Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Nam California

§ Lm Thaddeus Bùi Công Hiến Linh

(Lm Thaddeus Bùi Công Hiến Linh giảng trong trong thánh lễ cầu cho Cụ Diệm vào ngày 1-11-2008 tại thánh đường St Bonaventure ở Huntington Beach, California)

Trọng Kính Đức Cha, Quý Cha, Cụ Cao Xuân Vĩ, Quý vị và Quý Ông bà anh chị em rất quý mến trong Chúa Kitô,

Tôi sinh ra ở Phủ Cam Thừa Thiên Huế trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Khi tôi được 2 tuổi 3 tháng 28 ngày, thì Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã hy sinh tính mạng từ giã cõi đời về với Thiên Chúa. Tôi lớn lên trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa cùng với biết bao đổi thay, chiến tranh loạn lạc do cộng sản gây ra làm cho cửa nát nhà tan, con mất cha, vợ mất chồng, biết bao nhiêu người phải hy sinh đau khổ... và cuối cùng dân tộc Việt Nam đã đi vào một khúc quanh lịch sử đau thương và khắc nghiệt nhất là rơi vào bàn tay cai trị độc tài của cộng sản.

Qua những tài liệu nghiên cưú về lịch sử sách vở báo chí viết về cuộc đời của Cụ Diệm và qua những nhân chứng sống, những mẫu chuyện được thuật lại, thật sự Cụ Diệm là một mẫu gương sống động, đã sống đúng và làm tròn bổn phận của mình đối với Thiên Chúa và đối với anh em đồng loại nói chung, cho tổ quốc thân yêu Việt Nam nói riêng. Mặc dầu Cụ đã chết, nhưng thật ra Cụ đang sống trong lòng dân tộc Việt Nam, trong trái tim của mỗi người dân Việt, trong dòng máu con rồng cháu tiên và trong trái tim của mỗi người trong chúng ta hôm nay. Tinh thần bất khuất của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn đời sống mãi và được ghi nhớ.

Sách Khôn Ngoan nói rằng: ‘‘Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa và sự đau khổ, sự chết không làm gì được các ngài, đối với con mắt người không hiểu biết, thì như các ngài đã chết, và các ngài từ biệt chúng ta như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra, các ngài đang sống trong bình an.’’ (Kn 3:1-9) Cụ Ngô Đình Diệm đã không đi vào cõi tiêu diệt, giờ đây Cụ đang hưởng phúc vĩnh cữu trên trời, phần thưởng dành cho những ai có tâm lòng nhân từ vị tha và hy sinh quên mình cho tha nhân và dân tộc.

Cụ đã thực hành Lời Chúa qua Phúc Thật Tám Mối, Cụ đã sống đúng theo tinh thần của Hiến Chương Nước Trời.

‘‘Phúc cho ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.’’
‘‘Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.’’
‘‘Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ...’’

Hôm nay ngày Lễ Các Thánh, chúng ta tôn kính những bậc thánh nhân đã trọn bổn phận được Thiên Chúa giao phó. Đối với tôi cũng như anh chị em yêu mến Cụ và hiểu biết về đời sống của Cụ, thì Cụ thật sự là một người thánh.

Cụ là một tấm gương sáng ngời, là ngọn đuốc soi dẫn dân tộc trong tinh thần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Cụ đã lấy mạng sống mình, dòng máu của mình để bảo vệ non sông. Cụ đã sống như Lời Chúa Giêsu phán dạy: ‘‘Không có tình yêu nào cao cả hơn cho bằng tình yêu của người hy sinh thí mạng sống mình cho bạn hữu.’’

Vì dân tộc Việt Nam bị xiềng xích nô lệ của người Pháp, tàn ác của Việt Minh, của Quốc Tế Cộng Sản Liên Xô Nga, của Phát-xít Nhật và tham vọng của các cường quốc như Trung Quốc và Hoa Kỳ muốn lấy Việt Nam làm bàn đạp cho lợi ích của họ. Vì thế, suốt đời Cụ đã đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Vì thấy dân tộc đang rơi vào hiểm họa... Cụ chấp nhận lời mời gọi của cựu hoàng Bảo Đại. Cựu hoàng Bảo Đại đã kể lại trung cuốn “Le Drogon D’Annam” (514-515):

- Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay thì tình thế bi đát, đất nước có thể bị cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ. Vì sự tồn vong của tổ quốc, ông không có quyền từ chối.

- Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năn suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu...

- Tôi qúi trọng ý định của ông. Nhưng nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông ta đáp:

- Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài giao phó.

Cầm tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây Thánh Giá. Trước Thánh Giá tôi bảo ông:

- Đây Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người pháp nữa.

Ông ta đứng một lúc lâu rồi nhìn tôi, sau khi nhìn lên Thánh Giá, ông nói với một giọng nghẹn ngào.

- Thưa Hoàng Thượng, tôi xin thề.

Kính thưa quý ông bà và anh chị em, vì bảo vệ chính nghĩa của cuộc chiến, bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia, Cụ Ngô Đình Diệm đã bị ám sát vào ngày 2 tháng 11, năm 1963 trong ngày Lễ nhớ đến Các Đẳng Linh Hồn. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã hy sinh mạng sống để giữ vững non sông đất Việt, bảo vệ chủ quyền quốc gia độc lập Việt Nam mà ông đã được giao phó. Cụ Ngô Đình Diệm đã giữ trọn lời thề của mình trước Thiên Chúa khi ông nhìn lên Thánh Giá và xin thề lãnh sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho Cụ. Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mạng cứu độ nhân loại mà Chúa Cha đã giao phó qua cái chết của mình trên Thập Giá để giao hòa giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người, để con người được sống trong tự do là những người con của Thiên Chúa khỏi những xiềng xích quyền lực bóng tối Satan và tội lỗi. Noi gương theo Chúa Giêsu, để giữ trọn lời thề và chu toàn sứ mệnh Thiên Chúa giao phó, Cụ đã hy sinh lấy mạng sống mình vì chính nghĩa để bảo vệ non sông và chủ quyền quốc gia độc lập Việt Nam.

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng với các bào đệ và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh nằm xuống trong lòng đất mẹ để bảo vệ cho chủ quyền quốc gia Việt Nam. Cho dù người thích Cụ có tô son thêm phấn cũng không làm thêm vinh danh cho Cụ. Và người không thích Cụ có tô đen cho Cụ cũng không thể đổi trắng ra đen. Tất cả mọi người trong chúng ta, thích hay không thích, đều công nhận một điều Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một chí sĩ yêu nước đã bất khuất hy sinh quên mình cho tổ quốc, có đời sống nhân từ vị tha, thanh liêm và là một người Kitô Hữu gương mẫu đã giữ trọn lời thề với Chúa và tổ quốc.

Trong thư của cựu Đại Sứ Frederick Nolting ở Việt Nam từ năm 1961-1963 gởi cho người Mỹ gốc Việt trong ngày Lễ Giỗ của Cụ Diệm. Ông đã ca ngợi Cụ: ‘‘Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà đại ái quốc Việt Nam, Cố Tổng Thống Diệm đã cương quyết không để cho ai xỏ mũi, lèo lái quốc gia Việt Nam thân yêu của ông bởi vì Cố Tổng Thống Diệm đã khẳng định rằng: ‘Tinh thần yêu nước và chủ quyền quốc gia là hai điều căn bản cho sự sống còn của một nước Việt Nam tự do.’ Bậc thang giá trị về Nhân Bản của ông là đức công bằng chứ không phải là thái độ mị dân, lòng đại lượng chứ không phải thái độ ngoan cố, tinh thần can trường chứ không phải thái độ xu thời. Và giá trị Nhân Vị là trên hết.’’

Ngày 26 tháng 10 vừa qua là dân tộc Việt Nam kỷ niệm 52 năm ngày ban hành hiến pháp đàu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Điều I của hiến pháp tuyên bố: ‘‘Việt Nam là một nước cộng hòa độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.’’ Điều II: ‘‘Chủ quyền thuộc về dân.’’

Cụ Cao Xuân Vỹ đã chia sẻ, chiều ngày 1 tháng 11, năm 1963, Đại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge đề nghị một sự ra đi an toàn cho Cụ và bào đệ, Cụ đã bất khuất trả lời:

- Thưa ông Đại Sứ, ông có biết ông đang nói chuyện với ai không? Tôi muốn báo cho ông biết rằng ông nói chuyện với một Tổng Thống của một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Tôi chỉ rời khỏi đất nước này nếu đó là nguyện vọng của dân tộc tôi. Tôi sẽ không bao giờ ra đi, theo lời yêu cầu của một số tướng lãnh phản loạn hay của ông Đại Sứ Mỹ...

Cụ đã minh chứng lòng trung thành của mình qua cái chết của mình. Không chịu lụi bước trước một áp lực nào, trước một số tưởng lãnh phản bội giết thầy lừa bạn, mãi quốc cầu vinh. Cũng vì đồng tiền, lợi danh làm mờ mắt, mất đi cả lương tri... Ngày xưa khi Kinh Kha đã hãnh diện khi qua dòng Dịch Thủy để hành thích bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng. Ngược lại một số tướng lãnh cho là anh hùng cách mạng 1963 lật đổ Cụ Diệm thì họ lại chối dài hành động của mình, đổ tội cho nhau, vì sợ đời nguyền rủa là một lũ lừa thầy phản bạn, mãi quốc cầu vinh. Điều đó cho chúng ta biết được rằng, Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải làm một bạo chúa mà là một minh chủ thật sự...

Ngược lại có những kẻ cũng đã thề, đã hơn một lần thề với quỷ đỏ, thề với đảng, với chúa của họ là quyền lợi, thầy của họ là danh vọng, là tiền, là cái bụng. Họ đặt danh lợi của mình lên trên mồ hôi và xương máu của người khác. Họ cùng nhau uống máu mà thề, thề trước búa, trước liềm để rồi, họ lấy liềm để cắt cổ, lấy búa để đập đầu. Ôi một lũ man rợ!!! Lấy danh nghĩa không có gì quý hơn độc lập tự do, họ đặt nền tảng lấy dân làm gốc, nhưng thật ra lấy gốc làm thớt để chúng băm. Chân lý của chúng nằm trên họng súng, giết lầm hơn bỏ sót, lấy mục đích biệt minh cho phương tiện..., bảo vệ dân lành ư? Thương dân ư? Hay chỉ biết dùng quyền ức hiếp, cướp nhà chiếm của cướp đất của dân lành, của những con người thấp cổ bé miệng. Họ chỉ biết cầu xin bằng lời kinh tiếng hát, trên đôi tay cầm tràng hạt với ngọn nến lung linh đấu tranh trong ôn hòa đối thoại cho công lý và sự thật... Cho dù họ có kêu oan lên tiếng thì cho là phản động phản quốc, phá rối, rồi tìm cách vu oan, dọa nạc thêm bớt, bỏ vào khám vào tù... Với danh nghĩa bảo vệ tổ quốc hãnh diện với hơn 4 ngàn năm văn hiến, Vua Hùng dựng nước và giữ nước thì bây giờ chúng bán đất hay dâng cúng phần đất, phần đảo của tổ tiên cha ông đã tốn biết bao công sức và xương máu, cho quan thầy ngoại bang.

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm có lần đã nói thẳng với Hồ Chí Minh khi ông ấy muốn mời Cụ tham gia chính quyền để làm bình phong vì ông Hồ nhận thấy nhiều người nhận ra Việt Minh là trá hình cộng sản. Cụ Diệm nói: ‘‘Ông và tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam. Các hành động của thủ hạ ông đã chứng minh điều đó. Ông hãy trả lời cho tôi biết là tại sao ông giết hại anh tôi và ông cứ nhìn vào thẳng mắt tôi, xem tôi có phải là hạng người khiếp sợ ông không?’’ Hồ Chí Minh rất kinh nể Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì biết rằng Cụ là một người chính nghĩa liêm chính bất khuất. Một người chí sĩ yêu nước. Có lẫn chúc mừng năm mới ông Hồ đã gởi vào Cụ Diệm một cành đào và một bức thư riêng chúc Tết. Điều đó Cụ Cao Xuân Vĩ đã làm chứng là có sự thật.

Kết luận

Cụ đã chiến đấu trong một trận chiến chính nghĩa trên chính trường Việt nam đầy khắc nghiệt và cụ đã oan liệt bất khuất nằm xuống cho quê hương dân tộc Việt nam.

Ngày xưa Cựu Hoàng Bảo Đại đã nói với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây là Chúa của ông, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Bằng chính hy sinh mạng sống của mình, Cụ đã trung thành với lời thề.

Cụ đã chiến đấu trong một trận chiến chính nghĩa trên chiến trường Việt Nam đầy khằc nghiệt và Cụ đã oanh liệt bất khuất nằm xuống cho quê hương dân tộc Việt Nam.

Lời Thề của Cụ năm xưa để bảo vệ non sống Việt Nam, bảo vệ mãnh đất cha ông để lại, đấu tranh cho chính nghĩa, công lý, sự thật và tự do, hôm nay lại được tiếp tục bừng cháy mãnh liệt trong con người bất khuất của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê thị Công Nhân, quý tu sĩ nam nữ và giáo dân của Hà Nội qua sự kiện Toà Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà và nhiều nơi khác trên khắp Việt Nam.

Có phải Lời Thề năm xưa của Cụ cũng là Lời Thề của mỗi người trong chúng ta? những người Việt Nam đang sống nơi đất khách quê người? Trách nhiệm bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam, từng tất đất từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mâu, mà tổ tiên chúng ta đã lấy xương máu để gầy dựng và giữ lấy, có phäi là trách nhiệm linh thiêng của tất cả con dân Việt Nam? Thấm thoát đã 45 năm, Cụ đã hy sinh nằm xuống trong lòng đất mẹ. 45 năm qua vận mệnh của đất nước và dân tộc của mình đã trãi qua bao thăng trầm đen tối. Đứng trước tình hình bây giờ tại Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản đã 33 năm, nhân quyền, công bình và công lý không được tôn trọng, ai trong chúng ta cũng bức xúc và đau lòng.

71103Diem.jpg

Là người Kitô Hữu chúng ta phải tranh đấu cho công lý, công bình, giá trị con người, giá trị Phúc Âm và làm cho xã hội trở nên công bình, bác ái hơn và quyền của con người đưọc tôn trọng. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong bài giảng đầu tiên, “Đừng sợ hãi!” Đời sống của chúng ta phải là sự hiện diện của Chúa Kitô, chúng ta phải là chứng cho Đức Kitô! Đấu tranh cho sự công bình và bác ái. Đừng im lặng trước tiếng nói của lương tâm! ñừng thụ động trước sự bất công và nhân quyền bị xã hội dày vò!

Tại xứ người, tôi kêu gọi anh chị em, đừng vì lợi danh, vật chất và tiện nghi làm cho chúng ta quên đi quê hương dân tộc và nguồn gốc của mình. Cụ Ngô Đình Diệm khi được kêu gọi đến lòng ái quốc của mình và vì sự tồn vong của Việt Nam, Cụ nhìn lên Thập Tự Chúa và xin thề trở về bảo vệ non sông. Ngày 2 tháng 11, 1963 trên con đường Hồng Thập Tự Cụ đã nằm xuống giữ trọn Lời Thề. Giờ đây đứng trước tình hình tình hình Việt Nam đang đen tối và đày thương tâm, với hồn thiêng của Cụ, tôi cũng kêu gọi đến lòng ái quốc của quý vị và anh chị em, hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa, hiệp thông với Giáo Hội Mẹ đang đau khổ, lãnh lấy trách nhiệm của mình, tiếp tục giữ ngọn lửa yêu nước của Cụ và thắp lên ngọn nến hy vọng, đốt lên ánh sáng cûa sự thật, công lý, hòa bình và tự do đến từng con dân Việt trên mãnh đất quê mẹ, Việt Nam, Việt Nam.

Lm Thaddeus Bùi Công Hiến Linh, OH

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 02.11.2008. 21:54