Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Hiện tượng The Da Vinci Code
§ Dân Chúa
Trích "Sứ Mệnh Giáo Dân #9, ngày 10/5/06"
Viết theo Carl E. Olson & Sandra Miesel
Vừa rồi là tên hai tác giả của cuốn "The Da Vinci Hoax" (Vạch trần DVC) do nhà xuất bản Ignatius Press của dòng Tên ấn hành tại San Francisco. Bài Dẫn nhập của cuốn sách này đưa ra các tiểu mục sau đây:
• Bạn đã đọc cuốn The Da Vinci Code chưa?
Nếu bạn đã đọc cuốn sách này rồi chắc chắn đầu óc của bạn sẽ quay cuồng với các vấn nạn, các thắc mắc như: Cuốn chuyện này có đúng là các sự kiện có thật được tác giả dầy công tra cứu và công bố không? Tác giả có nói đúng sự thật về lịch sử Kitô giáo không? Độc giả suy nghĩ gì về những lời xác định chân dung Chúa Giêsu, Giáo hội và bà Mary Magdalena trong câu chuyện không? Các sách Tin Mừng Ngộ giáo có nằm trong danh sách các sách Tân Ước không? Và còn nhiều điều công bố về Leonard da Vinci, về các Hiệp Sĩ Đền Thánh (Templar Knights), về Hội Kín Priory of Sion và về các âm mưu của Vatican...?
Các vấn đề và các vấn nạn do Mật Mã Da Vinci nêu ra không chỉ đơn thuần là những vấn đề tranh biện hoặc cổ sử nhưng đáng quan tâm hơn vì chúng liên hệ trực tiếp đến niềm tin của con người, người ta phải sống thế nào và cần hiểu biết gì về thế giới hôm nay. Hơn là cuốn chuyện ‘thuần giả tưởng’ hoặc giải trí, cuốn tiểu thuyết có một lược đồ dàn dựng chu đáo với chủ đích thách thức niềm tin của nhân loại về Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Kinh Thánh, bà Maria Mađalêna, tôn giáo, lịch sử và bản chất của chính chân lý. Chính Dan Brown công nhận điều đó trong cuộc phỏng vấn trên show truyền hình của đài The Today Show khi Matt Lauer hỏi ông, “Ông đòi hỏi độc giả phải thách thức một số niềm tin hoặc các chân lý lâu đời về tôn giáo có phải không?” Và Dan Brown trả lời: “Đúng thế!” Rồi ông tiếp tục phát biểu rằng trong khi có một số độc giả cảm thấy khó chịu với cuốn chuyện này, nhưng đa số độc giả lại “yêu thích nó.”
• Hiện tượng Mật mã Da Vinci Code
Cuốn tiểu thuyết này đã đạt được thành công xuất chúng vì đã phối hợp tuyệt vời được các yếu tố giết chóc bí mật, trinh thám, âm mưu, lãng mạn, phơi bầy tôn giáo, và tái xét lại lịch sử. Đường hướng tư tưởng của ông phù hợp với nền văn hóa đại chúng đang được các tờ báo đứng đầu lèo lái và cổ suý. Nhờ đó cuốn tiểu thuyết của ông đã mau chóng trở thành cuốn sách đứng đầu bán chạy nhất của New York Times và được dịch ra 44 thứ tiếng.
Các tờ báo lớn như New York Times, Library Journal, Chicago Tribune, Salon... hết lời ca ngợi và cổ động cho cuốn chuyện và tác giả của nó. Một tờ điểm sách trên Amazon.com (mạng lưới bán sách lớn nhất Hoa Kỳ) nhìn nhận, “Đây là một trong những cuốn sách hay nhất từ trước tới nay tôi đọc – nó sẽ giúp bạn nhìn thế giới khác hơn sau khi bạn đã xong!” Một tờ khác thố lộ, “Bạn sẽ ngạc nhiên với những mặc khải do cuốn sách này đem tới.” Và một tờ khác đi vào chi tiết hơn: “Mật mã Da Vinci là một trong những cuốn sách đáng chú tâm nhất tôi đã đọc từ trước tới nay. Thật tuyệt vời – và rất hiệu năng - một hòa trộn lịch sử, bí nhiệm, tác động, những chuyện rắc rối và giật gân... Ý tưởng đứng đàng sau câu chuyện xem ra như gây xung khắc, nhưng một lần bạn suy tư về chuyện đó, nó sẽ thực sự trở thành hoàn toàn thật xác thực và còn tự nhiên nữa.”
Và cứ thế cuốn sách trở thành một hiện tượng kỳ lạ và huyền thoại giữa thế giới hôm nay.
• Lịch trình và mục tiêu của DVC
Tiến sĩ James Hitchcock trong cuốn Fantasy Faith nhận định về cuốn chuyện này như sau: “DVC có thể được nhìn xem như đồ giả tạo phù phiếm của nền văn hóa đại chúng, nhưng số sách bán ra rộng lớn như thế đảm bảo nó gây tác dụng nơi những ai không thích đọc những cuốn sách nghiêm nghị. Dan Brown đã tìm ra được công thức trở thành giầu có: giới tính, theo chủ nghĩa khoái cảm, chủ nghĩa sùng thượng nữ giới, chống Kitô giáo, và yêu thích chuyện huyền bí. Và cũng thật rõ ràng ông ghét Kitô giáo và chứng tỏ mình dấn thân vào cuộc thánh chiến này. Nền văn hóa hiện nay đang chín mùi cho một cuốn sách đê tiện như thế, đến nỗi cả đến các Kitô hữu cũng bị nó quyến dũ, mê hoặc.”
Hơn là một thách thức với “chính sách Vatican,” DVC thách thức các niềm tin trung tâm của Kitô giáo: việc độc thân và thiên tính của Chúa Giêsu, vị thế của các tông đồ, và mục đích của Giáo hội. Một chủ đề lớn của Dan Brown, đó là kêu gọi phục hồi lại “nữ tính thần thánh” và làm sống lại việc việc tôn thờ nữ thần. Trả lời cho cuộc phỏng vấn của đài CNN, Dan Brown còn ngỗ nghịch phát biểu: “Đặc biệt các nữ tu rất cảm kích về thông điệp chủ trương nữ tính trong câu chuyện.” Nói một cách khác, Dan Brown không chắc chắn một điều nào ngoại trừ các niềm tin truyền thống của Kitô giáo là sai lạc: “Mỗi một niềm tin trong thế giới đều xây dựng trên chế tạo, niềm tin là một chấp nhận những gì hình dung là chân lý, nhưng không thể chứng minh được.” Chính vì thế ông liên tục đặt lại vấn đề về quyền uy, nhất trong Giáo hội Công giáo.
Xem ra Dan Brown hy vọng DVC hơn là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất, ông muốn nó trở thành nền tảng thay đổi các nhận thức về lịch sử, tôn giáo, và nền văn hóa Tây phương. Được hỏi giả như cuốn tiểu thuyết này được coi như một loại gây tranh cãi, một lần nữa Brown xác quyết ông muốn cổ suý cho một “nữ tính thần thiêng” và thách thức những kiến thức đã được nền văn hóa Tây phương và Kitô giáo chấp nhận từ xưa nay: “Như tôi đã nói trước đây, bí mật tôi tiết lộ chỉ là điều đã được xì xào hàng thế kỷ rồi. Nó chẳng phải của tôi. Phải nhìn nhận, đây là lần đầu tiên bí mật được khui trần trong khuôn khổ một chuyện trinh thám phổ thông, nhưng thông đạt nó ra mới là điều mới mẻ. Hy vọng chân thực của tôi là thêm vào việc giải trí cho đại chúng, nó sẽ dùng vào việc mở ra cánh cửa bắt đầu những thám hiểm cho đại chúng… Tôi không quan tâm đến việc quần chúng có tin câu chuyện Mađalêna hay câu chuyện khác… Tuy nhiên, tôi nghĩ đây thật kỳ lạ là đại chúng đang thảo luận đời sống tâm linh của họ trên những trình cấp mới này… (Roberts, “Mysteries of Mary Magdalene”).
• Mật mã đang gây ra lầm lộn
Thành công to lớn của DVC và ngôn ngữ dũng mãnh của nó về Kitô giáo Tiên khởi và Giáo hội Công giáo chính là đã gây ra được những lẫn lộn cơ bản về nhiều “sự kiện” trong hơn bốn trăm trang sách của ông. Không những cuốn sách ảnh hưởng nơi những người ngoài Kitô giáo, nhưng nó còn dấy lên nhiều câu hỏi khó khăn trong tâm trí nhiều Kitô hữu, và không ít người hỏi chúng tôi phải giải thích thế nào về lịch sử Giáo hội và thần học. Một độc giả viết cho chúng tôi: “Tôi là chủ một nhà sách Công giáo. Chúng tôi như bị bỏ bom hàng ngày khi nhiều người bu vào mua loại văn chương sọt rác này. Bạn không thể tin được biết bao người đã phơi bình cho cuốn sách này… Chúng tôi còn được nghe một bà cụ già đề cập về Opus Dei trong tối nay và không ngần ngại cho rằng cuốn sách này nói thật, nếu không đâu có được in ra.”
Một độc giả khác cũng ngang nhiên nhìn nhận những hoài nghi trong tâm trí khi đọc DVC: “Thành thực mà nói, khi đọc cuốn chuyện này, đức tin của tôi bị hoàn toàn giao động. Tôi nhận ra đây là một cuốn sách giả tưởng, nhưng nhiều điều ông viết xem ra như xây dựng trên các sự kiện lịch sử…”
DVC đã chứng tỏ mình là một khí giới hữu hiệu để tấn công giáo lý Kitô giáo và gây phương hại trầm trọng cho đức tin cho tất cả những ai thiếu kiến thức đạo giáo và không thể trả lời cho biết bao lời tố cáo chống lại Giáo hội như thế. Thật đáng buồn và không ngạc nhiên khi một tác phẩm giả tưởng lại gây ra biết bao lẫn lộn và sai lạc nơi các Kitô hữu về lịch sử Giáo hội và thần học vào thời đại mà căn bản giáo lý và kiến thức đức tin của các tín hữu quá nghèo nàn và ấu trĩ. Đặc biệt phần đông người dân Hoa Kỳ mù chữ về các biến cố lịch sử của chính đất nước họ.
• Tóm kết
Qua ba bài trình bầy vừa rồi, một lần nữa cùng với Carl E. Olson, chúng tôi có thể tóm lược sự thành công to lớn của DVC ở những điểm thâm sâu sau đây:
Phần lớn những ý tưởng ông đưa ra trong cuốn sách không có nguồn gốc nơi ông. Gia tài kiến thức, ý thức hệ và tâm linh của DVC đã được khai diễn từng nhiều thập niên vừa qua, có khi cả hàng thế kỷ. Tuy nhiên điều Brown đã hoàn thành chính là việc gầy dựng một thần bí (myth) phổ thông đang tinh luyện và trình bầy thành những loại văn từ sống động về các niềm tin theo một cách thức mới không tỏ ra yêu sách hoặc đòi hỏi, nhưng đem lại giải trí và lôi cuốn. Thần bí này hoạt động trên nhiều trình cấp cùng một lúc: là một tiểu thuyết kỳ bí, một câu chuyện lãng mạn, một sách trinh thám, một sách lược âm mưu, và một bản tuyên ngôn tâm linh (spiritual manifesto).
Một lý do thâm sâu dẫn đến thành công cho cuốn tiểu thuyết một cách không hiển nhiên, đó là cuốn sách này không đơn thuần là một cuốn truyện hay, nhưng hầu như nó đã hoàn thành một tình trạng thờ cúng (cult status). Dầu cho Brown không phải là một đại văn sĩ, nhưng ông đã chứng tỏ mình là một tín đồ cổ võ các niềm tin của ông và ông nghĩ chúng đã được rao bán thật ngoạn mục.
Có lẽ quan trọng nhất là khía cạnh Ngộ đạo (gnostic aspect) của DVC. Gnositc là nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là kiến thức được nối kết thành một loại kiến thức đặc biệt, ẩn tảng chỉ dành riêng cho một số người ưu tú, tương tự như các thiền sư. Hàng chục triệu người đọc cuốn tiểu thuyết này đâu có phải là những người ưu tú, nhưng Brown xác quyết với họ rằng họ sẽ cảm kích khi "khám phá” ra “chân lý” ẩn tàng này: “Bạn sẽ ngạc nhiên với các mạc khải đến từ cuốn sách này.” Cuốn tiểu thuyết của Brown hứa kiến thức ẩn tàng và cái nhìn chuyển hướng về lịch sử và thực tại sẽ mở cửa cho những ai muốn đi vào niềm tin, phải gan liều chống lại những kẻ “thắng thế” (winners) và những khuôn mặt quyền uy dấu mặt. Sau khi đọc cuốn sách, độc giả sẽ cảm thấy mình được hướng dẫn đi vào một thế giới cấm kỵ và hiểm nguy, đó là nơi sự thật mang một bộ mặt được gọi là Kitô giáo đang tỏ ra đầy vinh quang kịch cỡm. Ở đây ông hô hào độc giả bất tín cẩn uy quyền tôn giáo, đó là Giáo hội Công giáo, Vatican, các giám mục, Opus Dei…
Thêm vào những thái độ hoài nghi này, ông mời gọi các độc giả đi vào chủ nghĩa cá nhân và yêu thích những gì cảm nghiệm được. Nói theo kiểu tiêu cực, đây là lời thúc đẩy mọi người hãy chối từ giáo lý, thần học, và các luật lệ. Nói cách khác, đây là một cuộc tuyên dương cho cái tôi và “chân lý của tôi.” Tình cảm, xúc cảm sẽ đứng ra hướng dẫn tâm linh cho con người. Ông chấp nhận nhu cầu thần linh khi tiếp xúc với tinh thần của “nữ giới thần thánh” (sacred feminism).
Một yếu tố đem lại thành công cho DVC nữa chính là ông hô hào bất tin tưởng lịch sử. Phần đông dân Hoa Kỳ dốt nát về lịch sử, nhất là lịch sử xa xưa, do đó họ tỏ ra bất cần. Phần đông họ tin tưởng hoặc hành động theo thế giới đang quay cuồng chung quanh họ. Những ai càng kém kiến thức lịch sử, họ càng chạy theo những gì phù hợp với các nhu cầu tình cảm, trí thức và tâm linh của họ. Từ đó họ chẳng cần quan tâm đến tình trạng dốt nát lịch sử của họ và thêm đó họ còn tỏ ra chán ghét các sự kiện lịch sử và yêu thích các câu chuyện giả tưởng hơn. Từ đó các câu chuyện hoặc các tường thuật, hoặc trong sách báo, trên truyền hình hoặc nơi phim ảnh đang trở thành nguồn mạch đầu tiên cho công việc “giáo dục” lịch sử cho đại chúng.
Và sau cùng chủ thuyết tương đối đồi bại (pervasive relativism) đã lát đường cho DVC. Không những tiểu thuyết của Brown hô hào bất tin tưởng lịch sử truyền thống, tôn giáo và chân lý, nhưng còn khai mở ý niệm là cuối cùng chân lý không thể biết được. Ông chắc chắn một điều là chẳng có gì chắc chắn cả. Ông xác tín chân lý chỉ có thể tái tạo được theo hình ảnh con người. Chân lý hoạt động cho chính tôi. Chân lý là những gì đem lại sảng khoái cho tôi.
Hoặc do tài khéo hoặc do may mắn, Brown đã viết một cuốn tiểu thuyết hòa trộn nhiều yếu tố đồng quy và tạo hình chúng thành một kỳ bí phổ thông và hậu tân thời (postmodern myth). Dỡn đùa với các thành kiến và yếu kém của các độc giả, ông đã nhấn mạnh lịch sử không thể biết được, nhưng ông lại cống hiến một loại lịch sử dựa trên “sự kiện’ và “nghiên cứu.” Ông công bố tôn giáo là một cái nạng, nhưng ông lại viết một cuốn sách thấm đượm một loại tôn giáo bí mật và hổ lốn. Ông chối bỏ không có chân lý, nhưng ông lại đề cao bí mật ngộ đạo như một thực tại.
Tags · Da Vinci Code
Đọc nhiều nhất Bản in 16.05.2006. 10:22