Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Bốn Mươi Ba Năm Sau Ngày 30.04.1975

§ Hà Minh Thảo

Thắm thoát 43 năm đã trôi qua, một lần gian dối nữa, khi cờ đỏ xanh sao vàng được bay tại dinh Thống nhất và, từ ngày đó, Sài Gòn phải mang tên người chết. Trong khoảng thời gian dài đó, Việt Nam với hai miền Bắc (cộng sản) và Nam ‘không cộng sản) đã có rất nhiều thay đổi về thể chế chánh trị và nhất là con người xã hội chủ nghĩa. Tâm tình mỗi cá nhân khác nhau tùy theo họ xem ngày đó là ‘giải phóng’ hay ‘quốc hận’. Ý nghĩa nào đúng và hậu quả của ngày 30.04.1975.

I./ GIẢI PHÓNG HAY QUỐC HẬN ?

A.- Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam, cờ có màu nửa đỏ và xanh dương cùng sao vàng ở giữa, chỉ là một công cụ của cộng sản Hà Nội để lường gạt thế giới và nhiều người đã tin. Chúng tự nhận là tập thể người miền Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa theo Mỹ. Mặt trận này chỉ còn được cộng sản Bắc dùng cho đến ngày 31.01.1977 thì bị giải thể.

B.- Ðối với Người Cộng sản Bắc Việt thì nên gọi ngày này là ‘ngày tự giải phóng’ vì, nhờ biến cố này, họ biết nhiều Sự Thật như Sài gòn văn minh, giàu có và… tư bản. Ðược tuyên truyền là dân Sài gòn đang nghèo đói, nên phải sớm đi vào Nam giải phóng đồng bào. Hằng ngày, họ phải mang lon đến để người Mỹ phát đồ ăn. Nhớ rằng không bao giờ người Sài Gòn cần đến ‘phiếu thực phẩm’ hay ‘sổ gạo’ chỉ có sau ngày 30.04.1975. Do đó, nhiều người đã mang chén đá từ Bắc vào biếu. Nhận thấy Sự Thật, họ đã bỏ những chén bát đó. Trái lại, họ đã mua máy truyền hình, đồng hồ không người lái đem về Bắc. Ðảng và nhà nước thì chở tất cả những gì có thể lấy được đem về trang bị Hà Nội.

C.- Lịch sử Dân tộc Việt Nam thời đại chúng ta có hai ngày Quốc Hận :

1./ Ngày 20.07.1954, khi Hiệp định Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh, chia đôi đất nước Việt Nam : Từ vĩ tuyến 17 trở ra là Miền Bắc, dưới chế độ cộng sản; từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà mau là Miền Nam, dưới chế độ Quốc gia và trở thành Việt Nam Cộng Hòa ngày 26.10.1955.

Vì muốn thống trị toàn cõi Việt Nam, Cộng sản Bắc Việt nhận lệnh Liên xô – Trung cộng, đã đem quân xâm nhập, đánh xuống Miền Nam; Việt Nam Cộng hòa, vì chính nghĩa độc lập, tự do và dân chủ (Tổng thống do dân bầu) phải chống lại để gìn giữ an ninh và cuộc sống của Đồng Bào. Tuy nhiên, vì chủ quyền Quốc gia, an ninh xã hội và sự sống người dân Việt bằng tránh leo thang chiến tranh, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm từ chối sự hiện diện của quân Mỹ trên Quê hương… Sau khi bọn thực dân Mỹ và tay sai giết ông Diệm, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã tự động đổ quân vào Ðà Nẵng bất chấp chính quyền Sài Gòn và chính ‘hắn’, sau biến cố Tết Mậu thân 1968, đòi rút quân Mỹ và không dám ứng cử nhiệm kỳ 2 năm 1968.

Nhậm chức 20.01.1969, Tổng thống Richard Nixon sai Henry Kissinger dàn với Tàu cộng để rút quân.

Ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris mà cộng sản Bắc Việt và Hoa kỳ đã ký kết, với những cam kết theo công ước quốc tế, chấp thuận việc hai Miền Việt Nam đình chiến và Hoà bình. Hiệp định này cũng được ký bảo đảm bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Ngoại trưởng 13 nước khác. Nhưng, sau khi ký, Bắc Việt vi phạm bằng xăm lăng và Hoa kỳ cũng bội ước với Việt Nam Cộng hòa. Nixon từ chức ngày 09.08.1974, G. Ford, Tổng thống, người đầu tiên không được bầu, nhưng hợp hiến, chỉ còn có thể lo việc di tản…

2./ Ngày 30.04.1975. Sau khi Ðại sứ Mỹ Graham Martin cuốn quốc cờ và được trực thăng bốc đi và Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, cuối cùng, Sài Gòn cũng bị cưỡng chiếm, không thể tả nổi bao nỗi bi ai của cuộc đời! Người ta đua nhau chạy đến bến Bạch Ðằng để xuống ghe thuyền và chen nhau ra các tàu lớn. Những người khác đua nhau đến phi trường Tân Sơn Nhất dù Việt cộng pháo kích để lên phi cơ thoát thân.

Tuy nhiều người, nhưng không đông lắm, chỉ những công chức, sĩ quan cao cấp hay cộng tác với Mỹ… Ðại đa số đồng bào đều muốn ‘Xin chọn nơi này làm Quê hương’, hy vọng người cộng sản bớt dã man. Nhưng những kẻ như Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng, Ðỗ Mười… thì hy vọng đành phải tiêu tan.

II./ NGƯỜI DÂN KHÁM PHÁ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN.

Ðổi chế độ cai trị, từ dân chủ đa đảng sang độc đảng cộng sản trị… đổi đời. Các gia đình phải cử một người (thường là các bà có bế trẻ thơ) đi họp ‘Tổ Dân phố’, nếu chán thì cứ nhéo trẻ một cái, nó khóc thì có lý do để ra về (nạn nhân chế độ !). Ngoài ra, còn phải đi biểu tình để ủng hộ ‘cách mạng’. Học sinh phải làm vệ sinh đường phố. Mỗi nhà phải có ‘sổ gạo’ mới được mua gạo và nhu yếu phẩm theo ‘tiêu chuẩn’ và, nếu không tiêu thụ thì đem ra chợ đen bán. Khi bệnh, đi bác sĩ phải theo khu vực và đúng đối tượng. Nhà còn đồ đạc thì đem ra bán chợ trời mà ăn xài qua ngày. Nhiều tiền thì sợ bị ‘đổi tiền’ để đảng cướp bớt. Không tiền phải đi lao động, nếu không, gia đình phải đi vùng Kinh tế Mới. Ðó là những điều mà người Sài Gòn không biết thời Việt Nam Cộng hòa.

Nhà nước gian dối quảng cáo ‘sự khoan hồng’ để lường gạt các gia đình quân, cán, chính Việt Nam Cộng hòa đi ‘học tập cải tạo’ quá hạn không được thả về. Những người dân bị cướp nhà cửa và buộc đi vùng kinh tế mới đói khát. Các tư sản thương và nông nghiệp bị tước đoạt dụng cụ kinh doanh cùng tài sản. Bởi vậy, một đợt mới những người dân Việt phải bỏ nước ra đi.
A.- Ngày 20.09.1977, Việt cộng được nhận vào Liên Hiệp Quốc.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nơi Chương 2, Phần 4 quy định các nguyên tắc cơ bản cho tư cách thành viên là yêu chuộng hòa bình và chịu chấp nhận các nguyên tắc được đặt ra trong Hiến chương hiện hành và trong các phán quyết của Tổ chức, có thể và sẵn sàng thực thi những nguyên tắc đó.

Chắc chắn Ðại sứ các nước tại Liên Hiệp Quốc đều biết nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ‘do Đảng, của Đảng và vì Đảng cộng sản’ chứ không phải là một chính quyền ‘do dân bầu, của dân và vì dân’. Ðó là một nhà nước hoàn toàn phản dân chủ. Nhưng họ vẫn nhận vào Tổ chức để có thêm số thành viên và, như thế, có thêm kẻ đóng tiền cho Tổ chức tiêu xài phung phí.

Hãy nhìn, cơ quan quan trọng của Tổ chức là Hội đồng Bảo an (nội cái tên đã nói lên nhiệm vụ của 5 thành viên thường trực). Cuộc nội chiến Syria kéo dài từ 7 năm nay, bao nhiêu nghị quyết không được thông qua chỉ vì một trong 5 thành viên đó phủ quyết. Phải chăng kết quả tồi tệ đó là do cả 5 nước này đều là những nước bán võ khí ? Có sự đồng thuận của họ, Việt cộng mới được nhận vào Liên Hiệp Quốc để gạt thế giới là nước này yêu chuộng Hòa bình và tôn trọng Nhân quyền.

Việt cộng, nhờ ‘ơn phước’ Liên Hiệp Quốc ban, trả lời ngay bằng cuộc tấn công Campuchia ngày 07.01.1979 và lật đổ chế độ Khmer Ðỏ được Mỹ và Tàu cộng ủng hộ chiếc ghế tại Liên Hiệp Quốc. Giới trẻ bị cưởng bách đi ‘thanh niên xung phong’ đến đây để thu dọn chiến trường. Do đó, đồng bào Việt buộc lòng phải bỏ nước ra đi tìm Tự Do với những tàu buôn chở hàng ngàn người tị nạn cộng sản, gây chấn động lương tâm thế giới… Ước lượng của các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế khoảng 500 ngàn đồng bào đã tử nạn trên biển cả và tại các nước Ðông Nam Á do vượt biên bằng đường bộ.

2.- Ngày 11.07.1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Mỹ bày ra những buổi tường trình về tình trạng Tự do Tôn giáo và Nhân quyền tại Việt Nam khiến tường trình viên phát biểu đầy đủ và chân thật nhất, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, sau đó, đã liên tục chịu những bản án oan sai và, kể cả, bị bịt miệng tại Tòa. Biểu trưng cho một nền Công lý phi Luật pháp XHCN, đã từng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an.

Thế rồi, nhờ ơn huêä từ Bạch ốc, ngày 14.07.2000, tại Washington D.C., đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương và ngày 17.10.2001, Tổng thống George W. Bush phê chuẩn. Vấn đề thương mại đã làm quên đi những vi phạm Nhân quyền và, bất công hơn, khi lợi lộc kinh doanh và buôn bán này vào túi các nhóm lợi ích, mà cứ nhân danh là người dân lao động.

C.- Ngày 23.05.2016, Tổng thống Barack Obama tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam XHCN.

Từ khi bang giao Việt-Mỹ thành hình, điều kiện Nhân quyền luôn được đặt ra cho việc thương mại vũ khí sát thương này. Khi khôi nguyên Hòa bình Nobel trở thành kẻ rao bán súng đạn cho Việt cộng để chống lại Tàu cộng (?, đến 2020 có thể sẽ biết Sư Thật). Ngoài ra, nói đến buôn bán, nhất là buôn bán súng đạn, thì đừng nhắc đến lương tâm và nhân quyền.

Sự thất nhân tâm còn rõ hơn khi ngày 24.05.2016, ông Obama gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội. Nhiều nhà hoạt động nổi tiếng đã bị ngăn cản, bắt bớ như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang, blogger Thảo Teresa… Những vị này có trong danh sách mời nhưng Ted Osius cứ để thời gian buổi họp mặt được trôi qua, sau buổi tiếp xúc, công an hay côn đồ thả các vị này về nhà. Ðược vậy, hai nhà nước chủ và khách rất bằng lòng nhau. Gian ngoan không ai bằng !

Do đó, từ khi Obama rời Thành Hồ, Việt cộng đã mạnh tay bắt và tuyên những bản án ‘Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’, theo Điều 88 Luật Hình sự, bao nhiêu vị anh hùng, can đảm bắt đầu từ chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù ngày 10.10.2016 và chị Trần Thị Nga 9 năm tù ngày 25.07.2017. Hai chị này đều có con nhỏ phải chăm sóc. Nhưng trong chế độ cộng sản, không có chuyện tranh luận và bào chửa vì bản án đã có sẳn trong túi chánh án. Vì thế, đừng nói chuyện ‘tình và lý’, nhất là khi vụ án có liên quan đến những bọn sát nhân Formosa, có yếu tố tàu cộng.

Ngày 20.01.2017, Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng hòa) tiếp nối dụ khị Việt cộng mua võ khí hầu giảm khiếm hụt cán cân thương mại về phía Mỹ. Do đó, Ðại sứ Daniel Kritenbrink, trước Thượng viện đã hứa quan tâm vấn đề nhân quyền. Nhưng nay tại chức, ông đã quên đi lời hứa. Oâng khoe là mình đã hiến máu. Cám ơn ông, nhưng việc đó đồng bào Việt có thể làm được, nhưng việc lên tiếng cho những người tù oan cần đến ông nhiều hơn.

III./ VI PHẠM NHÂN QUYỀN NGÀY CÀNG GIA TĂNG.

Ngày 29.03.2017, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức lễ Vinh Danh 13 khôi nguyên ‘Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm’, dưới sự chủ tọa của bà Melania Trump, Ðệ Nhất Phu nhân Hoa kỳ. Sau khi đại diện Bộ Ngoại giao đọc bản Vinh Danh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trump và toàn thể cử tọa đã đứng dậy và vỗ tay tán dương Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm người Việt vắng mặt vì bạo quyền cộng sản đang giam cầm. Ngày 26.10.2017, bé Nguyễn Bảo Nguyên gởi thư đến bà Melania Trump, để xin bà can thiệp hầu mẹ của em (bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) về với bé và em của bé nhân dịp sinh nhật của hai em. Bé Nguyên đã không nhận được trả lời của bà Trump và bà này cũng đã hủy bỏ chuyến đi đến Việt Nam với Tổng thống Donald Trump tháng 11/2017.

Trong năm 2017, Việt cộng đã bắt giữ khoảng 30 cá nhân ôn hòa bày tỏ chính kiến khác biệt; con số này tăng so với năm 2016 lối chục người. An ninh mặc thường phục ra tay bắt người không có trát Tòa như trường hợp nhà hoạt động Lê Đình Lượng lên tiếng về thảm họa môi trường Formosa… Trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự viên Lê Thu Hà bị giam giữ hơn 2 năm vừa đưa ra xét xử; trong khi đó, luật sư do gia đình ông này mời để bào chữa bị từ chối và cơ quan chức năng chỉ định luật sư.

Các luật sư bào chữa cho những tiếng nói bất đồng bị đưa ra tòa không có đủ thời gian để tiếp xúc với thân chủ. Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch hiện có hơn 100 người tại Việt Nam bị án tù chỉ vì lý do chính trị hoặc tôn giáo. Trong năm qua, xảy ra những vụ cưỡng chế thu hồi đất mà người dân không đồng thuận phải đụng độ với lực lượng chức năng. Cường quyền bị tố cáo thuê ‘côn đồ’ đến đe dọa, trấn áp người dân. Nhiều người dân phản kháng lại bị bắt với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ hoặc ‘gây rối trật tự’.

Tối ngày 05.04.2018, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên án 6 vị hoạt động dân chủ - nhân quyền với những bản án cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài 15 năm tù, 5 năm quản chế và cộng sự viên Lê Thu Hà 9 năm tù, 2 năm quản chế. Các thành viên khác Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn lĩnh 12 năm tù, 3 năm quản chế; cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế ; ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế ; kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù, 1 năm quản chế. Tổng cộng là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Nhưng như ăn cướp, phiên tòa chỉ kéo dài trong ngày, với những án nặng nề không lường trước vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 Luật hình sự : hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Lập tức, Giám đốc Văn phòng Á châu - Thái Bình Dương của RSF (Phóng viên không biên giới), ông Daniel Bastard, cho rằng những bản án tù tuyên cho vị này là vô cùng lố bịch vì ‘tội’ duy nhất của họ là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Chỉ có một lý giải duy nhất cho mức độ nặng nề của các bản án như thế là chúng hàm ý răn đe đối với những ai dám nêu lên những vấn nạn vì Công ích. Hậu quả biện pháp trấn áp này là ông Nguyễn Phú Trọng đã mất hết uy tín trên trường quốc tế và những đối tác cần phải rút ra những kết luận không thể tránh được đó. Các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu nên phủ quyết hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam được dự kiến được chuẩn thuận trong năm 2018. Các tổ chức về Nhân quyền cũng đồng lên án hành động này của đảng cộng sản.

Ngày 06.04.2018, bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã ra Thông cáo báo chí đăng trên trang web Bộ Ngoại giao nêu rõ: « Phán quyết chống 6 nhà hoạt động vì quyền công dân Việt Nam đã gây ra mối quan ngại. Những người bị kết án đấu tranh cho việc tăng cường Nhà nước Pháp quyền, minh bạch hành chính công và sự tham gia của xã hội công dân nhiều hơn nữa - nói tóm lại: cho một nước Việt Nam tốt hơn. Họ làm điều đó theo nhận thức về các quyền được đảm bảo bởi Hiến pháp Việt Nam và Việt Nam đã cam kết thực hiện những quyền sau đây trong các điều ước quốc tế: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hiệp hội. Họ bị ở tù vì dấn thân cho tương lai của Việt Nam’. Bà nói tiếp : ‘Nhà nước Pháp quyền, một lãnh vực mà Chính phủ Đức rất quan tâm và từng viện trợ giúp Việt Nam cải tiến. Tôi cũng quan ngại về những thiếu sót các chuẩn mực của Nhà nước Pháp quyền trong điều tra và trong phiên tòa xét xử.

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà bị giam điều tra hơn hai năm trời - không được tiếp xúc với bạn tù, không có luật sư hỗ trợ và gia đình chỉ được vào thăm một vài lần. Sau khi người thân bị bắt, các gia đình ở trong tình trạng hoang mang kéo dài nhiều tuần lễ vì không được cho biết nơi giam giữ và đã phạm tội gì. Một số luật sư phàn nàn về việc cắt bỏ những quyền của họ trong thủ tục tố tụng hình sự ». Được biết, Đại sứ Đức tại Hà Nội đã cử nhân viên đến quan sát phiên tòa này, nhưng chỉ được ngồi trong phòng dành cho phóng viên báo chí theo dõi qua màn hình truyền mà âm thanh có lúc nghe được có lúc bị mất tiếng.

Lý do của sự gia tăng đàn áp Nhân Quyền thì ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), nhận xét yếu tố liên hệ đến ngoại giao Việt-Mỹ đóng vai trò ảnh hưởng không kém. Ông nói với RFA: « Rõ ràng nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi một cách trầm trọng. Kể từ khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở về từ chuyến thăm Nhà Trắng, chúng tôi nhận thấy tình trạng đàn áp nhân quyền gia tăng đáng kể. Tôi nghĩ sau cuộc gặp gỡ với ông Trump, ông Phúc nhận ra rằng Tổng thống Trump không hề quan tâm đến nhân quyền, và vì vậy họ cứ thỏa sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền ».

Sự Thật thì các Tổ chức Phi chánh phủ hay các nhân viên yêu chuộng Nhân Quyền thì họ lên tiếng phản đối vì Lương tâm, vì Lòng Thương người trước sự vô lý, sự bất công, nhưng sự phản đối, lên án của các Tổ chức này không là cho Việt cộng lo ngại vì không có thẩm quyền chế tài. Trái lại, lãnh đạo hay viên chức các quốc gia thì, đa số làm việc vì đồng lương, có kết quả thì tốt, không thì cũng lãnh trọn số tiền, không thiếu một xu. Nhiệm vụ của họ, ngày nay, là thương mãi, nếu bán được chiến cụ càng tốt hơn, phải đi trước Nhân Quyền. Ngoài ra, các nước còn cần lá phiếu ủng hộ của Việt cộng tại các tổ chức quốc tế.

IV./ NHỮNG CÂU CHUYỆN NĂM 2018.

A.- Viện trợ phản tác dụng.

Ngày 02.08.2017, sau khi triệu đại sứ Việt cộng tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước này đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 23.07.2017. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và đại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.

Dù nắm được nhiều bằng chứng chính xác về sự kiện, giới chức Ngoại giao và cảnh sát Ðức đã kín tiếng để chờ Hà Nội lên tiếng trước bằng bịa đặt ra sao. Ngày 30.07.2017, những tin ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’ được loan truyền, nhưng Tướng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, khi được phóng viên Pháp luật TP. Hồ chí Minh hỏi, đã trả lời ‘Ðến giờ, tôi vẫn chưa có thông tin gì’. Nhưng sang ngày 31.07.2017, Trịnh Xuân Thanh bất thần ‘về chẳng ai hay’ và xuâÙt hiện tại phòng trực Ban Hình sự của Bộ Công an để ‘đầu thú’.

Ðến đây, lập trường phía Ðức (bắt cóc) hoàn toàn khác với Việt Nam (từ Ðức tự đi về đầu thú). Tư pháp Ðức tiến hành điều tra và kết quả cho đến hôm 24.04.2018, ngày Tòa bắt đầu xử vụ án bắt cóc, giới thẩm quyền Ðức đã biết ‘Toàn bộ việc lên kế hoạch và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh do Trung tướng Ðường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Cục an ninh, Bộ Công an chỉ đạo, với sự cộng tác của Sứ quán Việt. Ðương sự đã có mặt tại hiện trường Berlin từ ngày 16.07.2017. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và vẫn viện trợ, hợp tác và đào tạo mật vụ cho Bộ Công an để chống khủng bố. Nhưng, giờ đây, chính cơ quan được cho tiền này, quay ra khủng bố ngay trên nước Ðức và đánh đập đồng bào trong và ngoài nước.

Ngày 24.04.2018, phiên Tòa tại bang Berlin xét xử ông Nguyễn Hải Long, liên can tới vụ ‘bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh’. Khởi đầu, ông Lienhardt Weiß, đại diện Viện Công tố Liên bang Đức dùng Bản Cáo trạng dài 70 trang, nhưng ông chỉ đọc những phần liên quan đêán bị cáo Nguyễn Hải Long. Ðại ý, ông nói ông Long biết những nét chính của kế hoạch bắt cóc, nhưng không trực tiếp tham gia khi bắt cóc.

Tiếp theo, Luật sư Stephan Bonell, binh vực cho ông Long, đã chỉ trích Bản Cáo trạng thiếu phần đề cập đến yếu tố chính trị. Ông nói rằng phía Việt Nam đã đưa cho bên Đức Lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh và đã nộp cho Đức đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh. Thủ tướng Việt Nam đã trao đổi với Thủ tướng Đức, bà Merkel, về vấn đề này trong dịp Hội nghị G20 tại Hamburg, nhưng tất cả không được chính phủ Đức lưu ý tới và lệnh truy nã quốc tế không được chính phủ Đức tôn trọng.

Trả lời giới truyền thông, Luật sư Bonell cho rằng thân chủ của ông chỉ là ‘một con tốt thí’. Ông Long không biết đây là một vụ bắt cóc mà chỉ thuê xe giúp họ để dùng cho mục đích du lịch. Ông có ý định, trong trường hợp cần thiết, sẽ yêu cầu Tòa mời bà Thủ tướng Đức Merkel ra trước Tòa với tư cách là một nhân chứng để cung khai lý do tại sao những đề nghị dẫn độ của Việt Nam không được cứu xét giải quyết.

Ngày 26.04.2018, báo ‘Frankfurter Allgemeine Zeitung’ trong bài có tựa đề ‘Slovakia cho những kẻ bắt cóc mượn máy bay của Chính phủ Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh’. Theo đó, chỉ ba ngày sau vụ bắt cóc tại Berlin, nhà nước Slovakia đã cấp cho một phái đoàn cao cấp Việt Nam sử dụng một máy bay của Chính phủ Slovakia để bay từ thủ đô Bratislava đến Moscow. Từ đó, phi cơ này có lẽ đã bay tiếp tới Việt Nam. Ðến nay, các điều tra viên đã chưa chắc chắn, những kẻ bắt cóc đã đưa con tin về Việt Nam như thế nào. Việc cho mượn máy bay của Chính phủ Slovakia hiện đang đặt ra câu hỏi liệu Trịnh Xuân Thanh có trên chiếc máy bay này không.

Ngày 29.04.2018, Bộ Nội vụ Slovakia đã bác bỏ tin nghi ngờ sự tham gia của họ vào vụ bắt cóc. Tuy nhiên, họ không loại trừ việc Việt Nam có thể ‘lợi dụng’ lòng hiếu khách của Slovakia. Bộ lấy làm lo ngại một cách nghiêm trọng rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đến Bratislava ngày 26.07.2017 có thể đã được sử dụng cho một mục đích khác ngoài cuộc họp làm việc theo lịch trình. Nếu đúng như vậy, có thể mối quan hệ thân thiện với Việt Nam sẽ bị ‘chôn vùi’.

Ngày 03.05.2018, Bộ Ngoại giao Slovakia đã triệu Ðại sứ Việt Nam để cho biết ‘ Nếu những cáo buộc này được xác nhận, chúng tôi sẽ xem đó là một vụ việc nghiêm trọng với một tác động tiêu cực đến quan hệ song phương hai nước’ và cho biết : ‘Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ chuyện Slovakia có dính líu đến hành động đó...’. Bộ này khuyến cáo có thể có thêm hành động ngoại giao nếu Việt Nam không đưa ra một lời giải thích khả tín. Nhờ rơi vào cuối tuần, Việt cộng có thời lời suy nghĩ và trả lời.

Do đó, tiến trình pháp lý trong vụ này còn kéo dài và các chi tiêu do người dân Ðức đóng thuế chưa dứt đâu.

B.- Giáo dục phi nhân bản.

Lập tức, sau ngày 30.04.1975, hệ thống Giáo Dục Nhân bản thời Ðệ Nhất Việt Nam Cộng hòa bị thay thế bởi Giáo dục cộng sản.

Ngày 28.02.2018, ông Võ Hòa Thuận, 34 tuổi, và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 33 tuổi, cùng 2 phụ huynh khác đến văn phòng Trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức), gặp Ban Giám hiệu và cô Bùi Thị Thanh Nhung, giáo viên lớp 4/3, để yêu cầu Trường trả lời vì sao cô Nhung buộc học sinh quỳ gối? Do đó, với tư cách phụ huynh, họ yêu cầu cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh trong 40 phút ông Thuận mới chịu. Ông này nói ‘Tôi không ép, cô giáo tự quỳ’ (!?). Dư luận đã nói gì ?

Ông Thuận, đảng viên, cán bộ tư pháp và từng là tập sự luật sư, nhất quyết bắt cô giáo phải quỳ để ‘hiểu cảm giác của con tôi khi bị cô bắt quỳ’. Hành động này hoàn toàn không thể chấp nhận. Nếu cô giáo sai thì đến trường làm việc với Ban Giám hiệu, không thể bắt cô giáo quỳ theo kiểu ‘ăn miếng trả miếng’. Khi buộc cô giáo phải quỳ, các phụ huynh đã chứng minh cho con họ biết ‘xã hội này không có luât pháp, cứ xài luât rừng, kẻ mạnh sẽ thắng, kẻ yếu cơ hơn sẽ phải thua. Chẳng cần phải tôn trọng thầy cô hay bất cứ ai, cứ ai đụng tới mình là mình ‘xử’. Dạy con, bênh con như thế thì, tương lai, con mình sẽ trở thành loại người gì ? Ai cũng có thể đoán được. Hiệu trưởng và đồng nghiệp: Chuyện xảy ra ngay tại văn phòng phó Hiệu trưởng, có mặt Hiệu trưởng Huỳnh Công Sơn mà Hiệu trưởng lại không bảo vệ giáo viên của mình, lại tránh mặt bằng cách bỏ đi dự giờ thì thật là quá hèn. XHCN là thế.

Chưa hết. Ngày 22.03.2018, Phan Thị Nghĩa, thấy gót chân bầm tím của con mình tên K. (5 tuổi), nên đưa đến trường mầm non Việt–Lào, phường Trung Đô (Vinh) để gặp cô giáo PTH, 25 tuổi, một sinh viên thực tập tại đây. Bà yêu cầu cô giáo làm rõ vết bầm’ trên chân con, rồi xông tới đánh cô H. Bà còn bắt cô H. quỳ xuống xin lỗi con trai của bà. Cô H. nhất quyết: « Tôi không đánh học sinh K. Nếu công an xác minh được việc tôi đánh học sinh, tôi chịu tội trước pháp luật ». Cô H. ‘Vì đứa con trong bụng, nên đã quỳ xuống’. Một bác sĩ ở Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Nghệ An cho biết cô H. được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đang mang thai tuần thứ 13, đe dọa sảy thai.

Trái lại, trong nền Giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng hòa, năm 1962, khi ứng sinh Ngô Ðình Lệ Thủy, con gái ông bà Ngô Ðình Nhu, Dân biểu Quốc hội, không đậu thi tuyển năm Dự bị Trường Y khoa Sài Gòn và đã ghi danh vào Trường Văn khoa để học như các sinh viên khác. Ðó là chế độ Tự trị Ðại học thời Việt Nam độc lập.

C.- Bình luận về Họp Thượng đỉnh Nam-Bắc Hàn.

Nhân dịp, ngày 27.04.2018, hai lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tay bắt mặt mừng bước qua lằn ranh quân sự, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam XHCN Lê Thị Thu Hằng nói: « Việt Nam chúc mừng và đánh giá cao những nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên trong việc tổ chức thành công Hội đàm thượng đỉnh liên Triều nàøy, góp phần quan trọng vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, trong đó có việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Hà Nội ‘tin tưởng hai nước cùng các bên liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, phát huy các kết quả tích cực đã đạt được thời gian qua, đặt nền móng lâu dài cho hòa bình, ổn định, phát triển tại Bán đảo Triều Tiên và trong khu vực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai miền Triều Tiên cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế ».
Tuyên bố những lời đó, ‘chị’ Hằng không thấy xấu hổ vì là một cộng sản chuyên nghiệp. Trên thế giới, xưa nay có bốn nước chia đôi quốc-cộng. Tây Ðức không cộng sản đã tương trợ Ðông Ðức trong cuộc Thống Nhất đất nước. Hai phần nước Trung Hoa đang lo phát triển kinh tế, chưa dám nghĩ đến việc tiêu diệt nhau. Thời sự đang nói về hai miền Nam-Bắc Hàn. Chỉ người cộng sản Việt, dâng lịnh Nga–Hoa ‘giết nhau cho đến người Việt cuối cùng’. Do đó, cách đây 43 năm, với súng đạn và xe tăng Nga-Hoa, chúng đã chiếm Việt Nam Cộng hòa, giết và đẩy đến chổ chết nhiều triệu đồng bào. Chưa hết, đồng bào, bắt đầu bằng những người nghèo, còn đang chết dần vì các thãm họa môi trường hay do hóa chất do Tàu cộng chế, nhập cảng vào Quê hương để kẻ ác chế tạo thức ăn bẩn giết người.

Sau 43 năm cho là thống nhất đất nước, đảng và nhà nước cộng sản độc tài và tàn bạo đã thất bại hoàn toàn trong việc ‘hòa hợp, hòa giải’ với đồng bào trong nước, chứ đừng nói chi với người Việt hải ngoại chỉ vì thiếu Sự thật, Công lý, Tự do và Tình đồng bào. Lợi dụng điều đó, gần đây, ông (hay bà) Ted Osius tự quảng cáo ‘từ chức vì Nhân quyền’ của mình bằng tố cáo nhà nước Mỹ tống xuất người Việt về nước và nhà nước Việt không nhận họ, dù mang quốc tịch Việt. Nếu có được nhận, những người Việt này cũng bị nhà nước cộng sản trả thù. Về ngoại giao, trường hợp ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ liên hệ đến Cộng hòa Liên bang Ðức và Slovakia có là bài học cho các nước ‘đối tác chiến lược với CHXH Việt Nam’ không ? Về thương mại, trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hòa Lan, đã làm sáng mắt các Việt kiều khác chưa ?

Ðể biết đầy đủ hơn, xin mời đọc thêm ‘Xin cho giáo dân biết chu toàn sứ mệnh chuyên biệt của mình’ tại: link nay hay Dan Chua

Hà Minh Thảo

Đọc nhiều nhất Bản in 05.05.2018 17:24