Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Còn gì để quý mến?
§ Đinh Vinh Phúc
Trích "Sứ Mệnh Giáo Dân #15"
Cuốn sách Da Vinci Code và cuốn phim mới ra làm náo động dư luận. Tôi không muốn đọc sách và xem phim đó, một phần vì không muốn ùa theo trào lưu, một phần vì tất cả những gì dính dáng đến luận đìệu phủ nhận Chúa Cứu Thế đã quen thuộc với tôi từ lâu. Dưới đây tôi chỉ nói qua về khía cạnh văn hóa và chính trị liên hệ đến định mệnh của người Tây phương nhân dịp các cuộc tranh luận về Jésus Christ (viết tắt, J.C.)
Chữ Jésus là tên một nhân vật lịch sử, Jésus de Nazareth, đọc theo tiếng Hy Lạp, Isu. Còn chữ Christ lấy từ Christos, dịch ra từ tiếng Do Thái, có nghĩa là Le Messie, đấng Cứu Tinh, đấng Cứu Thế, Đấng Cứu Chuộc, đồng nghĩa với chữ Le Sauveur, Le Rédempteur ( như cụm từ các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, les Pères Rédemptoristes, ở Sài gòn, Huế, và Hà nội). Nhưng ở VN từ mấy chục năm nay chữ Christos được phiên âm là Kitô. Người VN nghe không hiểu gì hết. Huống chi lại dùng chữ « Đức Kitô « thì lại hàm hồ hơn nữa, vì chữ Christos, trong thánh kính có nghĩa là Chúa, le Seigneur, nay nói theo người Pháp, Notre Seigneur. Người Do Thái không có nhìn nhận Jésus là Christos.
Người Việt khi viết sử ngày nay thường dùng cụm từ « trước hay sau công nguyên «, nhưng sự thực là trước hoặc sau J.C. Nói cách khác nhân vật lịch sử J.C. quen thuộc với người Việt, dưới một hình thức nào đó. Cũng như sự xuất hiện cách chia ngày tháng thành hàng tuần là lấy từ Thánh Kinh.
Chữ « le christianisme «, tiếng Việt gọi là Đạo Thiên Chúa, nói tắt là Đạo Chúa (cũng giống như Đạo Phật, Đạo Khổng).
Còn chữ « Công Giáo « là chỉ một confession, Giáo Hội La Mã, để phân biệt với các giáo hội Tin Lành và Giáo Hội Chính thống, một phần nào cũng giống như Đại Thừa , Tiểu Thừa, tức là các tông trong thế giới Phật Giáo.
Đạo Chúa tức là Đạo do J.C. sáng lập. Nên phân biệt khía cạnh lịch sử, với khía cạnh giáo lý (cũng gọi là thần học, la théologie, danh từ này do Aristode tạo ra, chữ thần ở đây là les dieux, số nhiều, nhưng ngày nay thường có nghĩa Dieu, số ít, theo thánh kinh).
Về lịch sử, những đệ tử của J.C. tường thuật cuộc đời của ngài theo cách nhìn của người Do Thái : J.C. là vị Cứu Tinh, sẽ cứu Iraël khỏi ách thống trị La Mã, và sẽ mở đầu một kỷ nguyên mới. Nhưng năm 70, quân Roma bình địa thành Jérusalem, ý tuởng tái lập chủ quyền quốc gia không còn chỗ đứng cho đến giữa thế kỷ 20. Vậy ý tưởng Le Christos từ đó hoàn toàn có ý nghĩa thiêng liêng, liên hệ đến cả nhân loại.
J.C. được trình bày là con Đức Chúa Trời, với hai đặc ân : sinh ra từ ơn Chúa trong lòng Maria (tức là Đức Bà như nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, Đức Mẹ, Đức Trinh Nữ , La Sainte Vierge), và sau khi tử nạn, được sống lại ( như ngày lễ Phục Sinh). Kinh Thánh nói như vậy, nhưng đối với các nhà sử học như Renan, thì dĩ nhiên những đặc ân đó chỉ là thuộc lòng tin tôn giáo, ngoài thẩm quyền của sử học.
Từ thời sáng lập, vẫn có những người tìm cách cắt nghĩa sự việc theo lịch sử tự nhiên.
Có ba cách lý giải có tính cách phủ nhận đạo Chúa :
- Một là Thánh Kinh không nói rõ sực thực: Bà Maria có lẽ có mối tình với ai đó, hay bị hãm hiếp trước khi về nhà chồng, tên là Joseph, mà Thánh Kinh trình bày là cha nuôi của J.C. Còn sự kiện J.C. hồi sinh là nguỵ tạo vì thực ra JC không chết trên cây thập tự, và được các đệ tử đem sang Ần Độ, hay nơi nào ẩn dật để sống đến già. Biết đâu ngày nào người ta tìm ra một hòm xương với hai chữ J.C…
- Hai là Thánh Kinh miêu tả JC một cách sai lạc. Nhân vật này thực ra chỉ là một người bình thường, đặc biệt có cuộc đời tình ái như ai, hay thuộc loại homosexuel… Cái ý tưởng một nhà tu sống độc thân cho tới khi chết, lúc 33 tuổi, là cái gì vô lý lắm với một số văn sĩ người Tây Phương ngày nay. Thành ra các văn sĩ này dùng tưởng tượng giầu có để lý giải Thánh Kinh hay lịch sử. Đó là trường hợp của Dan Brown.
- Ba là Thánh Kinh có một mầu sắc ý thức hệ. Sau khi J.C. mất, các đệ tử, tất cả là người Do Thái, tưởng tượng ra nhân vật được gọi là Christos, gán cho nhân vật ý tưởng muốn sáng lập một tôn giáo mới, đoạn tuyệt với truyền thống Do Thái.
Từ 2000 năm nay, các cuộc bút chiến đại khái theo ba khuynh hướng đó, không kể các tranh luận trong nội bộ của cộng đồng tín hữu thời đạo được sáng lập, từ khi các tín điều phải đối phó với triết học Hy Lạp (tức là ra ngoài thế giới sử học). Con Đức Chúa Trời là ai? Là Thiên Chúa mặc thân xác con người như bộ áo, hay cũng là một con người thực thụ ? Kể từ 325 (Công Đồng Nicée) đến nay, cộng đồng tín hữu đều nhìn nhận J.C. vừa là Thiên Chúa và là con người, vrai Dieu et vrai homme. Đây là vấn đề giáo lý, mà các dân trí thức quen thuộc với Aristode từ thời Trung Cổ tìm cách điều hòa, giữa Lý trí và Đức Tin (La Raison et la Foi), bằng định luật : Phải tin để hiểu : il faut croire pour comprendre. Đối với Feuerbach, ông thầy của K.Marx, thì dĩ nhiên các tín điều về J.C. thực là ngộ nghĩnh. Nói chi đến quan điểm của giới triết học : cụm từ « Con Đức Chúa Trời « động đến ý niệm Chúa Trời, Dieu, là một đề tài chưa bao giờ gặp sự đồng thuận của triết học. Nói cách dung hoà kiểu Umberto : không chứng minh được có Thiên Chúa không có nghiã là Thiên Chúa không thể có. Ai đã học triết học đều quen với cách lý luận của Descartes và của Kant về đề tài nay.
Còn với người Á đông, các tranh luận về Thiên Chúa trong giới Phật Học VN chẳng hạn là một chuyện bình thường, là vì phật học không có đặt vấn đề Thượng Đế như bên Thiên Chúa Giáo. Sự thức đạo Chúa không xây dựng trên một nền tảng triết học. Người VN hiểu vấn đề này hơn nguời Tây phương, vì ta có danh từ « Đạo « tức là đường đi, khác với chữ religion của người Tây. Không ai trông thấy và miêu tả được Thiên Chúa, vậy « Con Thiên Chúa « là đấng đưa ta tới Thiên Chúa. Mục đích đạo là huớng dấn mỗi một người trong cuộc sống ngắn ngủi, chớ không phải là một triết lý đặt vấn đề nhân loại. Gandhi và Tagore nhìn J.C. như một thiên sứ, mà cuộc đời và lời nói đều huớng về tha nhân. Đạo và đời trong cách nhìn đó dễ thông cảm với nhau, hơn là hoàn cảnh chính trị và trí thức bên Âu Châu.
Người Tây phương đã từ lâu có khuynh hướng chống tôn giáo. Đạo Chúa bên trời Âu một phần dựa vào kinh điển Do Thái và ý niệm xây một xã hội chính trị dưới hình thức một monarchie de droit divin. Khi phong trào cách mạng Pháp nổi dậy, từ từ phái thiên tả cảm thấy là muốn tiêu diệt nhà vua thì cũng phải phá huỷ tôn giáo. Bên Nga với Lénine cũng vậy. Đó là không kể các vấn đề gọi là éthique : thí dụ phá thai, đồng tình luyến ái, mà các đảng xã hội muốn cổ võ, và như vậy luật pháp phải ra ngoài ảnh hưởng tôn giáo.
Nhưng người ta tự hỏi các va chạm đó có là bao mà tiếp tục đả phá tôn giáo (trong cụ thể, đả phá Thiên Chúa Giáo), vào lúc toàn cầu hóa ? Đảng Xã hội bên Ý muốn thành phố Rome trở thành kinh đô các tôn giáo, nghĩa là cho Hồi Giáo nữa, và muốn Âu Châu mở cửa đón nhận Thổ Nhĩ Kỳ để Hồi Giáo cạnh tranh với đạo Thiên Chúa. Nhưng đó có phải là một chọn lựa sáng suốt không ? Nếu 20% hay 30% dân số trong Liên Hiệp Âu Châu là người Hồi Giáo thì nền văn hóa cổ truyền Âu Châu sẽ thế nào ? Có nên tiếp tục chống đối đạo Thiên Chúa nữa không ? Câu hỏi đó cho đến nay không mấy ai đưa ra. Và dư luận đón tiếp cuốn Da Vinci Code một cách thản nhiên, mà không đặt cái enjeu to lớn : sự tồn tại của nền văn minh Tây phương. Nếu Gandhi và Tagore còn sống, không rõ ai nhà lãnh đạo Ần Độ này nghĩ gì về cuốn sách mà ảnh hưởng của nó trước sau chỉ có thể làm thiệt hại đến nền tảng thiêng liêng của người Tây Phương. Nếu dư luận bên trời Tây không còn giữ được lòng kính trọng đối với một giá trị thiêng liêng tuyệt vời được thể hiện trong đời sống của J.C. và cả một gia tài văn hóa từ 2000 năm đến nay, thì còn có gì để người Tây phuơng giữ gìn, quý mến nữa ?
Tags · Da Vinci Code
Đọc nhiều nhất Bản in 21.05.2006. 22:45