Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
The Da Vinci Code -Cơn Hồng Thủy Định Cuốn Trôi Tòa Nhà Giáo Hội?!!!
§ Trần Mỹ Duyệt
Trích "Sứ Mệnh Giáo Dân #11, ngày 16/5/06"
I. BIỂN BẰNG NỔI SÓNG
Ngày 17 tháng 5 năm 2006, phim Da Vinci Code mang cùng tựa đề với cuốn tiểu thuyết của Dan Brown sẽ được trình chiếu tại Cannes, và sau đó được tung ra thị trường. Tại Hoa Kỳ những quảng cáo rầm rộ đã được thấy trên mọi nẻo đường, và ước tính có khoảng 10 triệu người sẽ đi xem phim này, một con số tương đương với người đã mua và đọc cuốn tiểu thuyết đó.
Nội dung cuốn tiểu thuyết được tóm gọn lại như sau:
- Chúa Giêsu không sống đời độc thân như Kitô hữu trải qua hơn 2000 năm vẫn tin tưởng. Trên thực tế, Ngài đã có vợ, và người vợ ấy chính là Maria Mađalêna.
- Trước khi tắt thở trên thập giá, Chúa Giêsu đã giao phó nhiệm vụ điều hành Giáo Hội của Ngài cho Maria Mađalêna.
- Tông Đồ đoàn sau đó đã tìm cách giết Maria Mađalêna khiến nàng phải chạy trốn qua Pháp trong khi mang trong bụng đứa con gái của Chúa Giêsu và của nàng. Phêrô trong thời gian làm thủ lãnh Giáo Hội đã cố gắng loại bỏ địa vị của Maria Mađalêna và không bao giờ đề cập đến nàng vì muốn dành quyền độc tôn nam giới.
- Giáo Hội Công Giáo tìm mọi cách che đậy bí mật cuộc tình giữa Chúa Giêsu và Maria Mađalêna cũng như ý muốn của Chúa Giêsu khi trao quyền lãnh đạo Giáo Hội của mình cho Maria Mađalêna. Những người được trao cho nhiệm vụ tìm kiếm và thủ tiêu miêu duệ của Chúa Giêsu là tu hội Opus Dei, một tổ chức Công Giáo được Thánh Josemaria Escriva sáng lập năm 1928 tại Tây Ban Nha.
- Người biết được những bí mật về thân thế và gia cảnh Chúa Giêsu cũng như cuộc tình giữa Ngài và Maria Mađalêna là Leonardo Da Vinci (1452-1519). Ông đã dấu bí mật này trong tác phẩm Bữa Tiệc Ly khi vẽ Thánh Gioan với hình dạng và ngón tay thon thả như đàn bà. Ông có ý ám chỉ rằng Gioan đấy là hiện thân của Maria Mađalêna. Ngoài ra, trong bữa Tiệc Ly hôm ấy Da Vinci không vẽ chén thánh, cũng ngầm ý rằng Maria Mađalêna chính là chén thánh, vì nàng đang mang trong dạ mình hạt máu là mầm sống của Chúa Giêsu.
Để làm cho sống động và thêm phần hấp dẫn câu truyện, Dan Brown đã đưa vào cốt truyện những màn đấu trí, những pha rượt bắt, những mật mã và các lối giải mã, những thủ thuật của ngành gián điệp, và hàng loạt những hành động do trí tưởng tượng của ông. Nhất là đưa câu truyện vào những thời điểm và địa điểm có tích cách lịch sử như việc trở lại Công Giáo của Hoàng Đế Constantine, Công Đồng Nicarea năm 325, Tu Hội Opus Dei. Hoặc những tổ chức do ông tưởng tuợng như hội kín Priory of Sion nhằm bảo vệ sự thật về cuộc hôn nhân giữa Chúa Giêsu và Maria Mađalêna.
Thật ra, một cuốn tiểu thuyết viết về một cuộc tình mùi mẫm, một cuộc dượt bắt, hoặc giải thoát con tim nghẹt thở như thế, hoặc bất cứ một câu truyện tình nào khác, thì dù có hấp dẫn, mê ly, rùng rợn đến đâu đi nữa cũng chỉ được một số ít người đọc. Và đọc rồi cũng quăng bào sọt rác, hay để đâu đó trên tủ sách. Nó cũng chẳng được ai nhắc tới, hay tranh cãi, bởi đó chỉ là “tiểu thuyết”, mà ai cũng hiểu rằng tiểu thuyết là sản phẩm do trí tưởng tượng của tiểu thuyết gia.
Nhưng cuốn tiểu thuyết Dan Vinci Code của Dan Brown đã không chỉ bao gồm những yếu tố tâm lý, tình cảm, xã hội, chính trị, hoặc những cảnh gợi cảm, ướt át của một chuyện tình. Nó cũng không chỉ bao gồm những pha rượt bắt, theo dõi, thủ tiêu, và những cuộc đấu trì nẩy lửa giữa các nhân vật trong câu truyện. Điểm hấp dẫn và thu hút nổi cộm ở tác phẩm và cuốn phim này là viết và diễn tả về một đời sống tình ái và cuộc đời của Giêsu Nazareth – Thiên Chúa Nhập Thể, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ Nhân Loại. Điểm được nhận ra rõ ràng nhất là vì Giêsu đã thiết lập Giáo Hội, và sinh hoạt Giáo Hội này không chỉ giải thoát con người khỏi vòng u minh của nếp sống lần than vật chất, mà là đường đưa chúng ta về Thiên Đàng. Nó hoàn toàn trái ngược lại với quan niệm và lối sống tự nhiên của con người, của thế gian, vốn hằng bị những đa mê, dục vọng, lối sống buông thả, Satan và đồ đệ của chúng đã bủa vây và mê hoặc. Cuộc chiến âm thầm nhưng rất sôi động giữa “sống và chết”, giữa “thiện và ác” ấy không ngừng lại ở cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự, mà nó vẫn kéo dài cho đến ngày tận thế, lúc âm ỷ, lúc bùng nổ. Tụ điểm quyền lực mà Satan và thế giới đen tối căm thù, ghen tỵ, và tìm cách tấn công là Giáo Hội của Chúa Kitô – được gán cho cái tên là trung tâm quyền lực Vatican - và các tín hữu Công Giáo.
Chính ở điểm này, mà tác phẩm Da Vinci Code được nhiều người “tò mò” tìm đọc, cũng như phim này sẽ được nhiều người “hăm hở” đón coi. Giáo Hội Công Giáo, hoặc các giáo phái khác có muốn ngăn cản thì cũng không được, vì:
- Tôi cần phải đọc tiểu thuyết này để hiểu xem Giêsu đã yêu Maria Mađalêna như thế nào. Họ tỏ tình ra sao? Sinh hoạt tình ái của họ làm sao? Đứa con gái trong bụng Maria Mađalêna ấy tên gì và sau này ra sao? Và hiện nay hậu duệ của Giêsu và Maria Mađalêna ở đâu, và có những ai?
- Tôi phải đi xem phim để nhìn xem cách thức tỏ tình, những màn âu yếm, ân ái và cách thức cư xử của Giêsu đối với Maria Mađalêna như thế nào? Giêsu nói gì với nàng trên thập giá. Nàng phải lao đao, chạy trốn tập đoàn Tông Đồ tìm cách giết hại như thế nào?
- Nhưng nhất là, tôi muốn đọc, và xem để hiểu tại sao Vatican, tại sao người Công Giáo lại yêu, lại mến, lại tôn thờ một con người trần tục và không khác gì chúng ta vậy?
II. CƠN HỒNG THỦY THỜI ĐẠI
Cơn sóng dữ Da Vinci Code đã trở thành một trận hồng thủy nguy hiểm với sức cuốn trôi nhiều sinh linh qua cái nhìn tâm linh và của Giáo Hội Công Giáo. Nó càng trở thành hung hãn hơn khi dựa vào kỹ thuật tân kỳ của ngành điện ảnh, sự khai thác của báo chí và truyền thông; đặc biệt là dựa vào quyền tự do ngôn luận của những quốc gia tôn thờ tự do cách quá trớn. Nó còn được sự tiếp tay của làn sóng duy vật và hưởng thụ.
Ba cứ điểm hay tiền đồn bảo vệ niềm tin và sinh hoạt Giáo Hội Công Giáo đã và đang bị cơn hồng thủy này quét qua, đó là: 1) Niềm tin nơi Đức Kitô. 2) Vai trò ơn gọi trong Giáo Hội. 3) Nữ quyền trong Giáo Hội. Đây là 3 điểm nóng đang làm cho thế giới duy vật, vô thần, và vật chất ngày nay không thể hiểu và cũng không muốn hiểu. Bởi vì nó hoàn toàn xa lạ với trí khôn, và suy tư của con người thời đại. Ba đợt sóng ngầm này mới là những sức mạnh khiến có thể làm sụp đổ tòa nhà Giáo Hội. Và chắc chắn ở trong ba đợt sóng ngầm ấy có mặt của Satan và bè lũ chúng.
1. Niềm tin nơi Đức Kitô: Tính độc hại và nguy hiểm của cuốn tiểu thuyết Dan Vinci Code là ở chỗ nhằm triệt tiêu và phá bỏ niềm tin vào Đức Kitô. Đây là điều mà tác giả của nó đã cố gắng thuyết phục độc giả bằng cách trưng dẫn những bằng cớ cho hay Đức Giêsu cũng chỉ là một thanh niên như mọi thanh niên, là một người đàn ông như mọi đàn ông. Và qua con người tự nhiên ấy, Giêsu cũng có người yêu, cũng có vợ và trước khi chết vợ cũng đang mang thai. Theo tác giả của cuốn tiểu thuyết này, thì cho đến Công Đồng Nicarea năm 325, dưới sức ép của Constantine, các nghị phụ mới thừa nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Cái thâm hiểm của vấn đề là tác giả không hô hào và bắt buộc một ai bỏ đạo, chối bỏ tin nhận Đức Kitô là Chúa Cứu Thế, mà chỉ là đặt lại vấn đề cho có tính lịch sử, hợp với suy luận và sự thật. Mà tính lịch sử, suy luận và sự thật lại bị tác giả quảng diễn sai lạc. Chúa Giêsu đã có vợ và con. Vậy thì việc Ngài chết trên thập giá có phải là một sự thật không? Maria Mađalêna có bằng lòng cho Chúa chết như vậy không? Chết để làm gì? Chết cho ai? Làm sao nàng lại có thể để cho Chúa Giêsu xẻ thị mình và lấy máu mình nuôi sống nhân loại?
Tóm lại, nếu đó chỉ là những điều mà Giáo Hội Công Giáo phỉnh gạt, che dấu, và bôi bác thì “có ích gì cho niềm tin” của con người. Và con người có buộc phải tin nhận một điều mà xưa rầy vẫn được coi là thánh thiện, là cần thiết cho phần rỗi và ơn cứu độ của con người. Ờ đây Dan Brown đã tỏ ra bén nhậy và bắt kịp với những thao thức của con người thời đại, một nhân loại đang bị hoang mang và lo lắng. Một nhân loại đang bị giằng co với ảnh hưởng giữa ảnh hưởng của nền văn hóa sự chết và niềm tin vào Đức Kitô tử giá và phục sinh.
2. Ơn gọi tu trì và tận hiến: Qua việc chứng tỏ Chúa Giêsu không phải là một người độc thân, vậy thì những môn đệ của Ngài có cần phải sống đời độc thân như hiện nay không? Nếu có thì sao? Và nếu không thì sao? Có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh vào vết đau nhức nhối của Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ qua biến cố khủng hoảng tình dục nơi một số giáo phẩm, linh mục và tu sỹ.
Tác giả cũng như muốn xoáy vào bản năng dục vọng tự nhiên, khi thức tỉnh những đòi hỏi cuộc sống đồng tính nơi hàng giáo sỹ và tu sỹ. Ngoài ra, nếu đời sống độc thân không là một điều cần thiết nữa, thì đã đến lúc Giáo Hội phải đặt lại cái nhìn về đời sống và giá trị ơn gọi tu trì.
Các đòi hỏi gần đây của những linh mục ủng hộ đồng tính và hôn nhân đồng tính, cũng như những người đồng tính muốn làm linh mục. Và đặc biệt là sự yếu đuối của một số giám mục, linh mục và tu sỹ đã khiến cho điều mà Dan Brown suy diễn trở thành dễ chấp nhận.
3. Nữ quyền trong Giáo Hội: Ngoài việc tấn công trực diện vào thành trì đức tin và ơn gọi của Giáo Hội, tác giả Dan Brown còn nhắm tới một đề tài hết sức bén nhậy mà có lẽ tác giả cho là Giáo Hội không muốn trực diện, đó là sự bình quyền nam nữ. Theo tác giả, Thánh Phêrô trong những năm đầu của Giáo Hội đã cố gắng không đả động gì đến Maria Mađalêna vì một mục đích độc tôn vai trò của nam giới. Nhưng ngày nay thì cơn sốt bình quyền và bình đẳng trong phẩm trật Giáo Hội đã khiến Giáo Hội hết sức khó xử.
Nữ quyền trong Giáo Hội. Đây là điều mà có lẽ Dan Brown muốn khai thác triệt để hầu tạo sự chia rẽ trong Giáo Hội, vì hiện nay cao trào nữ quyền đang là điểm nóng không những cho Giáo Hội Công Giáo, mà các giáo phái Tin Lành, và Anh Giáo nữa. Riêng Anh Giáo thì đã cho phép nữ giới làm linh mục và giám mục. Sự khó khăn trong bước đường hợp nhất Kitô Giáo giữa Anh Giáo và Công Giáo gặp phải ngãng trở ở điểm này. Và có lẽ vì thế, Dan Brown muốn nhắc đến nữ quyền trong Giáo Hội trong cuốn tiểu thuyết của ông hầu tạo sự chia rẽ và thu hút độc giả phái nữ. Tưởng cũng nên biết rằng vấn đề linh mục lấy vợ và nữ giới làm linh mục không phải là câu hỏi mới mẻ đối với Giáo Hội Công Giáo, và vấn đề này cũng không phải là không đạt được sự hậu thuẫn của nhiều linh mục và cả giám mục nữa.
Tóm lại, nữ quyền, linh mục có vợ, và Thiên Tính của Đức Kitô là ba điểm nổi bật mà Dan Brown qua cuốn tiểu thuyết của ông nhắm vào Giáo Hội Công Giáo. Chê bai, đả phá, hay thách thức. Dầu sao đây là những điểm mà Giáo Hội Công Giáo không bao giờ nhượng bộ. Nó đã được Đức Gioan Phaolô II kiên trì bảo vệ qua nhiều sóng gió. Nay thì qua Da Vinci Code, Dan Brown lại cố tình tạo ra một cơn hồng thủy nhằm cuốn trôi toà nhà Giáo Hội.
III. PHÊRÔ CON LÀ ĐÁ
Nhưng có lẽ Dan Brown khi viết cuốn tiểu thuyết này là chỉ có ý nhắm vào một đối thủ nặng ký nhất, nhưng lại hiền từ và dễ tha thứ nhất để tạo sự tò mò và gây hấp dẫn cho độc giả hầu thu nhập nhiều. Ông cũng thừa biết rằng một cuốn tiểu thuyết của ông, chứ trăm cuốn tiểu thuyết như tác phẩm của ông thì cũng không làm lung lay hay sụp đổ tòa nhà Giáo Hội được. Bởi vì tòa nhà này là chính thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Ngài đã xây nó trên đá tảng Phêrô như lời Ngài đã nói với ông: “Phần thầy, thầy bảo với anh, anh là Đá, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy, mà dù các cửa hỏa ngục dấy lên cũng không thắng nổi” (Mt 16:18).
Thật vậy, ngay những ngày đầu khi Giáo Hội Chúa còn sơ khai, Saolô sau này là Phaolô cũng đã thẳng tay đàn áp và bắt bớ. Tiếp tới là hơn 300 năm đầu Giáo Hội đã trải qua bao sóng gió, bắt bớ và thử thách. Bản thân của Phêrô và Phaolô cũng đã bị hành quyết vì niềm tin và vì Giáo Hội.
Trải qua các thời đại, và gần đây là những chủ thuyết duy tân, duy lý, duy vật, vô thần, hiện sinh, và ghê gớm nhất là chủ thuyết Công Sản với bao khí giới, quyền lực trong tay mà vẫn không dập tắt được niềm tin của các tín hữu. Rồi phong trào ly thân, ly dị, đồng tính và hôn nhân đồng tính, chủ thuyết tự do chọn lựa của nữ giới với hàng triệu triệu vụ phá thai hằng năm tuy có làm Giáo Hội bị thử thách nhưng vẫn không làm sụp đổ tòa nhà Giáo Hội. Khi cuốn tiểu thuyết của Dan Brown tung ra thị trường, một cuộc khảo cứu tổng quát tại Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã cho thấy kết quả những người tin rằng “Chúa Giêsu đã chết trên thập giá trước khi sống lại và tiến vào cuộc sống vĩnh hằng” như sau:
- Hoa Kỳ: 78% tin, 13% không tin
Gia Nã Đại: 73% tin, 17% không tin
Riêng đối với 17% những người Gia Nã Đại không tin trên còn cho rằng việc Chúa Giêsu chịu chết là huyền hoặc, và việc Chúa Giêsu lập gia đình với Maria Mađalêna như được nói đến trong cuốn tiểu thuyết của Dan Brown là có thật.
Thật ra, cũng giống như bất cứ tư tưởng hay triết thuyết nào được tung ra thì cũng có người đón nhận và có người không đón nhận. Việc đón nhận hay không tùy vào sự hiểu biết, ý thức và tâm lý mỗi người. Hậu quả của cơn hồng thủy Da Vinci Code chắc chắn rồi ra cũng éo theo một số rác rến và những ngôi nhà xập xệ kiểu “nhà xây trên cát”, mà Chúa Giêsu đã có lần đề cập đến. Đó là những kẻ yếu lòng tin hoặc không tin nhận Chúa. Những Kitô hữu sống đạo cách ươn ái và trễ nải. Những người đến nhà thờ vì bắt buộc. Những kẻ “vừa làm tôi Thiên Chúa lại vừa làm tôi tiền bạc” (Mt 6:24). Và những kẻ mà miệng thì “lậy Chúa, mà lòng thì xa” Chúa. Nhất là Giáo Hội lâu lâu cũng cần được thanh tẩy, và luyện lọc.
IV. KITÔ HỮU HỌC ĐƯỢC GÌ NƠI BIẾN CỐ NÀY?
Không thể coi thường biến cố này và cũng không quá bi quan vì một vài thiệt hại nhỏ có thể xẩy ra do ảnh hưởng của cuốn tiểu thuyết cũng như cuốn phim ấy. Nhưng điều căn bản là mỗi Kitô hữu chúng ta học được gì qua biến cố này?
Không thể để trách nhiệm cho Giáo Hội, hoặc những giáo chức trong Giáo Hội lo, mà là mỗi Kitô hữu chúng ta phải có trách nhiệm đối phó với những trào lưu tư tưởng và lý thuyết sai lầm như thế. Bởi vì Giáo Hội là chính chúng ta. Mỗi Kitô hữu chúng ta là Giáo Hội thu nhỏ, là phần tử không thể thiếu trong Giáo Hội. Và bổn phận chúng ta là:
- Học hỏi Giáo Lý, Kinh Thánh và những tư tưởng đạo lý hầu giúp chúng ta vững niềm tin. Không thể chỉ dựa vào những lời của linh mục chỉ bảo, hoặc giám mục giảng giải, mà chúng ta phải có trách nhiệm đào sâu Giáo Lý thánh thiện cho chính mình.
- Cầu nguyện và sống đời tâm linh đạt tới mức trưởng thành. Lúa và cỏ lùng đều mọc chung trong một thửa ruộng. Chiên và dê cùng lẫn lộn. Đó là mầu nhiệm sự sống, mầu nhiệm cứu độ. Thiên Chúa đã có quan phòng của Ngài trong cuộc sống mỗi chúng ta, và cần thiết là chúng ta phải vượt qua được những thách đố của cuộc sống. Đức tin thực hành mới là đức tin đem lại sự sống đời đời cho chúng ta: “Đức tin không thực hành là đức tin chết” (Giacôbê 2:17). Mà Đức Tin thực hành là Đức Tin thắng phải thắng vượt thử thách. Chính Chúa Giêsu cũng đã nói: “ Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi” (Mt 10:22).
Tags · Da Vinci Code
Đọc nhiều nhất Bản in 16.05.2006. 10:32