Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ðỉnh Cao Trí Tuệ

§ Hà Minh Thảo

I./ THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT.

Từ ngày 01.12.2017, trên xa lộ thông tin toàn cầu ca khúc ‘Thương ca Tiếng Việt’ song ca bởi hai người ngoại quốc Kyo York và Ju Uyên Nhi tại địa chỉ :
https://www.youtube.com/watch?v=0m-UM6KlMoM

Vì ca khúc được viết thật hay và hai người trình diễn thật tuyệt khiến chúng tôi tò mò đọc tiếp phần ‘góp ý’. Trong đó, có một ý gây sự chú ý nơi mình :

‘Ðúng thời điểm quá anh ơi...
Vào nghe nha ông Bùi Hiền...
"Tiếng Việt còn trong mỗi người...
Người Việt còn thì còn nước non...
GIỮ TIẾNG VIỆT NHƯ NGÀY NÀO
LỜI YÊU THƯƠNG ấy LỜI SẮC SON!’.

Do đó, chúng tôi tự đặt câu hỏi : ‘Ông Bùi Hiền là ai ?’. Khi tìm kiếm, mình đọc được bài ‘Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’’ đăng trên báo VietNamNet ngày 28.11.2017. Nhờ đó, chúng tôi được biết đó là Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Ðại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy - học phổ thông.

A.- Ðề xuất cải cách chữ quốc ngữ.

Giảm số lượng phụ âm từ 38 xuống còn 31 ký tự. ‘Giáo dục’ sẽ viết là ‘záo zụk’, ‘ngôn ngữ’ sẽ viết là ‘qôn qữ’, ‘nhà nước’ sẽ viết là ‘n’à nướk’... vì chữ D, GI, R thay bằng Z; CH, TR=C; C,Q,K=K; Kh=X; Th=W; NH=N; PH=F; NG, NGH= Q... Chữ Ð không còn.

Ông Hiền nhận thấy có 3 luồng ý kiến :
1. Những nhận xét nghiêm túc có tính khoa học, đi vào chuyên môn thì chưa có ai trao đổi thực sự với tôi vì, muốn thế, phải xem toàn bộ phương án này;
2. Những nhận xét chung chung thì cũng có nhưng không nhiều vì toàn văn phương án cảùi tiến đã được đăng lên đâu, chỉ là tóm tắt và chưa được đầy đủ ; Do đó người ta không có cơ sở để nhận xét thật chính xác, có logic.
3. Nhóm này không phải nhận xét mà chỉ phán xét. Họ nói tôi ‘rửng mỡ’, thậm chí bảo tôi bị điên...

Ông nói ông chỉ buồn vì vấn đề được đưa ra không đúng thời điểm, chưa đầy đủ khiến nhiều người hiểu lầm và bức xúc. Công trình nghiên cứu chỉ mới báo cáo ở hội nghị khoa học ngành ngôn ngữ, chỉ đăng một phần trên kỷ yếu hội nghị. Quy tắc hệ thống chữ mới phải dựa trên cơ sở khoa học nào, lý do gì mà phải cải tiến thì lại chưa nói được đầy đủ. Do đó, phản ứng của dư luận cũng là tất yếu.

B.- Tính khoa học.

- Chữ tiếng Việt là chữ tượng thanh, tức không tượng ý và tượng hình, không biểu đạt âm và chữ mà chỉ là một quy ước ký hiệu không liên hệ với nhau về mặt ý nghĩa. Ký hiệu ngôn ngữ về tượng thanh thì ưu việt nhất là mỗi chữ một âm và ngược lại, mỗi âm một chữ. Chưa nước nào, ngôn ngữ nào làm được, đặc biệt khối sử dụng chữ La-tinh.

Ông Hiền đã tập trung nghiên cứu đề tài này cách đây trên 20 năm. Thực ra, ông đã công bố ‘Đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ’ lần đầu trên báo ‘Giáo dục và Thời đại’ ngày 08.09.1995, nhưng không ai quan tâm lắm. Sau khi cải tiến thêm, bản mới này chỉ về phần phụ âm. Ông chưa muốn công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng vì còn phải có phần nguyên âm. Khi phối hợp nguyên âm và phụ âm vào một chữ hay từ lại còn là vấn đề nữa. Ðến giờ, mới chỉ một phần của vấn đề được đưa ra nên tạo ra sự ‘khập khiễng’, do đó nhiều người nói ông bị điên cũng là dễ hiểu.

C.- Tại sao phải cải tiến và trên cơ sở nào?

Khi viết theo chữ hiện nay dễ mắc lỗi chính tả, nên thường phải có từ điển bên cạnh. Nhiều người chưa phân biệt được khi nào dùng ‘X–S’, ‘Ch–Tr’…
Nhưng nếu theo chữ mới, sẽ khó mắc lỗi vì không có khác biệt. Tuy nhiên, để phân biệt, chúng ta lại phải tùy vào ngữ cảnh để lựa chọn cách viết, chứ các chữ ấy sẽ không đứng một mình. Ví dụ ‘chanh’ và ‘tranh’ sẽ được viết chung là ‘canh’. Hiện nay chữ ‘chanh’ trong đầu ta mặc định là quả chanh, còn ‘tranh’ là bức tranh. Ðó là mình gán cho nó chứ bản chất gán chữ nào cũng được. Giờ ta viết là ‘quả canh’ thì trong ngữ cảnh đó không ai nói hay hiểu sang nghĩa bức tranh được cả, hay ngược lại viết ‘bức canh’ thì không ai nói hay hiểu sang nghĩa quả chanh.

- Sự sử dụng bộ chữ này sẽ nhanh và tiết kiệm nhiều hơn về việc học tập cho học sinh. Ví dụ học chữ ‘G’ đáng lẽ chỉ cần trong một giờ đồng hồ, nhưng đang mất thêm gấp vài lần thời gian đó để dạy học sinh học cả ‘G, Gi, Gh’ thì mới xong một âm. Khi ghép và viết lại tốn thêm một khoảng thời gian nữa.

Bộ chữ sẽ tiết kiệm khi từ 38 phụ âm rút chỉ còn 31. Thí dụ, chữ ‘Nghi’ viết 4 ký tự mới có được 1 chữ, nhưng khi thay bằng ‘q’ khi quy cho nó giá trị bằng ‘ngh’ và chỉ cần ghi ‘qi’. Tức đã giảm đi được một nửa số ký tự và cũng giảm một nửa thời gian viết hay đánh máy. Chưa kể tiết kiệm công sức và giấy, vật tư và tiền của… Ông tính bản chữ hiện nay chuyển sang chữ mới thì tiết kiệm lối 8%, tức nếu cần sử dụng 100 tấn giấy thì theo bộ chữ mới sẽ tiết kiệm được khoảng 8 tấn giấy. Nhân lên nhiều cuốn sách thì con số sẽ rất lớn.

II./ TIẾNG VIỆT THỜI CHÚNG TA.

Quốc ngữ mà mọi người Việt và ngoại quốc đã học, trau dồi và đang sử dụng hàng ngày là công trình sáng tạo bởi các Linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các Cha Gaspar De Amaral (soạn cuốn từ điển Việt-Bồ), Antonio Barbosa (soạn cuốn từ điển Bồ-Việt) , Francisco De Pina (dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt) và Alexandre De Rhodes (A-lịch-sơn Ðắc-Lộ, dựa vào hai từ điển trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành từ điển Việt-Bồ-La). Với sự hình thành các công trình này, các Cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam. Sách ‘Phép Giảng Tám Ngày’ cũng được in ấn và phát hành đồng thời.

Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in các quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican (Roma), Cha Ðắc Lộ đã biếu tặng cho nước Việt Nam và chúng ta về chữ quốc ngữ, từ năm 1651.

Năm 1941, Quốc gia Việt Nam ghi nhận công nghiệp Cha Ðắc Lộ bằng một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của Cha đã được dựng gần bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu (Hà Nội). Năm 1957, chính quyền cộng sản gỡ bỏ bia này. Tại Sài Gòn, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt tên Cha cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập. Ðối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, nhà nước cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và, hiện nay, họ đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.

Ngày nay, tại Việt Nam, người cộng sản bắt đầu phủ nhận công lao Cha Ðắc Lộ trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, với quan điểm : ‘Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì một lợi ích nhỏ nào ccho người Việt cả. Người Việt đã tận dụng chữ quốc ngữ thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi.

Sự thật, do bị cộng sản cướp quyền, đối với người dân bị trị, chữ quốc ngữ đã :
– là chữ viết cho cả trăm triệu đồng bào trong và ngoài nước đang sử dụng;
– được dùng để phổ biến những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc ;
– được dùng để thể hiện lời ru ‘Ầu ơ …’ ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– được ông Hồ Chí Minh dùng để viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ và các Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của đảng cộng sản;
– được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa… và hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– mà hơn 24.000 tiến sĩ khoa bảng quốc gia và hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng.
(Trích từ mail nhận được, ký tên Ls Ðặng Ðình Mạnh. Xin cám ơn).

III. VÀI NHẬN XÉT.

1.- Tiếq Việt mới là một thể hiện đúng tinh thần làm theo gương bác Hồ mà các cháu ngoan quàng khăn đỏ phải học thuộc lòng như Bác viết: ‘Việt Nam zân chủ cộng hòa. Độc lập tự zo hạnh fúc… ‘ trong di chúc. Xin mời nghe tại :
https://www.youtube.com/watch?v=y19Cj6ZPM_I
Tieng viet phien ban moi thật giống như chúng ta nghe tiếng Tàu.

Ngày 20.11.2017, Bùi Hiền tung cuốn sách ‘Cải tiến Tiếng Việt Mới’, một loại Tiếg Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc kinh. Ðây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt trong tương lai, phiên âm từ tiếng Tàu. Sách dày trên 2.000 trang, được ông tự cho là đã bỏ trên 20 năm để chế biến, được Bộ Quốc gia Giáo dục cho phép xuất bản. Do được sự nâng đỡ của nhà nước thân Chệt, để thành một chiến dịch quy mô, được phát động có kế hoạch, âm mưu phổ biến rộng rãi hầu chuẩn bị tư tưởng người Việt tránh ngỡ ngàng, một ngày không xa, tiếng Việt sẽ bị xóa hẳn.

2.- Ðược sự hỗ trợ của truyền thông nhà nước, người điều khiển chương trình Café Sáng đài VTV3 ngày 23.09.2016 đã mời ông Bùi Hiền và bà Tiến sĩ Ðoàn Hương, Giản viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, nhân dịp nói về Tiêáq Việt mới. Sau khi, ông Hiền trình bày vấn đề của mình, bà Tiến sĩ đã nói có đoạn như sau: « Khi một ý tưởng mới ra đời, trước hết phải suy ngẫm, nhìn nhận nó bằng con mắt khoa học, đây là một công trình khoa học cho nên phải có ý kiến của các nhà khoa học chứ không phải là một đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá… ».

Công luận đã phản đối câu nói ‘một đám quần chúng không hiểu gì’. Có người nghe sai là ‘một đám quần chúng không văn hóa’, nên vấn đề thêm phần nặng nề, nhất là khi phát biểu trên đài Truyền hình quốc gia và nêu câu hỏi ‘có xứng danh Tiến sĩ không khi nói ‘đám quần chúng’ và đó là những ai ? Ðó là một lời miệt thị đồng bào. Do đó, không ít những người cho rằng ‘hai cụm từ này chẳng khác nhau là mấy’ và đề nghị ‘Tốt nhất xin lỗi đi!’ vì có chắc ‘họ không hiểu không’.

3.- Phải chăng trong khi nội bộ, nhân danh ‘đánh tham nhũng’, sắp thanh toán nhau như Nguyễn Phú Trọng đã bắt Ðinh La Thanh và giam chung với Trịnh Xuân Thanh chờ ngày cùng ra Tòa để xét xử, nhưng mục tiêu cuối cùng là nhằm tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng để trả thù. Do đó, tạo ra cái sự cố ‘Tiếg Việt mới’ để đánh lạc sự quan tâm của đồng bào.

4.- Từ vài thập niên qua, tuổi trẻ là rường cột tương lai đất nước, không chịu học tập vì quá nhiều hiện tượng tiêu cực trong việc đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ của nhà nước cộng sản dựa theo tiêu chuẩn ‘Thứ nhất quan hệ/ Thứ nhì tiền tệ/ Thứ ba hậu duệ/ Thứ tư trí tuệ’. Sự cố không chịu học hành gây thiệt hại năng nề cho thu nhập, không lo thất thu kiến thức, nhưng thu nhập tài chánh. Ngày nay, nếu Bộ Giáo dục đổi mới chữ viết và đọc Tiếq Việt, đố đứa nào không cắp sách đến trường. Không chỉ lớp ở tuổi học trò, mà tất cả 100 triệu người Việt già hay trẻ, ai không muốn bị mù chữ kiểu mới đều phải cắp sách đi học đánh vần kiểu chữ này. Ngoài nguồn học phí vô như lũ, nhà nước cộng sản còn có nguồn thu phí qua trạm dựng khắp nơi để kiểm tra ông đi qua bà đi lại đã biết đọc biết viết chữ mới này chưa, ai chưa biết sẽ bị phạt tiền mặt tại chỗ.

5.- Tình trạng ngân sách thâm hàng năm vượt mức chỉ tiêu khiến chính phủ phải đi vay nhiều và số tiền trả tiền lời ngày càng cao, làn tăng tổng số chi công.

Số nợ vay (nợ công) này, theo báo cáo của Chính phủ Hà Nội gửi Quốc hội ngày 25.10.2017, được biết đến cuối 2016 nợ công Việt Nam là 2,8 triệu tỷ đồng. Như vậy, trung bình mỗi người Việt hiện gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và số tiền nợ này sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2017. Sang năm mới 2018, nhà nước cộng sản Việt dự kiến sẽ vay thêm để trả nợ gốc hơn 146.700 tỷ đồng, vay nước ngoài về cho vay lại 40.000 tỷ đồng và vay bù đắp bội chi khoảng 195.000 tỷ đồng. Nếu đảng và nhà nước không đi vay thêm để căn bằng Thu – Chi ngân sách thì họ sẽ in thêm tiền để trám thâm thủng đó và hậu quả là lạm phát gia tăng phi mã, giết chết đồng bào nghèo.

Trong tình trạng nguy biến đó, đảng và nhà nước có biết chọn một cách khôn ngoan là dẹp bỏ cái trò cải tiến Tiếng Việt này hay không. Ngân sách sẽ chi tiêu những số tiền thật lớn để dạy lại 90 triệu người học cách chuyển đổi tiếg Việt này và cách viết và đọc nó. Ngoài ra, đây có phải là một Sự Thật cần thiết hay chỉ để làm vừa lòng ngoại bang. Hãy noi gương Hai Bà Trưng, chúng ta hãy can đảm giử Ðộc lập cho Toàn dân Việt.
Tuy nhiên, người cộng sản tự cho mình là ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’, bách chiến bách thắng của nhân dân ta anh hùng, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Việc cải cách chữ Quốc ngữ thể hiện tính dám nói dám làm, bách chiến bách thắng của nhân dân ta anh hùng, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Chúng ta hãy thưởng thức :

https://www.youtube.com/watch?v=9-vRfqELnXs
Thêm một phát hiện "ĐỘNG TRỜI" về sai lầm của PGS Bùi Hiền

Hiện nay, cộng đồng Dân Tộc không chấp nhận, tẩy chay đề xuất của ông Bùi Hiền, cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) cũng từ chối. Nhưng, lời ông Thiệu ‘Ðừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì họ làm’ nhắc chúng ta luôn phải thận trọng.

Hà Minh Thảo

Đọc nhiều nhất Bản in 14.12.2017. 19:41