Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tài liệu Roma về «trò lường gạt ngạo mạn» của Da Vinci Code

§ Lm Stêphanô Bùi Thượng Lưu

VietCatholic News (17/05/2006)

Roma, ngày 16/5/2006 (Zenit) – «Trò lường gạt ngạo mạn» : đó là đề tài một tập tài liệu về những lường gạt của DA Vinci Code đã được trình làng ở Roma vào ngày 16/5. Đối với Cha O’Collins, đây là một “cơ may” cho những người Công Giáo đã được chuẩn bị trước: DVC đã tạo ra một quần chúng rộng lớn đang đợi chờ…

« Da Vinci Code : Trò lường gạt ngạo mạn » : đó là đề tài một tập tài liệu được ông Mario Biasetti thực hiện cho hãng thông tấn « Rome Reports News », vạch trần cách thế mà Dan Brown đã xây dựng trên một lâu đài giả tạo.

Cuốn băng Video tài liệu cũng đã được trình chiếu tại Phòng Báo Chí ngoại quốc ở Roma, với sự hiện diện của một tay lão luyện về lịch sử nghệ thuật là bà Elịabeth Lev và của cha Gerald O’Collins, thần học gia của giáo hoàng học viện Gregorianna. Cha đã trả lời trên đài phát thanh Vatican những câu hỏi có liên quan đến những sai lầm mà cuốn tiểu thuyết DVC đã phổ biến.

Ngài giải thích như sau : «Brown kể rằng dưới áp lực của đại đế Constantin mà thiên tính của Đức Kitô đã được công bố lần đầu tiên vào năm 325. Điều đó hoàn toàn sai lạc ! Trong Tân Ước, Phúc Âm của Gioan đã nói : « Lạy Chúa, lay Thiên Chúa của con » và các thư Thánh Phaolô đã khẳng định nhiều lần đức tin vào Đức Kitô là « Thiên Chúa » ! Thiên tính của Đức Kitô không phải là một học thuyết đã được sáng chế vào thế kỷ thứ IV, nhưng tín điều này thực ra khai nguồn từ những buổi đầu của Kitô giáo. Tiếp theo, cũng có gian dối của Brown liên quan đến các Phúc Âm : theo ông, vào thời Constantin, đã có 8 Phúc Âm được lưu hành : Constantin đã hạn định lại chỉ còn 4. Tất nhiên là Brown đã không hề biết rằng là vào thế kỷ thứ II, bốn Phúc Âm của chúng ta đã được thánh Irênê và các Giáo Phụ khác chính thức nhìn nhận, như vậy đã xẩy ra 200 năm trước Constantin,

Cha O’Collins xác định thêm: « Về sự việc liên quan đến Chúa Giêsu và Maria Magdala mà Dan Brown đã trình bầy (đây không phải là những đề tài mới mẻ gì), nhằm mục tiêu là hạ bệ Chúa Giêsu xuống hàng phàm tục, một người đã lập gia đình, một lãnh tụ của một phong trào tôn giáo, kết cục là ông Giêsu này không thể đáp ứng nỗi khát vọng thiêng liêng của chúng ta. Sách của Dan Brown là một trong nhiều cuốn sách nhắm mục tiêu chống đối dung mạo của Chúa Giêsu. Brown và những tác giả khác nhận rằng Giêsu là một dung mạo rất tầm thuờng và tôi tin rằng cuốn sách này có ẩn ý muốn hạ bệ Giêsu xuống hàng con người phàm »

Nhưng làm sao cắt nghĩa được sự mê say của quần chúng đối với các đề tài không có nền tảng này ? Đối với vị linh mục dòng Chúa Giêsu, hiện tuợng này cho thấy sự mê muội của rất nhiều người, một sự mê muội « sâu thẳm » trong lãnh vực sử học của Kinh Thánh và đó là « do lỗi của chúng tôi ».

«Chúng tôi, với tư cách là giáo sư, chúng tôi đã không giảng dậy đủ về lịch sử đích thực của Giáo Hội, hay giảng dậy đủ về khoa chú giải các Phúc Âm Quy Thư của chúng ta. Brown đã chỉ cho thấy rõ sự cứng lòng tin và sự mê muội của bao triệu người. Đó là một cuốn tiểu thuyết trinh thám, với một chút dâm dục, pha trộn tôn giáo, phản bội, một loại rượu thập cẩm (cocktail ) được nhiều người ưa chuộng. »

Cha P. O’Collins kết luận, tựu chung: «kết quả tích cực của cuốn sách và cuốn phim này có thể sẽ gây ra nhiều nhóm học hỏi. Năm ngoái, tôi đã đến Hoa Kỳ và nói về DVC trước cử tọa 400 người, và một lần khác trước cử toạ đông hơn. Quả thực DVC đã tạo ra một quần chúng, nó đã khơi dậy những ham thích và giờ đây, là trách nhiệm của những người Công giáo được chuẩn bị do những giáo sư tôn giáo. Đến lượt chúng ta, chúng ta có bổn phận phải trả lời cho sự đói khát thiêng liêng của dân chúng. Bây giờ chúng ta có một quảng đại quần chúng, và đây là lúc ra tay…»

Lm Stêphanô Bùi Thượng Lưu

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 17.05.2006. 07:55