Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Sự thật về hồ sơ các linh mục cộng tác với sở An Ninh Mật Vụ CS Ba Lan

§ Nguyễn Long Thao

Cuộc phỏng vấn sử gia Linh Mục Peter Raina.

WARSAW, Ba Lan, 30-07-06 (Zenit.org).- Sử gia Linh Mục Peter Raina cho rằng một số giáo sĩ sống dưới thời cộng sản Ba Lan đã bị gán ghép cho cái tội là làm nhân viên tình báo cho chính phủ cộng sản.

Linh Mục Peter Raina là tác giả một số sách về Lịch Sử Giáo Hội Cận Đại, đã trả lời cuộc phỏng vấn của cơ quan tin tức Zenit. Nội dung cuộc phỏng vấn nhằm trình bày sự thật về mối tương quan giữa giáo sĩ và cộng sản Ba Lan.

Linh Mục Peter Raina đậu Tiến Sĩ tại đại học Warsaw, Ba Lan, đã dây mộn Lịch Sử Cận Đại tại đại học Berlin. Ngài đã viết nhiều bài tham luận và những bài báo về Linh Mục Jerzy Popieluszko, người bị chế độ cộng sản Ba Lan giết, và Linh Mục Konrad Hejmo, người bị các cơ quan truyền thông cáo buộc là nhân viên tình báo của Mật Vụ Ba Lan tại Tòa Thánh Vatican.

Cuộc phỏng vấn do Wlodzimierz Redzioch thực hiện cho hãng thông tấn Công Giáo Zenit, một cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh Vatican.

H: Sau khi người Tôi Tớ Chúa là ĐGH Gioan Phaolô II qua đời được vài tuần, một chiến dịch toàn diện được tung ra nhằm bôi nhọ hàng giáo sĩ Ba Lan. Họ bị cáo buộc đã cộng tác với cơ quan Tình Báo của chế độ cộng sản Ba Lan.

Vị Linh Mục đầu tiên được đem ra làm mục tiêu cho chiến dịch này là Linh Mục Konrad Hejmo, một nhân vật rất nổi tiếng ở cả Ba Lan và tại Tòa Thánh Vatican. Trong vòng 20 năm, Ngài cầm đầu trung tâm hành hương ở Roma, đã hướng dẫn nhiều phái đoàn hành hương đến triều kiến ĐGH.

Tiêu đề của nhiều tờ báo trên thế giới thật kinh khủng: “Tình Báo Cộng Sản Nằm Vùng Ngay Tại Giáo Triều Của ĐGH Gioan Phaolô II”. Tiêu đề này nói lên loại tin tức được phổ biến mọi nơi. Cha đã mô tả vụ Linh Mục Hejmo là một vụ “hành hình linh mục” vậy xin cha giải thích những gì bí ẩn đàng sau vụ hành hình này?

Trả Lời (Lm Raina): Tôi đã viết chi tiết vụ Linh Mục Hejmo trong cuốn sách của tôi bằng tiếng Ba Lan. Cuốn sách có tựa đề “ Giải Phẫu Vụ Hành Hình” do nhà sách Von Borowiecky xuất bản. Bây giờ tôi tóm tắt lại câu chuyện đáng buồn này.

ĐGH Gioan Phaolô II tạ thế chưa đầy 2 tuần thì Tiến Sĩ Leon Kieres, Giám Đốc Viện Ký Ức Quốc Gia ((National Memory Institute) báo cáo rằng một trong những Linh Mục thân cận nhất với ĐGH đã cung cấp tin tức cho cơ quan Mật Vụ Cộng Sản Ba Lan.

Vì vị giám đốc không tiết lộ danh tánh vị linh mục bị cáo buộc làm nhân viên tình báo, nên thoạt đầu, người ta tưởng đó là Linh Mục Mieczyslaw Malinski, người bạn thân thiết của Đức Hồng Y Wojtyla, (tức ĐGH Gioan Phaolô II). Chỉ vài ngày sau đó, Linh Mục Malinski đã phải thanh minh nhiều lần rằng mình không phải là người đó.

Sau đó vài ngày, với kiểu cách đặc biệt, ông Giám Đốc Kieres tiết lộ cho ký giả biết đó là linh mục Hejmo.

Nhưng thật đáng buồn, ngay từ lúc đầu tiên, những tin tức do ông Giám Đốc loan ra đều là mập mờ và sai lạc. Trước hết ông thông báo cho các ký giả biết rằng ông đã nhận được hồ sơ của cha Hejmo vào đúng ngày 14 tháng 4 năm 2005. Nhưng về sau người ta khám phá ra rằng ông Giám Đốc này đã có hồ sơ cha Hejmo trong tay từ ngày 2 tháng 12 năm 2004. (cách nhau hơn 5 tháng chú thích của dịch giả)

Do đó có những vấn nạn được nêu lên là “Tại sao Bộ Nội Vụ Ba Lan chuyển giao hồ sơ liên quan đến cha Hejmo vào tháng 12 năm 2004 ? Và ai đã đứng ra yêu cầu xin tài liệu này?

Theo luật lệ Quốc Hội Ba Lan quy định cho chức năng hoạt động của Viện Ký Ức Quốc Gia thì nếu một người muốn nắm giữ chức vụ công quyền trong một cơ quan nào, thì cơ quan đó có quyền yêu cầu viện điều tra xem người đó có cộng tác với Mật Vụ Cộng Sản Ba Lan không.

Trường hợp cha Father Hejmo, cha không muốn nắm giữ một chức vụ công quyền nào. Thế vậy tại sao người ta lại quan tâm điều tra đến vụ của cha?

Hơn nữa, theo luật của viện quy định, Giám Đốc Kieres phải công bố tên người bị điều tra. Đàng này ông đã không công bố tên. Tại sao lúc ấy ông đã quyết định hành xử như vậy. Điều này đã làm cho Tổ Chức Bảo Vă Quyền Công Dân lên tiếng chỉ trích.

Trường hợp cha Hejmo chỉ là một trong nhiều trường hợp. Rồi đến lượt cha Drozdek, Giám Đốc đền Đức Mẹ ở Zakopane, và nhiều trường hợp của các linh mục khác.

H: Bộ máy trấn áp hàng giáo sĩ đã được chính quyền cộng sản Ba Lan tổ chức thế nào?

TL: Một trong những mục tiêu chính của Cộng Sản độc tài là hủy hoại tâm lý và hủy hoại thân xác người đối lập. Hủy hoại thể xác bao gồm dùng bạo lực, kể cả việc giết người đó. Khủng bố tâm lý là để hủy hoại nhân cách con người đó.

Cách thường dùng là biệt giam người đó trong tù trong thời gia nhiều năm. Trong hoàn cảnh ấy mọi người thấy đó là con đường cùng. Tất cả đều phải nhận thức rằng đời sống cá nhân của họ, nghề nghệp, tương lai tuỳ thuộc vào sở An Ninh Mật Vụ. Tiếng Ba Lan gọi là "Sluzby Bezpieczenstea," hay gọi tắt là SB. Bộ máy An Ninh Mật vụ là thành phần của Bộ Nội Vụ trong đó có một ngành gọi là Ngành IV đặc trách vấn đề chống lại Giáo Hội rồi cũng trong đó, có chi nhánh chuyên chống lại những “giáo sĩ phản động”. Rồi cũng có một văn phòng đặc biệt chuyên trách thu thập tin tức của những kẻ bị nghi ngờ. Văn phòng đó gọi là văn phòng C, tiếng Ba Lan gọi là "biuro C".

Cũng phải nói rằng dù nhà cầm quyền cộng sản dùng biện pháp đàn áp, có khi kéo dài hàng nhiều năm, nhưng họ đã không thành công trong việc huỷ diệt được Giáo Hội Công Giáo, hay là tách rời được sự gắn bó giữa giáo dân và Giáo Hội như là họ đã thành công đối với các tổ chức khác không phải là cộng sản

Nguyên do của sự thất bại này có gốc rễ sâu xa nơi Giáo Hội Công Giáo trong xã hội Ba Lan. Cộng sản cũng đã thất bại vì vị lãnh đạo Giáo Hội Ba Lan trong những năm ngặt nghèo là vị mục tử đồng thời là một chính trị gia vĩ đại. Đó là Giám Mục Ba Lan, Đức Hồng Y Stefan Wyszynski. Lập trường của Ngài đối với chế độ độc tài là biểu tượng cho sự tranh đấu chống lại chủ thuyết Cộng Sản.

Tiếp phần 2

Nguyễn Long Thao

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 09.01.2007. 12:03