Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Phần Ba: Tôn Giáo (6)

§ Hương Vĩnh

Tiếp theo Như Lời Cầu Kinh Anthony De Mello, Hương Vĩnh chuyển ngữ

81.- NHÀ HIỀN TRIẾT ẤN ĐỘ NHẬN XÉT VỀ CHÚA GIÊ-SU

Người ta đọc cho một nhà hiền triết Ấn Độ nghe về Tiểu Sử Chúa Giê-su.

Khi ông biết Chúa Giê-su đã bị dân mình khước từ ở Na-da-rét như thế nào thì đã la lên: “Khi một giáo sĩ Do Thái giáo mà cộng đồng của mình không muốn tống xuất khỏi thành phố thì không phải là một giáo sĩ.

Và khi ông nghe nói chính các tư tế đã giết chết Chúa Giê-su như thế nào thì đã thở dài mà nói: “Thật khó cho Sa-tăng dối gạt cả thế giới được, vì vậy nó đã cắt cử những giáo sĩ lỗi lạc ở nhiều nơi khác nhau trên mặt địa cầu.

* * *

Một vị giám mục than vãn: “Bất cứ nơi nào Chúa Giê-su đi tới thì đều có một cuộc cách mạng; bất cứ nơi nào mà tôi tới thì người ta mời tôi dùng trà!”

82.- NHỮNG NGƯỜI ƯU TÚ VỀ TÂM LINH

Nếu một triệu người theo bạn thì bạn nên tự hỏi mình đã sai lầm ở đâu.

* * *

Một tác giả Do Thái giải thích là những người Do Thái không phải là những kẻ khuyến dụ người khác nhập đạo. Các giáo sĩ Do Thái buộc phải có ba sự cố gắng riêng biệt để làm nản lòng những người muốn cải đạo!

Linh đạo dành cho những người ưu tú. Linh đạo không thể thỏa hiệp để được dễ dàng chấp nhận, cho nên nó không thể chiều theo quần chúng muốn uống nước xi-rô chứ không phải uống thuốc. Lần kia, khi một đám đông theo Chúa Giê-su. Đây là điều Ngài đã nói với họ:

Ai trong anh em muốn xây một cái tháp mà trước tiên không ngồi xuống và ước tính phí tổn để xem mình có kham nỗi không? Hoặc giả có vị vua nào sắp đi đánh trận với một vị vua khác mà trước hết không ngồi xuống để xem thử với mười ngàn lính, mình có thể chiến đấu với một quân địch ra ứng chiến với hai mươi ngàn quân? Nếu không thể thắng được, vậy thì trước khi quân địch còn ở xa xa, vua đó sai sứ giả đi xin cầu hoà. Do đó không ai trong anh em có thể là môn đệ của Thầy nếu không sẵn sàng khước từ mọi sở hữu của mình.

* * *

Người ta không muốn chân lý,
Họ muốn được sự vững tâm.

83. MỘT SỰ HỒI PHỤC LỚN LAO

Một nhà thuyết giáo nói với người bạn: “Chúng tôi vừa mới trải qua một sự hồi phục lớn lao mà Giáo hội chúng tôi đã trải nghiệm trong nhiều năm nay.”

Ông đã thêm được bao nhiêu thành viên cho Giáo hội của ông?

Không mạng nào. Chúng tôi đã mất đi năm trăm người.

* * *

Có thể Chúa Giê-su sẽ vỗ tay!

Buồn thay! Kinh nghiệm cho thấy niềm xác tín tôn giáo của chúng ta liên hệ đến sự thánh thiện cá nhân của chúng ta cũng chẳng khác nào áo khoác ngoài mà một người mặc vào ở phòng ăn để giúp sự tiêu hoá của mình.

84. TRIẾT GIA TÁI SINH

Một triết gia thời xưa, chết đã nhiều thế kỷ, được biết là các giáo huấn của mình đã bị bóp méo bởi những người đại diện của ông. Là một người đầy lòng thương xót và yêu chuộng chân lý, sau nhiều cố gắng, ông đã tìm cách để được đặc ân trở lại trần gian trong một vài ngày.

Phải mất nhiều ngày ông ta mới thuyết phục được những người thừa kế ông về căn cước của mình. Một khi việc này đã làm xong, họ quên ngay lập tức mọi hứng thú về điều mà triết gia phải nói và xin ông tiết lộ cho họ bí mật về việc ông sống lại từ cõi chết.

Chỉ sau khi cố gắng vượt bực, cuối cùng ông mới thuyết phục họ là ông không có cách nào có thể tiết lộ bí mật đó cho họ được, và họ nên tái lập giáo huấn của ông trong tình trạng nguyên thủy tuyệt đối vì đó mới là điều vô cùng quan trọng cho lợi ích nhân loại.

Chỉ hoài công thôi! Họ nói với ông như sau: “Ông không thấy rằng việc quan trọng không phải là điều ông đã giảng dạy mà là những sự giải thích của chúng tôi về điều ông đã giảng dạy hay sao? Nói cho cùng, ông chỉ là một cánh chim bay qua trong lúc chúng tôi định cư vĩnh viễn ở đây.”

* * *

Khi Đức Phật viên tịch, các môn phái phát sinh.

85. VẬT CHẤT LÀM BẰNG GÌ?

Tất cả các triết gia, thần học gia và tiến sĩ giáo luật họp nhau lại trong tòa án để xét xử vị tu sĩ Hồi giáo Nas-ru-đin (Nasruddin). Điều tố cáo rất nghiêm trọng: ông đã rảo khắp từ thành phố này sang thành phố khác và rao giảng: “Các vị mạo xưng lãnh đạo tôn giáo của các người đều dốt nát và lẩn thẩn.” Vì vậy ông bị kết án là lạc giáo mà hình phạt là tử hình.

Nhà vua Hồi giáo phán: “Nhà ngươi được phép nói trước.”

Vị tu sĩ Hồi giáo bình tĩnh tuyệt vời và nói: “Xin cho mang giấy bút vào và trao cho mười người khôn ngoan nhất trong cử tọa đáng kính này.

Trước sự thích thú của Nas-ru-đin, một cuộc cãi vã ầm ĩ đã xảy ra giữa những người thánh thiện đó để xem ai là những người khôn ngoan nhất giữa họ. Khi cuộc cãi vã chấm dứt và mỗi người trong mười người đã chọn được phân phát giấy bút, vị tu sĩ nói: “Xin mỗi vị viết xuống câu trả lời cho câu hỏi sau đây: VẬT CHẤT LÀM BẰNG GÌ?

Các câu trả lời được viết ra và trao cho nhà vua đọc lên. Một câu trả lời như sau: “Vật chất không làm bằng gì hết.” Câu khác viết: “Bằng các phân tử.” Rồi một câu khác: “Bằng năng lượng.” Những câu khác: “Bằng ánh sáng”, “Tôi không biết”, “Bằng vật siêu hình” và vân vân...

Nas-ru-đin tâu nhà vua: “Khi họ đồng ý về vật chất là gì thì họ mới xứng đáng để phán đoán những vấn đề thuộc về tinh thần. Không phải quái lạ sao là họ không thể đồng ý về chất liệu mà họ được tạo thành, thế mà họ đều nhất trí kết án tôi là một người lạc giáo sao?

* * *

Không phải tính cách đa dạng của các giáo điều chúng ta
mà là chủ nghĩa giáo điều của chúng ta
đã gây ra hậu quả tai hại.

Do đó, nếu mỗi người trong chúng ta thực thi điều mà chúng ta tin chắc chắn
là ý muốn của Thượng Đế
thì kết quả sẽ là một sự hỗn loạn hoàn toàn.

Sự chắc chắn mới là thủ phạm.

Con người tâm linh thì rõ biết sự không chắc chắn –
một trạng thái tinh thần mà người mê tín không biết tới.

(còn tiếp)

Hương Vĩnh chuyển ngữ

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 23.08.2008. 09:04