Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

ĐHY Nguyễn Văn Thuận với Linh đạo Hy Vọng, Công lý và Hòa Bình

§ Lm Trần Công Nghị

(VietCatholicNews 16/09/2007)

Vào ngày cuối tuần này từ ngày 15-17/9/2007, nhân dịp kỉ niệm 5 năm ngày ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận qua đời, tại Vatican diễn ra nghi lễ tưởng niệm Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê, đồng thời cũng khởi sự tiến trình phong Chân phước cho Ngài. Đây là niềm vinh dự lớn lao, không những cho người Công giáo việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam, và cho Giáo hội hoàn vũ nữa.

ĐHY Nguyễn văn Thuận và thân mẫu tại Sydney

Động lực nào đã thúc đẩy các tổ chức như Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Quỹ Thánh Mathêu tưởng niệm ĐHY Nguyễn Văn Thuận, Hội Quan sát Quốc tế ĐHY Văn Thuận về Học thuyết xã hội Công Giáo, thân nhân và bạn hữu của Đức Cố Hồng Y, cũng như cộng đoàn Việt Nam ở Roma, đã có sáng kiến xin khởi sự tiến trình phong chân phước cho Ngài chỉ trong một thời gian ngắn nhất sau khi Ngài qua đời có 5 năm?

Thưa chính là tình yêu của Ngài cho Thiên Chúa, cho Giáo hội, cho Tổ quốc, cho tha nhân, và cuộc sống chứng nhân đức tin kiên cường của Ngài.

Ai gặp Ngài cũng cảm nhận từ nơi Ngài một cảm tình sâu đậm đặc biệt, để rồi sau khi gặp Ngài, ai cũng tưởng là mình chiếm một chỗ nhất và rất đặc biệt trong con tim của Ngài. Vì ĐHY yêu thương hết mọi người, ngay cả với kẻ thù, bằng một tình yêu chân thật là lòng kính trọng dễ mến.

Thứ đến gương sáng của Ngài và những đoạn đường thử thách cam go mà Ngài đã trải qua là bằng chứng hùng hồn làm cho mọi người phải ngưỡng mộ và ứu ái.

Những sách Ngài viết mang tựa đề “Hy Vọng” và nhất là Bộ sách “Toát yếu Học Thuyết xã hội của Giáo hội”, trong đó nêu ra những tấm gương trung thực về cuộc đời hy sinh và gắn bó với Giáo hội của Ngài, trong đó Ngài đưa ra những suy luận dễ cảm kích lòng người. Đó là những giáo huấn có căn bản hầu có thể mang lại nền công lý và hòa bình cho xã hội và cho thế giới.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê từ giã chúng ta vào mùa Thu năm 2002 sau một thời gian dài chịu bệnh, Ngài đã sống cuộc sống như một người đơn giản cùng với niềm hy vọng Kitô giáo. Mấy năm trước đó, Ngài được ĐGH John Paul II chỉ định làm Phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, và sau này trở thành Chủ tịch Hội đồng này.

Hôm nay Giáo phận Roma khởi sự tiến trình phong Chân Phước và phong Thánh cho Đức Hồng Y Thuận là thời điểm rất đặc biệt cho chúng ta nhìn lại một số những hoạt động của Ngài, đặc biệt liên quan tới “Linh đạo sống” của Ngài đã được thể hiện ra sao.

Linh đạo Hy Vọng:

Những cuốn sách mà ĐHY Thuận viết đều có một tựa đề mang chữ “Hy Vọng” và chính cuộc sống của Ngài cũng phát hiện cho ta thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào Ngài cũng sống trong niềm hy vọng vào Chúa, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Đối với người Công giáo Việt Nam, ai trong chúng ta cũng đã từng được nghe và viết về cuộc sống của Đức Hồng Y đáng mến của chúng ta, về kinh mghiệm tù đầy và những mẫu truyện Ngài kể cho chúng ta qua “Đường Hy Vọng”, qua “2 chiếc bánh và 5 con cá”... Vì vậy tôi không muốn nhắc lại ở đây để khỏi mất giờ của qúi độc giả. Tôi chỉ xin tóm tắt như sau:

Đức Cha Nguyễn văn Thuận trong suốt 13 năm tù đầy và bị biệt giam, tách rời khỏi đoàn chiên của giáo phận, nhưng vị giám mục kiên cường đó luôn luôn có niềm Hy Vọng và cậy trông vào Chúa và Đức Maria. Cũng do niềm hy vọng đó mà dù đối diện với những nghịch cảnh to lớn, Ngài luôn sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa, tin tưởng vào Chúa quan phòng. Chính trong khung cảnh tù đầy, Ngài đã có dịp cảm hóa những cai tù. Ngài yêu mến họ, trở nên thân tình với họ, và thay đổi con người họ.

Thế rồi trong thời gian chịu bệnh, khi phải mổ cục biếu trong bụng, hay những ngày cuối đời, Ngaì luôn phó thác vào tình yêu Chúa quan phòng, Ngàì cầu nguyện liên lỉ, và còn trở nên chứng nhân niềm tin cho những người chung quanh, an úi và nâng đỡ họ, thay vì họ nâng đờ ngài. Ngài không phải là con người sống về quá khứ, cũng không phải cho tương lai mà như Ngài nói là “sống giây phút hiện tại”. Ngài hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha nhân từ, sống vui tươi trong mỗi phút giây hiện tại, không bao giờ mất niềm hy vọng và tin tưởng. Chúng ta có thể thấy nơi Ngài một cuộc sống tinh thần Phúc Âm phó thác như “trẻ thơ” mà Đức Giêsu nói tới.

Niềm hy vọng đó đã biến cải môi trường và biến tình trạng bất công thành công lý, nó có thể biến đổi con người, thay đổi tâm can của nhân thế. Đó được coi là căn bản cho chương trình biến đổi thế giới mới. Xin đưa ra đây một tỉ dụ: Vào năm 1987 trong thời gian bị tù tách biệt tại nhà giam Giang Xá, Hà Nội, ngài đã có thề viết những lời kinh nguyện của niềm Hy vọng. Sau này thành sách “Đường Hy Vọng”. Những trang nhật ký này được viết bằng tiếng Ý, ngoài bìa đề là “Học tiếng ngoại quốc”, vì thế các người gác tù tò mò muốn biết học tiéng ngoại quốc ra sao. Đức Cha Thuận đã làm quen với gác tù, trước đây là kẻ thù, giờ là bằng hữu, sau những cuộc trao đổi và học tiếng ngoại ngữ với Đức Cha Thuận. Thế mới biết dù trong hoàn cảnh khó khăn cũng có thể biến sự dữ thành khí cụ của tình thương. Biến cái xấu thành tốt và với tình thương thì cái gì cũng có thể được biến đổi.

Sau đây chúng tôi cũng xin đan cử ra những người không phải là người Việt Nam chúng ta, nhưng có dịp sống chung, làm việc chug với ĐHY nên họ đều có những cảm tình rất sâu xa và lòng ngưỡng mộ tuyệt vời với Đức Hồng Y của chúng ta.

DHYThuan-JPII.jpg

ĐTC John Paul II phong hồng y cho TGM Thuận

Người đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến là Đức Cha Giampaolo Crepaldi, đã từng làm việc với Đức Hồng Y tại Hôị Đồng Công Lý và Hòa Bình, đã kể lại rằng: “Khi làm việc tại Văn phòng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình dưới thời ĐHY Thuận, tất cả các nhân viên trong đó đều nhận xét Ngài là một con người đáng yêu, một mối chân tình đơn sơ dễ mến. Đức Cha Giampaolo Crepaldi lúc đó là Tổng thư Ký Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa Bình, đã ghi nhận lại như sau: Chúng tôi gọi thân tình gọi Ngài là Francesco Nguyên Van Thuân, nhưng khi đi thăm nước Tanzania hay tại Nigeria, chúng tôi gọi Ngài là “Bác Francis” (Phanxicô Xaviê là tên thánh của Ngài), hay dơn giản hơn chúng tôi gọi ngài là “zio Francesco, bác Francescô, hay hơn nữa chỉ gọi là ‘Francesco’”. Ngài để ý tới từng người một trong chúng tôi”.

Chính vì sự mộ mến đó mà ĐC Crepaldi đã sáng lập ra Tổ chức L’Osservatorio internazionale Cardinale Van Thuân sulla Dottrina sociale della Chiesa – Quan sát viên quốc tế ĐHY Nguyễn Văn Thuận về Học thuyết xã hội của Giáo hội được cống hiến và đặt tên ĐHY qúi mến của người Việt nam chúng ta, với mục đích làm sống lại những kỉ niệm của một chứng nhân Đức tin vĩ đại, chứng nhân bác ái và hy vọng Kitô giáo, đó là ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Những điều giảng dậy của Ngài đã là nguồn cảm hứng trong tất cả các hoạt động và được diễn đạt lan tràn trong Học thuyết xã hội về Giáo hội.

Tổ chức này được thành lập từ tháng 5 năm 2004 với chủ chương giáo huấn và ghi nhớ trong tâm trí chúng ta về con người Đức Hồng Y, và với lời cầu nguyện cho chúng ta được dấn thân hơn trong các công tác cụ thể.

ĐC Giampaolo Crepaldi là người công tác gần gũi và là bạn thân tình của Đức Cố Hồng Y qua bao năm cũng nhắc lại những đức tính nhân bản, sự hiếu khách và đức tính thân tình của ĐHY đối với mọi người, nhưng đồng thời Ngài có những viễn tượng lớn lao, những dỉnh cao hy vọng mà ĐHY đã diễn đạt trong khi biên soạn cuốn Học thuyết Xã hội Công Giáo của Giáo hội chú tâm tới những người nghèo của thế giới, việc truyền giảng Tin Mừng tại Á châu, hoạt động bác ái giúp cổ võ và nâng đỡ năm châu bốn bể.

Chính qua cảm hứng về đức ái và niềm hy vọng trực tiếp từ các lời giảng dậy của ĐHY Nguyễn văn Thuận mà ngày nay nhiều người tiếp tục ghi nhớ ĐHY qua những công trình mà ĐHY đã khởi sự và đưa ra chiều hướng linh đạo Giáo thuyết cã hội của Giáo hội. Khởi đi từ Công lý và từ Hòa bình, hai đối tượng truyền giáo của Học thuyết xã hội của Giáo hội mà chính ĐHY Thuận là một hình ảnh thiết thực đã nhập thể vào đó.

Linh đạo về Công Lý và Hòa Bình:

ĐC Crepaldi nhận định rằng ĐHY Thuận là chứng nhân cho công lý và hòa bình, Ngài đã chứng minh rằng đó không chỉ là hành động nhân bản hay là thành quả máy móc trên phương diện xã hội hay chính trị mà là một ơn gọi cho mỗi người được chính Đức Giêsu Kitô kêu gọi để thể hiện. Chính trong cuộc sống gắn bó và thân mật với Chúa Kitô và trong Giáo hội mà ĐHY Thuận đã cho chúng ta một sức mạnh về quyền năng của một chứng nhân như vậy.

Nói cho cùng điều đó lại không phải là nhiệm vụ của Giáo thuyết xã hội của Giáo hội sao? Cái đó không phải là những là những định chế về luân lý xã hội hay là thủ bản về các định luật, nhưng đó chính là việc tuyên giảng Đức Kitô trong các thực tại trần thế và như vậy đề nghị ra một cuộc sống mới mà không chỉ là trong phạm vi chính trị.

Như vậy rõ ràng đó là sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội, nó biểu trưng chiều hướng thiết yếu trong chương trình cứu độ của Chúa, và được đặt nền móng trong chính đời sống của cộng đồng Giáo hội, một diền đạt về đức tin trong hy vọng và trong đức ái. ĐHY Nguyễn văn Thuận đã chứng minh sự hiệp nhất của 3 nhân đức thân2 học trong cuộc sống của người Kitô hữu, và trong chức vụ là chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình, Ngài đã muốn rằng hoạt động của Hội đồng có thể hướng tới việc phát huy Học thuyết xã hội của Giáo hội trong chính bản tínhc ủa mình như một khí cụ cho việc truyền giáo đi đôi với làm chứng trong việc sống đức tin, không những chỉ trong lý thuyết nhưng trên hết là bằng những hành động và qua đời sống Kitô hữu trong chính những thể chế xã hội. Như vậy có một sự gắn bó chặt chẽ và sâu xa giữa Đức Hồng Y với tư thế Ngài là chủ tịch Hội Đồng Công lý và Hòa bình, với sứ mạng của Học thuyết xã hội của Giáo hội và với tổ chức Osservatorio do Đức TGM Crepaldi khởi xướng.

Giữa những khía cạnh khác nhau của cuộc sống Kitô hữu nơi con người Đức Hồng Y Thuận -- lòng yêu mến Giáo hội, sự trung thành với Đức Thánh Cha, gương kính mến Đức Mẹ Maria – tất cả những hành động này đã được chứng thực một cách anh dũng trong suốt 13 năm tù đầy của Ngài trong nhà tù Cộng sản Việt Nam, một điể, nổi bật nhất là “Linh đạo của Niềm Hy Vọng”.

Ngài sử dụng từ ngữ “Hy Vọng” trong tất cả các tác phẩm của Ngài, ngay trong cuốn biên khảo về cuộc đời của Ngài mà Hội Đồng Giáo Hoàng đã phát hành bằng tiếng Ý sau cái chết của Ngài đã chứng minh điều đó. ĐHY Thuận chính là con người của Hy vọng, chính Ngài đã sống niềm hy vọng đó và dối diện với những nghịch cảnh của cuộc sống cũng bằng niềm Hy vọng. Với sức mạnh của Hy vọng, ngài đã vượt thắng những bất hạnh xẩy ra trong suốt cuộc sống của Ngài, mà đối với tinh thần nhân loại của một con người bình thường chắc rằng trước những nghịch cảnh lớn lao như vậy đã bị đè bẹp.

Khả năng biến đổi này bắt nguồn từ hy vọng Kitô giáo, từ khả năng của Ngài là đổi mới trái đất và đó chính là trọng tâm của những tương quan xã hội được diễn tả trong Học thuyết xã hội của Giáo hội, mục đích là phục vụ thế giới nhằm biến đổi nó theo chương trình của Tình yêu Thiên Chúa. Đây chính là Linh Đạo của Đức Hồng Y Thuận, chính Ngài đã thông đạt sứ điệp này cho biết boa nhiêu người Ngài đã tiếp xúc với.

Trong thực tế của thế giới hôm nay thì niềm hy vọng Kitô giáo thật là cần thiết hơn bất cứ lúc nào hết. Đối với các bạn trẻ, ĐHY Thuận đã yêu thương họ hết mình, nói cho họ biết rằng họ cần được đề nghị để sống trong niềm hy vọng của yêu thương. Đối với người nghèo khó, ĐHY Thuận cũng yêu thương họ với chính tình yêu mà Chúa Giêsu đã trối lại, Ngài chỉ họ họ thấy rằng họ cần phải tin tưởng vào khả năng của chính mình và cho họ biết rằng họ ở trong lòng yêu thương của Chúa. Với những chứng nhân Kitô hữu thời nay, có thể nói ĐHY Thuận là vị linh hướng và là mẫu gương chứng nhân tuyệt hảo và biểu trưng nhất, vì cuộc sống của Đức Hồng Y có thể nói được là cuộc tử đạo mỗi ngày, nhất là torng những năm sống trong tù đầy..

Cuốn "Toát yếu Giáo Huấn xã hội của Giáo Hội" do ĐHY Thuận soạn:

Cuốn Toát yếu Giáo Huấn xã hội của Giáo Hội do ĐHY Nguyễn Văn Thuận biên soạn khi còn là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình, đã được người kế nhiệm là ĐHY Renato Martino đem đi giới thiệu với các Liên Hội Đồng Giám Mục các Châu lục như tại Á châu, Phi châu, Mỹ châu và Âu châu. Cuốn sách này được xuất bản từ năm 2004 và Đức Hồng Y Martinô đã giới thiệu tác phẩm này với cả các quốc gia Cộng sản như tại Nga, Cuba và Angola, v.v...’

Ngày 25/10/2004, ĐHY Martino đã giới thiệu cuốn sách như sau: “Hôm nay tôi rất vui mừng công bố tài liệu đã phải chờ đợi từ lâu này: “Quyển Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo Hội”. Tài liệu này đã được Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Công lý và Hòa bình soạn thảo - theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, và sách này được đề tặng cho ngài - và Hội đồng hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung. Quyển Toát yếu này có giá trị cho tất cả mọi người - người Công giáo, các Kitô hữu khác, mọi người thiện chí - đang tìm kiếm những dấu chỉ chắc chắn của sự thật hầu cổ vũ mạnh mẽ hơn thiện ích xã hội của những con người và của những xã hội. Công trình này đã bắt đầu cách đây năm năm dưới nhiệm kỳ của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Công trình đã phải trì hoãn vì bệnh tật và cái chết của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, và tiếp đến là sự thay đổi chức vụ chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Công lý và Hòa bình”.

Quyển Toát yếu có cấu trúc đơn giản và trong sáng. Có ba phần theo sau phần dẫn nhập. Phần thứ nhất, gồm bốn chương, đề cập đến những tiền đề cơ bản của Học thuyết Xã hội của Giáo hội - kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại và xã hội, sứ mệnh của Giáo hội và bản chất của học thuyết xã hội, con người và các quyền con người, các nguyên tắc và các tiêu chuẩn của Học thuyết Xã hội của Giáo hội.

Phần thứ hai, gồm bảy chương, đề cập đến các nội dung và các chủ đề cổ điển của học thuyết xã hội - gia đình, việc làm, đời sống kinh tế, cộng đoàn chính trị, cộng đoàn quốc tế, môi trường và hòa bình.

Phần thứ ba, khá ngắn, chỉ có một chương, gồm một loạt những chỉ dẫn cho việc sử dụng Học thuyết Xã hội của Giáo hội trong hoạt động mục vụ của Giáo hội và trong đời sống của người Kitô hữu mà trước tiên là người giáo dân. Phần kết luận có tiêu đề “Để xây dựng nền văn minh tình thương” là một diễn ngữ ẩn chứa mục đích của toàn bộ tài liệu này.

Mục đích cuối cùng của Học thuyết xã hội Công giáo là để giúp những người Công giáo và Kitô hữu Kitô hữu “nên thánh trong những hoàn cảnh bình thường nhất của cuộc sống”. Chứng tá cá nhân -- hoa trái của một đời sống Kitô hữu “trưởng thành”, sâu xa và chín muồi -- không thể xao lãng bổn phận phải xây dựng một nền văn minh mới, trong việc đối thoại với những ngành tri thức khác nhau của nhân loại, trong việc đối thoại với các tôn giáo khác và với tất cả mọi người thành tâm thiện chí, hầu mang lại một nền nhân bản toàn diện mang dấu ấn của sự liên đới.

Tóm lại, tính cách đại đồng của niềm hy vọng Kitô giáo được chứng thực qua cuộc sống của ĐHY Nguyễn Văn Thuận trong cuộc sống nơi trần thế mở ra cho tất cả chúng ta -- dù thuộc dân tộc, mầu da, tôn giáo, hay chính kiến nào đi nữa – lời mời gọi yêu thương, tha thứ, cộng tác, để tiến tới một hình thức hành động chung nhằm mang lại Công lý và Hòa Bình khởi nguồn từ Tình yêu của Thiên Chúa.

DHYThuans1.jpg
DHYThuans2.jpg


Tóm tắt tiểu sử Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002):

Lm Trần Công Nghị

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 17.09.2007. 18:06