng bò”

VATICAN (Zenit.org).-Bản dịch Vatican bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giảng trong Thánh lễ Nữa Đêm trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

* * *

Anh Chị Em thân mến,

“Bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà đã sinh con trai đầu lòng, lấy tả bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ”(Lk 2: 6f.) Những lời này đánh động lòng chúng ta mỗi khi chúng nghe. Đây là lúc sứ thần đã báo trước tại Nadareth: “Bà sẽ sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:31). Đây là lúc mà Israel đã chờ đợi hàng thế kỷ, qua nhiều giờ đen tối – lúc mà toàn thể nhân loại đã chờ đợi bằng cách nào đó, trong những từ ngữ còn được định nhĩa -mập mờ: khi Thiên Chúa sẽ chăm sóc chúng ta, khi Người sẽ đi ra khỏi sự nấp kín của Người, khi thế giới sẽ được cứu độ và Thiên Chúa sẽ đổi mới mọi sự.

Chúng ta có thể tưởng tượng loại dọn mình bên trong, loại tình yêu mà theo đó Đức Maria tới gần giờ này. Câu ngắn: “Bà lấy tả bọc con” cho phép chúng ta thoáng thấy một cái gì thuộc niềm vui thánh và sự sốt sắng thầm lặng của sự dọn mình này. Những chiếc tả đã sẵn sàng, nên hài nhi được ban cho một sự đón tiếp xứng đáng, Nhưng không có chỗ trong quán trọ.

Bằng cách nào đó, loài người đang chờ đợi Thiên Chúa, chờ đợi Người đến gần. Nhưng khi tới lúc, không có chỗ cho Người. Con người quá lo lắng cho mình, con người cần khẩn cấp tất cả không gian và tất cả thời gian cho những sự của mình, đến nổi không gì còn lại cho những kẻ khác –cho người thân cận của mình, cho người nghèo, cho Thiên Chúa. Và những con người càng giàu có hơn, thì càng chiếm hết không gian cho chính mình. Và dành chỗ ít hơn cho những người khác.

Thánh Gioan, trong Tin Mừng của ngài, đã đi vào trung tâm vấn đề, thêm chiều sâu cho tường thuật ngắn của Thánh Luca về tình huống tại Belem: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Jn 1:11). Điều này qui chiếu trước hết và hơn hết tới Belem: người Con vua Đavid đến thành phố của mình, nhưng Người đã phải sinh ra trong một chuồng bò, bởi vì không có chỗ cho Người trong quán trọ. Sau đó điều này qui chiếu về dân Israel: Đấng được sai đến giữa dân mình, nhưng họ không muốn nhận Người. Và thật sự điều ấy qui chiếu tới toàn nhân loại: Đấng đã tạo dựng thế giới, Lời-Sáng Tạo chính yếu, đi vào thế giới nhưng Người không được nghe, Người không được đón nhận’

Những lời này cuối cùng chỉ về chúng ta, về mỗi cá nhân và về xã hội nói chung, Chúng ta có thời gian cho người thân cận chúng ta là kẻ đang cần một lời nói từ chúng ta, từ tôi, hay là đang cần tình yêu của tôi? Cho người đau khổ cần sự giúp đỡ? Cho người chạy trốn hay tị nạn tìm nơi ẩn náu? Chúng ta có thời gian và không gian dành cho Chúa không? Chúa có thể đi vào trong sự sống chúng ta không? Chúa gặp được chỗ trong chúng ta không, hay là chúng ta chiếm hết không gian có được trong những tư tưởng, những hành động, những sự sống của chúng ta cho chính chúng ta, chăng?

Tạ ơn Chúa, chi tiết tiêu cực này không phải chỉ một mình nó mà thôi, cũng không phải cái cuối cùng chúng ta gặp được trong Tin Mừng. Đúng như trong Luca chúng ta gặp tình yêu mẫu tử của Đức Maria và sự trung thành của thánh Giuse, sự canh thức của các mục tử và niềm vui lớn của họ, đúng như trong Thánh Matthêu, chúng ta gặp sự thăm viếng của các hiền sĩ, đến từ xa, Thánh Gioan cũng nói với chúng ta: “Còn những ai đón nhận Người, thì Người cho quyền trở nên con Thiên Chúa” (Jn 1:12). Có những kẻ đón nhân Người, và như vậy, bắt đầu với chuồng bò, với bên ngoài, âm thầm mọc lên nhà mới, thành phố mới, thế giới mới.

Sứ điệp Giáng Sinh làm chúng ta nhận biết cảnh tối tăm của một thế giới đóng kín, và do đó chắc chắn soi sáng một thực tại chúng ta thấy hằng ngày. Nhưng sứ điệp ấy cũng nói với chúng ta rằng Thiên Chúa không để Người bị khép kín. Người gặp một không gian. Cho dầu điếu đó có nghĩa là đi vào qua chuông bò; có những kẻ thấy ánh sáng của Người và đi qua. Qua lời Tin Mừng, sứ thần cũng nói với chúng ta, và trong phụng vụ thánh ánh sáng của Đấng Cứu Thế đi vào đời sống chúng ta. Dầu chúng ta là những mục đồng hay là “những hiền sĩ” –ánh sáng và sứ điệp của nó kêu gọi chúng ta đi ra, bỏ cái vòng chât hẹp của những ước muốn và những sở thích chúng ta, đi ra gặp Đức Chúa và thờ lạy Người. Chúng ta thờ lạy Người bằng cách mở thế giới cho chân lý, cho sự lành, cho Chúa Kitô, cho sự phục vụ những kẻ bị loại và trong họ Chúa chờ đợi chúng ta.

Trong một số phong cảnh Giáng Sinh từ cuối những thời Trung Cổ và thời kỳ đầu hiện đại, chuồng bò được vẽ như một lâu đài đang hư hỏng. Còn có thể nhận ra hình thức trước kia của nó, nhưng bây giờ nó trở thành một đống đổ nát, các vách sập đổ -trên thực tế nó đã trở nên một chuồng bò. Mặc dầu nó thiếu nền tảng lịch sử, sự giải thích ẩn dụ này tuy nhiên diễn tả một điều gì có thật được giấu trong mầu nhiệm Giáng Sinh. Ngai vua Đavíđ, đã được hứa tồn tại muôn đời, trống rổng. những kẻ khác thống trị Đất Thánh.

Giuse, miêu duệ của Đavíđ, là một công nhân đơn sơ; trên thực tế, lâu đài đã trở nên một nơi ở rất tồi tàn. Đavíđ đã bắt đầu sự sống như một mục đồng. Khi Samuel tìm kiếm Đavid để xức dầu cho anh, thì xem ra điều không thể và phi lý là một chú bé mục đồng như Đavid lại có thể trở nên người gánh vác lời hứa của Israel. Trong chuồng bò Belem, chính thành phố nơi mọi sự bắt đầu, vương quyền Đavíđ đã bắt đầu lại trong một cách mới – trong hài nhi quấn bức khăn để nằm trong máng cỏ. Ngai mới từ đó Đavíđ này sẽ lôi kéo thế giới đến với mình là Thánh Giá.

Ngài mới –Thánh Giá -tương ứng với sự bắt đầu mới trong chuồng bò. Nhưng đó đúng là cách lâu đài Đavíđ thật, vương quyền thật được xây dựng. Lâu đài mới này rất khác xa cái mà dân chúng tưởng tượng là một lâu đài và vương quyền phải giống như vậy. Đó là cộng đồng của những kẻ cho phép mình được tình yêu của Chúa Kitô lôi kéo và như vậy là trở nên một thân thể với Người, một nhân loại mới.

Quyền phép đến từ Thánh Giá, quyền phép của lòng tốt hiến mình –đó là vương quyền thật. Chuồng bỏ biến thành một lâu đài – và khởi công từ điểm bắt đầu, Chúa Giêsu xây dựng một cộng đồng vĩ đại mới, mà lời-chìa khóa các thiên thần hát trong giờ Người sinh ra: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời cao, và bình an dưới thế cho những kẻ Chúa thương” -những kẻ đặt ý muốn của mình trong ý muiốn của Người, nhờ vậy trở thành những con người của Chúa, những con người mới, một thê giới mới.

Gregory thành Nyssa, trong những bài giảng Giáng Sinh của ngài, đã phát triển cũng một quan niệm rút ra từ sứ điệp Giáng Sinh trong Tin Mừng Thánh Gioan: “Người cư ngụ giữa chúng ta” (Jn 1: 14). Gregory áp dụng đoạn này từ chiếc lều thật tới cái lều thân xác chúng ta, đã trở nên hao mòn và yếu kém, bị phơi bày khắp nơi cho sự đau đớn và đau khổ. Và ngài áp dụng sự này cho toàn vũ trụ, bị tan nát và biến dạng do tội. Ngài sẽ nói sao nếu ngài có thể thấy tình tạng thế giới ngày nay, qua sự lạm dụng năng lực và sự bóc lột ích kỷ và thiếu thận trọng? Anselm thành Canterbury, trong một cách hầu như tiên tri, có lần đã diễn tả một quan niệm về điều chúng ta chứng kiến hôm nay trong một thế giới ung thúi mà tương lai lâm nguy: “ Mọi sự dường như chết, và đã mất phẩm gía của nó, được làm nên để phục vụ những kẻ ngợi khen Chúa. Các yếu tố của thế giới bị áp bức, chúng mất vẻ hoành tráng của chúng do sư lạm dụng của những người bắt chúng làm nô lệ cho các ngẫu tượng của họ, mà không vì ngẫu tượng đó mà họ được tạo dựng” (PL 158, 955f.)

Như vậy, theo cái nhìn của Gregory, chuồng bò trong sứ điệp Giáng Sinh biểu thị thế giới bị lạm dụng. Điều Chúa Kitô tái kiến thiết không phải là lâu đài bình thường. Người đến phục hồi vẻ đẹp và phẩm giá của tạo vật, của vũ trụ : điều này là điều đã bắt đầu ngày Giáng Sinh và làm cho các thiên thần vui mừng. Trái Đất được phục hồi cho trật tự mới do sự kiện nó được mở ra cho Chúa, nó được lại ánh sáng thật của nó, và trong sự hoà họp giữa ý muốn con người và ý muốn của Chúa, trong sự hiệp nhất chiều cao và chiều sâu, nó lấy lại vẻ đẹp và phẩm giá của nó.

Như vậy Giáng Sinh là một lễ của tạo vật được phục hồi. Chính trong bối cảnh này mà các Giáo Phụ giải thích bài hát của các thiên thần trong đêm thánh này: đó là một sự bày tỏ niềm vui trên sự kiện chiều cao và chiều sâu, Trời và Đất, lại được hợp nhất hơn; con người lại được kết hợp với Chúa. Theo các Giáo Phụ, phần bài hát Giáng Sinh của các thiên thần là sự kiện bây giờ các thiên thần và loài người có thể hát chung và như vậy vẻ đẹp của vũ trụ được diễn tả trong vẻ dẹp của bài hát ngợi khen. Bài hát phụng vụ -vẫn theo các Giáo Phụ -có phẩm giá riêng của nó qua sự kiện nó được hát chung với ca đoàn các thiên thần. Chính sự gặp gở với Chúa Giêsu kitô cho chúng ta khả năng nghe bài hát các thiên thần, như vậy là tạo dựng bản nhạc thật, bản nhạc này phai nhạt khi chúng ta mất sự cùng hát và cùng nghe như vậy.

Trong chuồng bò tại Belem, Trời và Đất gặp nhau. Trời đã xuống Đất. Vì lẽ này, một ánh sáng chiếu rọi từ chuồng bò qua mọi thời gian; vì lẽ này niềm vui được đốt lên ở đây; vì lẽ này bài hát được sinh ra ở đây. Cuối bài suy gẫm Giáng sinh của chúng ta, tôi muốn trích dẫn một đoạn danh tiềng từ thánh Augustine. Khi giải thích lời cầu trong kinh Lạy Cha: “Lạy cha chúng con ở trên Trời”, ngài hỏi: điều này là gì -Trời? Và Trời ở đâu? Rồi tới một giải đáp đáng gây ngạc nhiên: “…ai ở trên Trời –điều đó có nghĩa : trong các thánh và những người công chính. Phải, những trời là những vật thể cao nhất trong vũ trụ, nhưng chúng vẫn là những vật thể, không thể hiện hữu trừ ra trong một chỗ đã ấn định cho.

Nhưng nếu chúng ta tin rằng Chúa ở trên trời, nghĩa là trên những nơi cao nhất của thế giới, như vậy loài chim có phúc hơn chúng ta, bởi vì chúng sống gần Chúa hơn. Nhưng không có viết: “Chúa ở gần những kẻ ở trên những nơi cao hay là ở trên núi’, nhưng đúng hơn: “Chúa ở gần những kẻ tan nát tâm can’ ( Tv 34:18 [33:19], một kiểu nói qui chiếu về đức khiêm tốn. Cũng như người phạm tội bị gọi là ‘Đất’, thì ngược lại người công chính có thể được gọi là ‘Trời’ ‘ (Sermo in monte II,5,17). Trời không thuộc về địa lý không gian, nhưng thuộc về địa lý cõi lòng. Và cõi lòng của Chúa, trong Đêm Thánh, nghiên mình xuống chuồng bò: sự khiêm nhượng của Chúa là Ttrời. Và nếu chúng ta xích gần sự khiêm nhường này, lúc đó chúng ta đụng Trời. Lúc đó Đất cũng đuựơc đổi mới. Với sự khiêm tốn của những mục đồng, chúng ta hãy ra đi, trong Đêm Thánn này, tới hài Nhi trong chuồng bó! Chúng ta hãy động tới sự khiêm nhượng của Chúa, cõi lòng của Chúa! Lúc đó niềm vui của Người sẽ đánh động chúng ta và sẽ làm cho thê giới sáng lạn hơn. Amen.

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 28.12.2007. 09:59