Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Bí Tích Truyền Chức Thánh Của Giáo Hội Công Giáo
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh, kỷ niệm Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể và Chức Linh Mục, tôi muốn nói thêm ít điều nữa về Bí Tích Truyền Chức Thánh (Holy Orders) của Giáo Hội Công giáo.
Trong một bài viết trước đây, tôi đã giải thích từ La ngữ Ordo là Chức Thánh như Sách Giáo lý mới của Giáo Hội nói về Bí Tích Truyền Chức Thánh, theo đó có ba chức Thánh là chức Phó tế, chức Linh Mục và Chức Giám Mục (cf. SGLCG, no. 1537). Tôi cũng nói là Ordo không phải là Ministerium =Ministry =Ministère = Ministerio = diakonia = Thưà Tác vụ.
Chức Thánh (Holy Orders, Ordenes sagradas) dịch từ chữ Latin “Ordo” là từ ngữ được dùng trong thời La Mã cổ (Roman antiquity) để chỉ một cơ chế dân sự được thiết lập (an established civic body) cho mục đích cai trị. Còn từ ngữ “ordinatio “ mà ta quen gọi là Phong chức hay truyền chức thánh thì nguồn gốc cũng chỉ việc “gia nhập vào Ordo” đó.
Đây là xét về nguồn gốc và ý nghĩa nguyên thủy (etymology and semantics) của từ ngữ. Nhưng trong Giáo Hội từ thời xa xưa cũng có truyền thống dựa trên căn bản Kinh Thánh để gọi những cơ chế được thiết lập (established bodies) là “Ordines” (latin) hay “Taxeis” (Hy ngữ) có nghĩa là “bậc, giới hay hàng”. Từ đó ta có các cụm từ như “Hàng Phó Tế (ordo diaconorum) “ Hàng Linh muc” (ordo presbyterorum) “hàng Giám Mục” (ordo episcoporum), hay “bậc dộc thân”, “giới dự tòng” v,v…
Cùng thể thức này, từ ngữ Hy lạp “Ecclesia”mà từ đó phát sinh ra từ ngữ “Giáo Hội” hay “Hội Thánh” thì tự nó cũng chẳng hề có nghĩa gì là “Giáo” là “Hội” cả, vì theo nguyên ngữ thì “Ecclesia” chỉ có nghĩa là một cuộc tụ họp dân chúng (dèmos) cho mục đích chính trị mà thôi. Nghĩa là hoàn toàn có tính chất trần tục, chứ không mang một ý nghĩa hay mầu sắc tôn giáo nào. Nhưng Chúa Giêsu đã mặc cho từ ngữ này một ý nghĩa tôn giáo sâu xa khi Người nói với Simon-Phêrô:
“Con là đá và trên đá này ta sẽ xây Giáo Hội (Ecclesia)của Ta ” Mt. 16,18)
Thánh Phaolô cũng tiếp tục tô mầu sắc tôn giáo cho danh từ “Ecclesia” khi Ngài viết thư cho Cộng Đoàn tín hữu tại Corintô như sau :
“Thật thế, trước tiên tôi nghe rằng khi họp Cộng Đoàn (Ecclesia), anh em chia rẽ nhau, và tôi tin là điều ấy có phần đúng” (1 Cor 11, 18)
Như thế cho thấy là ý nghĩa nguyên thủy hoàn toàn có tính chất trần tục của từ ngữ “Ecclesia” nói về việc hội họp dân chúng cho mục đích chính trị đã được “tôn giáo hóa” hay “thiêng liêng hóa”(spiritualization), để chỉ việc dân chúng tụ tập nhau lại với mục đích thờ phượng, đón nghe lời Chúa và tiếp nhận giáo lý của Người qua trung gian các Thừa tác viên có chức thánh (Ordained ministers). Đây là một thí dụ về sự biến thái nội dung của từ ngữ như “ Ecclesia” thành danh xưng chỉ Giáo Hội hay Hội Thánh =Ecclesia =Iglesia = Église =Church… như chúng ta thấy dùng ngày nay. Như thế rõ ràng cho thấy là nếu không đi vào mục đích thiêng liêng hóa hay tôn giáo hóa các thuật ngữ(termes, tournures), mà chỉ căn cứ vào ý nghĩa nguyên thủy của từ ngữ(Semantics) thì chẳng bao giờ chúng ta tìm được những cụm từ như Giáo Hội Công giáo, Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh Mục, chức Thánh, Truyền chức, Phong chức, Ân xá, Đại xá, Toàn xá v,v… ở bất cứ nguồn gốc nào kể cả trong Kinh Thánh. Và đây chính là một trong những lý do mà các giáo phái ngoài Công giáo thường nêu ra để đả kích Giáo Hội Công giáo, vì theo họ thì làm gì có những từ ngữ đó trong Thánh Kinh . Nói thế không phải Giáo Hội Công Giáo không tôn trọng Kinh Thánh đúng mức mà vì Giáo Hội còn có Thánh Truyền và Mặc Khải là hai nguồn chân lý mà các giáo phái kia không công nhận.
Trở lại trường hợp của từ ngữ Ordo. Nếu xét theo nghĩa nguyên thủy được sử dụng thì “Ordo” chỉ có nghĩa là một cơ chế dân sự được thiết lập cho mục đích cai trị chứ không có nghĩa gì là thiêng liêng, thần thánh cả. Nhưng cũng như từ ngữ Ecclesia, từ Ordo đã được thiêng liêng hóa để chỉ Ơn thánh mà chính Chúa Giêsu đã ban nhân Bữa Tiệc ly khi Người nói với các Môn đệ “ anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Jn 22:19). Như thế “Ordo” đã mang nội dung mới để chỉ Chức Thánh cũng như “Ecclesia” có nghĩa là Giáo Hội, mặc dù nguyên thủy các từ ngữ này chỉ có những ý nghĩa hoàn toàn trần tục (secular). Vả lại, nếu cắt nghĩa Ordo chỉ là “ Hàng” hay “Bậc” hoặc “giới” thì “Bậc” này là “Bậc” của những người được tuyển chọn để thi hành “Quyền thánh =sacra postestas =sacred power =pouvoir sacré” và chỉ có “Bậc” hay “Hàng” này mới được “Quyền thánh” mà thôi. chứ các “bậc” khác như “bậc trí thức, bậc độc thân, bậc có gia đình, hay giai cấp tư bản, giai cấp trưởng giả, quí tộc .v.v… không được thi hành “Quyền thánh” này, dù Ordo có nghĩa là bậc, là hàng là giai cấp hay còn có nghĩa là lịch. như lich Ordo về Phụng vụ.
Vậy thi hành “Quyền Thánh” thì phải có Chức Thánh không ??? nếu không phải thì tại sao Giáo Hội Mỹ và các Giáo Hội dùng tiếng Anh lại dịch “Ordo” là “Holy Orders”, hay “Ordenes sagradas” trong tiếng Tây Ban Nha ??? Có phải người ta kém thông thái về ngôn ngữ mà dịch sai như vậy để lừa bịp giáo dân ?
Không muốn gọi “Ordo” là “Chức thánh” để chỉ những “bậc” có “Quyền thánh” thì cũng tương tự như người Mỹ không muốn dùng danh hiệu “Tổng thống” mà chỉ nói đó là “ Người” được dân bầu lên để vào Nhà Trắng điều khiển ngành Hành Pháp của Hoa Kỳ ! Hay không muốn nói đó là con mèo mà chỉ tả một con vật 4 chân có đuôi, kêu meo meo và thích bắt chuột !
Từ ngữ tự nó không bao giờ mang hết mọi ý nghĩa sau khi được cấu tạo(coined) trong ngôn ngữ nhân loại. Chỉ sau khi được mang ra sử dụng, từ ngữ mới có thêm nhiều ý nghĩa mà khi được cấu tạo nó không bao hàm.(implied)hết.
Thí dụ các từ ngữ như “cây nho”, “cành nho”, “ người chăn chiên” … tự chúng không bao giờ có một ý nghĩa thiêng liêng nào nếu ta tìm định nghĩa của chúng trong các sách vở, tự điển…
Nhưng chúng đã trở thành những hình dung từ (metaphors) rất quan trọng để chuyên chở những ý nghĩa thiêng liêng bất ngờ sau khi Chúa Giêsu tự đồng hóa mình với các biểu tượng này như sau: “ Thầy là Cây nho, anh em là cành” (Jn 15: 5) .
“Ta chính là Mục Tử nhân lành” (Jn 10:11)
Từ đó, trong Kinh Thánh và trong đời sống của Giáo Hội, và chỉ trong Giáo Hội, những từ ngữ trên mới có ý nghĩa siêu nhiên vì đã dược thiêng liêng hóa bởi chính Chúa Giêsu khi Người muốn so sánh Sứ Mạng của mình trong trần thế với vai trò của người chăn chiên, cũng như muốn nhấn mạnh đến mối tương quan thân tình mật thiết giữa Chúa và Dân mới được Người cứu chuộc bằng giá máu của mình. Cũng vậy, từ ngữ “Ordo” tự nó không có ý nghĩa “chức thánh”, nếu ta chỉ truy tìm nghĩa này trong ngữ nguyên và ngữ học nghĩa (etymology and semantics). Nó chỉ mang ý nghĩa siêu nhiên để chỉ “Chức thánh”, vì Giáo Hội sử dụng nó để thông ban “ơn thánh” của Chúa Giêsu, vị Thượng Tế đích thực và đời đời, cho một số người được tuyển chọn để thi hành “ Quyền Thánh” (sacra postestas), vì không có “Ordo” hay Chức thánh này thì không ai được thi hành Quyền thánh ấy trong Giáo Hội.
Xưa kia trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu không hề nói lời nào cụ thể về Bí Tích Truyền Chức Thánh, hay Chức Thánh và công thức truyền Chức Thánh. Người chỉ bẻ bánh, trao cho các môn đệ ăn, cũng như trao rượu cho các ông uống và căn dặn “Anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy” (1Cor 11, 25). Lời nói này không hề minh nhiên (explicitly) có nghĩa gì là “Bí” là “tích” là “chức thánh” cả. Nhưng Giáo Hội, với ơn của Chúa Thánh Thần, đã tin và dạy rằng Chúa Giêsu quả thật đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức Thánh trong Bữa Tiệc Ly với 12 Tông đồ, qua cử chỉ trao bánh và ruợu với lời căn dặn nói trên. Từ đó Giáo Hội đã công thức hóa việc Truyền Chức Thánh với nghi thức đặt tay của Giám Mục cùng với lời nguyện thánh hiến và xin ơn Chúa Thánh Thần. Nghi thức này chỉ áp dụng cho người được chọn để lãnh chức Phó Tế, Linh mục và Giám mục mà thôi, chứ không áp dụng cho người lãnh thừa tác vụ (ministerium =ministry..). Vì thế Ordo không phải là thừa tác vụ (Ministerium) như có người lầm lẫn khi nói ngày chịu chức thánh là “ ngày lãnh tác vụ linh mục”. Tất cả công việc mục vụ, thánh vụ của linh mục là thừa tác vụ linh mục “priestly ministries”. Nhưng nếu không được lãnh Chức Thánh Linh mục thì không ai có thể thi hành những tác vụ trên được. Cho nên “Chức thánh = Ordo =Holy Orders) vẫn là yếu tố then chốt để đảm trách mọi thừa tác vụ chính thức trong Giáo hội. Chức Thánh Ordo được trao với công thức nói ở trên trong Lễ Truyền Chức (Ordinatio, Mass of ordination) trong khi Thừa tác vụ, như đọc sách thánh (Lector), hay giúp lễ (Acolyte) được trao với nghi thức gọi là“Rites of Installation to the Ministry of Lector or Acolyte” ở trong Chủng viện hay các Nhà Dòng cho các Đại Chủng sinh đã hoàn tất hai năm đầu Thần học được lãnh các thừa tác vụ này, nếu muốn tiến lên để lãnh chức thánh, thì các Đại Chủng sinh phải qua nghi thức gọi là “Admission to Candidacy for Ordination as Deacons and Priests” (Nhận vào ứng viên các Chức Phó tế và Linh Mục). Nghi thức truyền Chức Thánh và nghi thức trao thừa tác vụ hay nhận tư cách Ứng viên này hoàn toàn khác nhau nên không thể dùng thay thế (interchangeable) cho nhau được. Trong các Nghi thức Lể Rôma (Roman Ritual), tức Những Nghi Thức của Giáo Hội Công Giáo (The Rites of The Catholic Church) được Thánh Công Đồng Vaticanô II duyệt lại và được Đức Thánh Cha Phaolô VI công bố năm 1964, chỉ có Nghi thức Truyền Chức Thánh (Phó tế, Linh Mục hay Giám Mục) chứ không hề có nghi thức nào gọi là “trao tác vụ linh mục” cả. Tôi qủa quyết điều này và thách đố ai trưng được tài liệu chính thức của Giáo Hội nói là có Nghi thức trao tác vụ linh mục, thay vì nói là Lễ truyền chức Linh mục.
Thật ra, trong mọi Giáo Hội địa phương -hay là các Giáo phận- chỉ có việc Giám Mục trao thư bổ nhiêm cho tân linh mục, hoặc ngay sau Lễ truyền chức hay một vài ngày sau đó. Trong thư bổ nhiệm hay còn gọi là Bài sai này Giám Mục bổ nhiệm tân linh mục về một nhiệm sở hay Giáo xứ nào đó và trao cho linh mục này những năng quyền (priestly Faculties) được làm như giảng dạy, cử hành các Bí tích, trừ Bí tích Truyền Chức Thánh. Linh mục phải có những năng quyền này thì mới thi hành thừa tác vụ của mình cách hợp pháp (licitly) trong Giáo Phận. Cụ thể, nếu Giám Mục chưa trao năng quyền cử hành các bí tích, thì linh mục không thể tự động Rửa tội hay cử hành thánh lễ ơ một thánh đường hay nhà nguyện công nào.Giám mục có thể tạm rút hay rút vĩnh viễn (suspend temporarily or permanently) những năng quyền này của linh mục trong một hành động mà người ta quen gọi là “Treo Chén” (Suspension) nếu một linh mục phạm lỗi nạng hay nhẹ. Khi bị rút năng quyền thì linh mục không được phép cử hành thánh lễ cũng như làm bất cứ tác vụ linh mục nào trong Giáo phận nữa. Nghĩa là tuy có chức thánh nhưng linh mục vẫn phải tùy thuộc vào Giám mục để được ủy nhiệm (delegate) việc thi hành thừa tác vụ của mình.Giám mục không thể trao những năng quyền hay thừa tác vụ này cho bất cứ ai, trừ linh mục đã được truyền chức hợp pháp và thành sự (validly and licitly). Giám Mục cũng không có quyền “thu hồi” Chức thánh của linh mục. Việc vô hiệu hóa chức thánh để hồi tục (defroke) một giáo sĩ là thẩm quyền duy nhất của Đức Thánh Cha.
Khi một linh mục ra khỏi Địa phận của mình và đến một Giáo Phận khác thì phải xin “Năng quyền”này của Giám Mục địa phương nếu muốn thi hành thừa tác vụ linh mục cách hợp pháp ở đó . Đây chỉ là một thủ tục theo Giáo luật chứ không phải là một“Nghi thức trao thừa tác vụ linh mục”vì không hề có loại nghi thức này trong Giáo Hội Công giáo La mã. Khi nói “thừa tác vụ Linh mục “ là nói đến những gì linh mục được phép cử hành nhân danh Chúa Giêsu là Đầu, như cử hành các Bí Tích,đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, Hòa giải, Thêm sức và Xức dầu bệnh nhân.Tôi phải nói đặc biệt các bí tích này, vì Phó tế có thể Rửa tội và chứng hôn phối, và giáo dân trong trường hợp khẩn cấp hay nguy tử,cũng được phép Rửa tội theo đúng công thức và ý muốn của Giáo Hội. Nhưng muốn thi hành các thừa tác vụ linh mục thì bó buộc phải có Chức thánh linh mục do Giám mục truyền cho với công thức qui định của Giáo hội trong khuôn khổ một Thánh Lễ gọi là Lễ Truyền Chức linh mục.Phải nói là Lễ Truyền Chức Thánh (Mass of Ordination) Linh Mục chứ không thể gọi là “ngày lãnh thừa tác vụ Linh mục” được,vì không có loại nghi thức này trong Giáo Hội.
Về Chức thánh của Giám mục và Linh mục, Sách Giáo Lý Công Giáo nói rõ như sau : “Thừa tác vụ của Giáo Hội,do Thiên Chúa thiết lập,đã được thi hành với nhiều mức độ khác nhau từ thời xa xưa bởi những người được gọi la giám mục, linh mục và phó tế. Giáo lý Công giáo, như đã được thể hiện trong phụng vụ, qua Huấn Quyền và trong thực hành không thay đổi của Giáo Hội, thừa nhận có hai cấp độ tham dự thừa tác vào Chức Linh Mục của Chúa Kitô : đó là Chức Giám mục và Chức linh mục…” (SGLCG, c.1554)
Bộ Giáo Luật mới ban hành ngày 25-1-1983 cũng nói ve các Chức Thánh như sau :
Điều 1009, triệt 1 “Các chức Thánh là Chức Giám Mục, Chức Linh Mục và chức Phó tế.
Điều 1009, Triệt 2: Các chức thánh được ban bằng việc đặt tay và lời nguyện cung hiến riêng mà sách phụng vụ đã qui định cho từng cấp.
Như thế rõ ràng là Chức Giám Mục, Linh mục và Phó tế là Chức Thánh chứ không phải là “giai cấp” như có người vẫn dựa vào nghĩa nguyên thủy của từ Ordo mà giải thích với ý nghĩa trần tục để chối bỏ hay muốn “ tục hóa” (secularize) Chức thánh của hàng giáo sĩ Công giáo.
Không cần phải căn cứ vào từ ngữ để tranh cãi nữa, chỉ cần trả lời câu hỏi này thội : Giám mục và Linh mục được chia sẻ Chức linh Mục đời đời của Chúa Giêsu theo niềm tin và Giáo Lý của Giáo Hội như vưà trích trên đây.
Vậy Chức linh mục của Chúa Giêsu là CHỨC gì ? CHỨC THÁNH hay “giai cấp” ? ... AI dám nói chỉ là “giai cấp =Ordo” giống như “giai cấp trí thức, giai cấp “ công nhân, giai cấp thợ thuyền, giai cấp nông dân” ???
Vậy nếu Chức Linh Mục của Chúa Giêsu là Chức THÁNH thì khỏi cần phải dựa vào từ ngữ hay chứng lý nào khác để chứng minh các chức Giám mục và Linh mục là Chức Thánh nữa, vì đã được chia sẻ từ nguồn Thánh là Chức Linh Mục của Chúa Giêsu như Giáo Hội tin và dạy không sai lầm.
Tôi phải dài dòng như vậy vì có luận cứ cho rằng Ordo chỉ là là “giới” là “giai cấp” hay “hàng ngũ mà thôi, chứ không có gì là “chức thánh” cả! .
Người ta có thể hiểu sai mục đích của tôi khi phải nói đi nói lại vấn đền này. Có người cho rằng tôi muốn đề cao chức thánh hơn là “sống thánh thiện”,đề cao vai trò của linh mục để củng cố “ưu quyền của giai cấp mình”, để “bao che’ cho ai hoặc đề cao cá nhân mình.!
Đó là quyền suy nghĩ và phán đoán của họ. Về phần tôi, tôi chỉ muốn hành xử quyền giáo huấn hay trách nhiệm ngôn sứ của hàng tư tế phẩm trật (ministerial or hierachical priesthood) để dạy dỗ và bảo vệ những giáo huấn căn bản của Giáo Hội về Bí tích, luân lý,tín lý và phụng vụ cũng như về vai trò và trách nhiệm của các phẩm trật trong Giáo Hội mà thôi. Tôi phải nói vì lương tâm linh mục không cho phép tôi im lặng, làm ngơ trước sự việc có hại cho niềm tin của giáo dân về các Bí Tích, đặc biệt là Bí tích truyền Chức Thánh của Giáo Hội Công giáo.
Không một linh mục nào lại không hiểu rằng sống lý tưởng linh mục theo gương Chúa Giêsu thì quan trọng hơn danh vị là linh mục.Thực hành thì quan trọng và cần gấp bội hơn là lý thuyết suông. Danh xưng không quan trọng bằng sống đúng với danh xưng đó. Nhưng nói sai về danh xưng cũng cần được nói lại cho đúng, và nói lại cho đúng không có nghĩa là đề cao danh xưng, “vị chức vụ” hay khoe khoang trí thức .Mọi linh mục đều phải ý thức sâu xa rằng mình được gọi để phục vụ theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã “đến không phải để được người ta phục vu,nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn người” (Mt 20: 28).
Chúa không đến để tìm danh lợi phù phiếm ở đời này. Vậy môn đệ của Chúa không thể thực hành ngược với tình thần sống gương mẫu đó của Chúa.Không ai cần phải nhắc nhở linh mục về điều này. Tôi biết việc tôi làm và có Chúa là Đấng biết rõ ý định của tôi. Và như vậy là quá đủ nên tôi không cần nói gì thêm nữa về đề tài này sau bài viết hôm nay.
Xin chân thành cảm tạ quí độc giả đã khoan dung và nhẫn nại đọc bài viết này của tôi. Kính chúc quí vị một Mùa Phục Sinh nhiều Ơn Thánh Chúa !
Đọc nhiều nhất Bản in 27.07.2006. 23:33