Trích từ Dân Chúa
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Hỏi: xin cha cho biết khai gian để ăn food stamps, lãnh welfare, ly dị giả đễ lãnh trợ cấp xã hội có tội hay không?
Trả lời: Trong bản Thập Điều (Decalogue) tức Mười Điều Răn của Chúa, điều răn thứ bảy cấm “lấy hoặc giữ của cải của tha nhân cách bất công hoặc làm hại tài sản của tha nhân bất cứ cách nào” (x. SGLGHCG, số 2401).
Luật này dựa trên chính lời Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái xưa kia sau khi họ ra khỏi Ai Cập: “Ngươi không được trọm cắp.” (Xh 20:15)
Sau này, khi trả lời cho người thanh niên giầu có đến hỏi Chúa Giêsu xem anh ta phải làm gì để được sống đời đời, Chúa cũng đã nhắc lại lệnh cấm trên “Ngươi không được trộm cắp” (Mt 20:18).
Như thế đủ cho thấy giới răn thứ bảy quan trọng thế nào trong đời sống đức tin của người Kitô giáo.
Phải tuân giữ giới răn này vì những lý do sau đây:
Vì Thiên Chúa là Đấng công chính và giầu tình thương (a just and merciful God). Ngài giầu lòng xót thương, nhưng không thể chấp nhận bất cứ điều gì là bất công và gian dối. Ngài phán đoán con người dựa trên hai tiêu chuẩn công bình và bác ái. Do đó, ai không yêu thương và công bình thì chắc chắn không thuộc về Thiên Chúa là tình thương và là công lý. Đức công bình đòi buộc mọi người phải tôn trọng đúng mức tài sản, danh dự và tính mạng của người khác như chính mạng sống, danh dự và tài sản của mình.
Quyền tư hữu chính đáng mà mọi người được hưởng trong tình thương và công bình của Chúa, là Đấng đã ban phát nhưng không mọi của cải, tài nguyên thiên nhiên cho con người hưởng thụ miễn phí (gratuitous).
Về quyền này, giáo lý của Giáo Hội dạy như sau:
“... Tài sản trong vũ trụ là để dành cho tất cả loài người. Tuy nhiên, trái đất được phân chia giữa con người với nhau để bảo đảm an toàn cho cuộc sống của mọi người khỏi nguy cơ đói khổ và bạo động. Sự tư hữu tài sản là điều chính đáng nhằm bảo đảm tự do và phẩm giá của mọi người và cũng để giúp nhau đáp ứng những nhu cầu căn bản của riêng mình và lo cho nhu cầu của những người thuộc trách nhiệm coi sóc của mình... Quyền tư hữu, thủ đắc cách chính đáng, không ảnh hưởng gì đến quyền sử dụng quà tặng chung là trái đất mà Chúa ban cho toàn thể nhân loại. Mặc dù mục đích sử dụng của cải chung vẫn giữ ưu thế nhưng lợi ích chung vẫn đòi hỏi tôn trọng tư hữu và quyền có tư hữu” (x. Sđd, số 2402-03)
Như thế Giáo Hội nhìn nhận quyền tư hữu tài sản của con người và mọi vi phạm đến quyền này đều trái với đức công bình đòi buộc mọi người phải tôn trọng tài sản, danh dự và mạng sống của người khác.
Trong tinh thần đó, những hành vi sau đây được coi là vi phạm điều răn thứ bảy cấm lấy của người:
Tất cả những tội phạm điều răn thứ bảy đều phải được đền bù hay hoàn trả theo công bằng giao hoán (commutative justice) đòi buộc nghiêm ngặt “phải bảo toàn mọi quyền tư hữu, phải trả các món nợ cũng như phải chu toàn các nghĩa vụ đã tự do cam kết với nhau. Thiếu đức công bằng giao hoán sẽ không thể có bất cứ hình thức công bằng nào khác” (x. Sđd, số 2411)
Nói khác đi, không thể lấy hay làm thiệt hai tài sản, danh giá của ai mà chỉ đọc năm ba kinh hay lần chuỗi 50 để đền tội được. Trái lại, công bằng giao hoán đòi buộc phải đền bù thiệt hại gây ra cách cân xứng và trả lại cho người khác số tiền hay đồ vật đã lấy cách sai trái để được tha tội này.
URL: http://danchuausa.net/song-dao/toi-pham-dieu-ran-thu-bay/