Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

So sánh khác biệt giữa cuốn sách “Da Vinci Code”...,

§ Lm Trần Công Nghị

So sánh khác biệt giữa cuốn sách “Da Vinci Code”..., với sự thật tài liệu Lịch sử và Thánh Kinh

Sau đây chúng tôi xin liệt kê một số trong rất nhiều những sai lầm và bịa đặt trong cuốn tiểu thuyết “The Da Vinci Code” của Dan Brown và những sự thật Lịch Sử và Thánh Kinh.


Sách Da Vinci Code nói:
Chúa Giêsu là nhân vật vĩ đại hay là một tiên tri theo những nguồn lịch sử thời kỳ đầu, rồi sau này Ngài mới được tuyên xưng là thần linh tại Công Đồng Nicaea.

Thánh Kinh nói:
Trong Sách Tân Ước, Chúa Giêsu được gọi là “Thiên Chúa” (theos) 7 lần. Ngài cũng được gọi là Chúa ((kyrios) với ý nghĩa là thần linh nhiều lần. Không có bất cứ một sử gia nào chân chính lại cho rằng Phúc Âm Tân Ước được viết ra sau Công Đồng Nicaea (325).


Sách Da Vinci Code nói:
Tài liệu Dead Sea cùng với những tài liệu Nag Hammadi dlà những ghi chú lịch sử tiên khởi nhất về Kitô giáo.

Lịch sử nói:
Tài liệu Dead Sea chỉ thuần túy là tài liệu của một nhóm ly giáo Do thái, không phải là tài liệu Kitô giáo. Còn về tài liệu Nag Hammadi không có bằng chứng nào cho thấy là hiện hữu trước cuối thế kỉ thứ 2 sau Chúa Kitô, ngoại trừ Phúc Âm theo Thoma (mà Giáo Hội Công Giáo không thừa nhận).


Sách Da Vinci Code nói:
“Một trong những đề tài đặc biệt làm rối loạn mà hay thấy trong Phúc Âm (nhóm Duy Trí Gnostic là bà Maria Magdalene. . . Một cách cụ thề là hôn nhân của Bà với Đức Giêsu Kitô” (trang. 244).
“One particularly troubling theme kept recurring in the [Gnostic] gospels. Mary Magdalene. . . More specifically, her marriage to Jesus Christ" (p. 244).

Lịch sử nói:
Phúc Âm của Nhóm Gnostic (Duy Trí), một tổng hợp những bài viết do các tác giả vô danh, trong đó pha trộn những ý tưởng lạc lõng Kitô giáo với linh đạo bí nhiệm, dù thế cũng không nói gì tới việc bà Maria Magdalene cưới Đức Giêsu.


Sách Da Vinci Code nói:
“Quyển Thánh Kinh mà chúng ta biết tới như ngày hôm nay là do Hoàng Đế Roam Constantine thu tập mà hoàn thành” (trang 231).
The Bible, as we know it today, was collated by the pagan Roman Emperor Constantine” (p. 231).

Lịch sử nói:
Thánh Kinh không phải do Hoàng Đế Constantine (chết năm 337 sau Công nguyên) hoàn thành. Thánh Kinh Cựu Ước có trước Chúa Giêsu từ lâu; còn Thánh Kinh Tân Ước tuy được Giáo Hội tổng hợp công nhận vào khoảng cuối thế kỉ thứ I khoảng từ năm 90 tới năm 100 sau công nguyên, chứ không phải được hoàn thành mãi đến thứ kỷ thứ 4 lúc sau Vua Constantine qua đời.


Sách Da Vinci Code nói:
“Dòng máu huyết thống vương giả của Đức Giêsu Kitô đã được kê khai tường thuật cách rất chi tiết do một số các sử gia” (trang 253)
“The royal bloodline of Jesus Christ has been chronicled in exhaustive detail by scores of historians” (p. 253).

Bằng chứng là:
Nói về các “sử gia”, ông Dan Brown liệt kê bốn cuốn sách do các tác giả sau đây: Margaret Starbird, Michael Baigent, Richard Leigh, Henry Lincoln, Lynn Picknett và Clive Prince. Nhưng không một ai trong họ là sử gia cả! Starbird có bằng M.A. về văn chương đối chiếu và Đức ngữ. Baigentcó bằng cử nhân tâm lý và đang theo cao học về thuyết bí nhiệm. Leigh là tiểu thuyết gia và viết truyện ngắn. Lincoln được biết đến qua chương trình truyền hình BBC và viết truyện truyền hình. Còn Picknett và Prince đang theo đuổi hiện tượng huyền hoặc, bất thường và học về UFO (những vật thể lạ ngoại lai).


Sách Da Vinci Code nói:
Leonardo Da Vinci có những nhận định như sau về Tân Ước: 1) “Nhiều người đã dùng ngộ giác và phép lạ giã tạo làm nghề của mình, đánh lừa đông đão quần chúng ngu dốt” và 2) Sự ngu muội mù quáng đánh lừa chúng ta. Hỡi ôi, những con người trần thế rã rời, hãy mở mắt ra” (trang 231) Leonardo Da Vinci made the following comments about the New Testament: 1) “Many have made a trade of delusions and false miracles, deceiving the stupid multitude”; and 2) “Blinding ignorance does misled us. O! Wretched mortals, open your eyes” (p. 231).

Lịch sử nói:
Những nhận định của danh họa Leonardo Da Vinci không có liên quan gì tới Thánh Kinh cả. Những nhận định của ông là nói về những người đúc kim loại muốn biến chì thành ra vàng. Nhận định thứ hai, nhà họa sĩ phê bình những kẻ dở hơi đưa “những tư tưởng cá nhân”, “khoái lạc dục vọng” và “danh vọng hão huyền”. Dan Brown hoàn toàn lạc hướng khi giải thích tự tưởng và văn bản của họa sĩ Leonardo, làm như nhà họa sĩ này chống đối Thánh Kinh!


Sách Da Vinci Code nói:
“Tiếng do thái viết tắt YHWH -- thánh danh của Thiên Chúa – thực sự từ tiếng Jehovah, tiêu biểu sự hợp nhất thể lý giữa Jah nam tính và tên Do thái tiền sử của Eva là Havah” (trang 309)
The Jewish Tetragrammaton YHWH— the sacred name for God—in fact derived from Jehovah, an androgynous physical union between the masculine Jah and the pre-Hebraic name for Eve, Havah (p. 309).

Lịch sử nói:
YHWH không do từ “JEHOVAH.” Danh từ này có trước từ “JEHOVAH” cả từng ngàn năm. Tác giả Brown thực sự đã nói ngược! “JEHOVAH” là do từ YHWH. Từ Jehovah chỉ là tiếng La tinh hóa từ thế kỷ thứ 6 danh từ YHWH, với nguyên âm “a,” “o” và “a” (những nguyên âm từ từ “adonai” có nghĩa là “Lạy Chúa tôi”) chèn vào giữa từ YHWH (Khi Latinh hóa thì thay chữ “Y” và “W” thành ra là “J” và “V.”). Còn về nguyên ngữ Havah, không hề có nguồn gốc trước bỗ chữ Do thái. Trong tiếng Do thái Hebrew chỉ có nghĩa là “Evà” và đã thấy xuất hiện nhiều lần trong Cựu ước”.


Sách Da Vinci Code nói:
Vua Constantine thầu người làm và trả tiền cho họ để có quyền Thánh Kinh mới, trong đó bỏ đi những Phúc Âm nói về nhân tính của Đức Kitô và thêu dệt những Phúc Âm tôn vinh Đức Kitô là thần tính. Những phúc âm trước được coi là lỗi thời, nên cho thu lại và đốt bỏ đi” (trang 234)
Constantine “commissioned and financed a new Bible, which omitted those gospels that spoke of Christ’s human traits and embellished those gospels that made him godlike. The earlier gospels were outlawed, gathered up and burned” (p. 234).

Lịch sử nói:
Không hế có bản Thánh Kinh nào mới được vua constantine cho trả tiền cho làm ra cả. Nhà vua chỉ xin Eusebius là giám mục thành Carthage làm ra 50 bản sao những quyển thuộc bộ Thánh Kinh đã được Giáo Hội công nhận và được phổ biến rộng rãi. Thứ đến, không có bằng chứng hay bất cứ tài liệu nào nói là vua Constantine đã thêu dệt thêm cho những Phúc âm của thánh Matthêu, Marcô, Luca hay Gioan cả. Thứ ba, thời vua Constantine không hề có việc đốt sách Thánh Kinh nào. Tuy nhiên chỉ có sự việc xẩy ra là những văn bản do bè rối Arius viết ra là bị cho đốt đi mà thôi, mà những bản viết này không phải là Thánh Kinh hay Phúc Âm. Thứ tư, Không hề có các sách Phúc Âm được viết trước các sách của Matthêu, Marcô, Luca hay Gioan. Cuối cùng, Phúc Âm mà Giáo Hội hiện nay vẫn dùng, nều có diễn tả Chúa Giêsu Kitô có những nét nhân loại. Điều này hoàn toàn hợp với tín điều Công giáo là Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người hoàn toàn.


Sách Da Vinci Code nói:
Giao hợp giữa vợ chồng qua đó mỗi bên được trở nên trọn vẹn một cách thiêng thiêng thì bị Giáo Hội cho là hành động đáng sỉ nhục, và vì thế cần tái giáo dục người ngoại giáo và những tôn giáo thờ thần nữ.
“Sexual union between man and woman through which each became spiritually whole had been recast as a shameful act by the Church to 'reeducate' the pagan and feminine-worshipping religions”.

Thánh Kinh nói:
Cuộc sống chăn gối vợ chồng được trân trọng và đánh giá cao và thuần nhất (Thư thánh Phaolô gửi cho tín hữ Do thái (Heb. 13:4).Những hành động và khoái lạc tính dục là bình thường và được khuyến khích trong bậc sống vợ chồng. Sự giao hợp là giây phút thánh thiêng cho vợ chồng – tượng trưng hình ảnh của Thiên Chúa định dạng con người. Thiên Chúa đã thiết lập các giới hạn hầu bảo vệ cuộc sống tính dục và thêm niềm vui.


Sách Da Vinci Code nói:
“Bất cứ phúc âm nào diễn tả những khía cạnh trần thế của cuộc sống Đức Giêsu đều dược cắt bỏ khỏi Kinh Thánh” (trang 244).
[A]ny gospels that described earthly aspects of Jesus’ life had to be omitted from the Bible” (p. 244).

Thánh Kinh nói:
Các Phúc Âm của Tân Ước trình bày nhiều “khía cạnh trần thế của cuộc sống Chúa Giêsu như những yếu đuối thân xác của Người là đói, mệt nhọc, những cảm tính như lo buồn, giận, yêu; và những liên hệ bình thường với Mẹ của Người, với bạn hữuj và với dân chúng theo Người.


Sách Da Vinci Code nói:
Leonardo thờ nữ thần và nữ giới có thể thấy được qua bức tranh Mona Lisa. Tên thần nữ này xuất cứ từ cádc thần nữ Ai cập: thần Amon và nữ thần Isis, mà các chữ vẽ hình một thời được gọi là L’ISA. Vì thế tước hiệu Mona Lisa, thực sự là sự hiệp nhất thánh thiêng của nam tính và nữ tính. (trang 121)
Leonardo’s worship of the goddess and the feminine can be seen in his Mona Lisa painting. That name comes from two Egyptian deities: the god Amon and the goddess Isis, whose “ancient pictogram was once called L’ISA. The title Mona Lisa, then, is really “an anagram of the divine union of male and female (p. 121).

Lịch sử nói:
Họa sĩ Leonardao Da Vinci đã không có đặt tên cho bức danh họa có hình Mona Lisa, và tất cả cách bức họa của ông, chính ông cũng không hề đặt tên. Tên Mona Lisa được đặt cho bức tranh này là do tác giả Giorgio Vasari đặt tên, khi san định lại các tác phẩm và liệt kê trong cuốn sách ông viết có nhan đề là “Đời Sống của các Nghệ Sĩ”, xuất bản năm 1550. Chính tác giả Vasari lần đầu tiên gọi tên bức tranh có người phụ nữ mỉm cười là Monna Lisa (tiếng Anh gọi giản tiện đi là Mona Lisa). Tên này theo tiếng Ý chỉ có nghĩa là Bà Lisa, và đối tượng hầu như là nhân vật Lisa Gherardini del Giocondo, vợ của Francesco del Giocondo, một người giầu có và nổi danh thời đó.

* Tài liệu trên được tổng hợp từ: Christian Broadcasting Network, De-Code Da Vinci Code, Catholic Response, Phúc Âm, Lịch Sử.

Lm Trần Công Nghị

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 14.05.2006. 22:18