Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ánh Sáng Phúc Âm

§ Nguyễn Ngọc Ngạn

Nguồn: Báo Dân Chúa

Tháng 4 năm 2003, nhà xuất bản Double Day ở New York tung ra thị trường cuốn tiểu thuyết THE DA VINCI CODE của tác giả DAN BROWN. Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành best-seller quốc tế, gây những tranh luận có lẽ ồn ào nhất từ xưa đến nay trong lãnh vực tiểu thuyết. Tính đến hôm nay, vừa tròn 2 năm, The Da Vinci Code đã bán tới 30 triệu cuốn bìa cứng, chưa kể sẽ tái bản thành paperback giá rẻ sau này. Đồng thời cũng đã được dịch sang 44 thứ tiếng trên khắp hoàn cầu. Đạo diễn nổi tiếng Ron Howard đang thực hiện thành phim với đại tài tử Tom Hanks, hứa hẹn sẽ còn nhiều sóng gió khi trình chiếu trên màn ảnh lớn và truyền hình.

Da Vinci Code

Tại sao The Da Vinci Code bán quá chạy và được bàn tán nhiều như vậy? Là vì, tuy chỉ viết dưói dạng tiểu thuyết án mạng (thriller), nhưng nội dung chính mà tác giả nêu ra là một đề tài cực kỳ táo bạo, một xì-căng đan (scandal) vĩ đại của nhân loại, có thể tóm gọn trong mấy điểm nổi bật sau đây:

  1. Chúa Giêsu chỉ là một người bình thường, một người giảng đạo (Do Thái gọi là Rabbi), nhưng không phải là con Thiên Chúa, không sống lại sau khi đã chết. Bà Maria Madalena (Mary Magdalene) không phải chỉ là một môn đệ, mà chính là vợ của Chúa! Sau khi Chúa chết, bà Maria Madalena đang mang thai, trốn sang Pháp, sinh cô con gái tên là Sara.
  2. Các thánh Tông Đồ đã làm trái lời Chúa, giành quyền lãnh đạo Giáo Hội mà Chúa giao cho Maria Madalena, ém nhẹm việc này, lại còn bôi lọ bà, gán cho bà là gái điếm.
  3. Dòng máu của Chúa, tức là từ cô con gái Sara truyền xuống con cháu nhiều đời, được bí mật bảo vệ, đến nay vẫn còn. Giáo Hội biết, nhưng phải che đậy, vì nếu bí mật này bị tiết lộ, sẽ làm sụp đổ niềm tin của tín đồ.

Đó là vài nét chính trong The Da Vinci Code của Dan Brown, và chúng ta thấy ngay tại sao cuốn sách này lôi cuốn. Bổi vì viết về cuộc đời tình ái lâm li của một Linh Mục hay một Thượng Tọa, đã đủ hấp dẫn lắm rồi, huống chi lại viết về chính Chúa Giêsu, từ ngôi vị một Đấng Chí Thánh, bị kéo xuống làm người bình thường như mọi người! Thử tưởng tượng những ông bà già sùng đạo trong các giáo xứ Việt Nam mà đọc được cuốn sách này, thì phản ứng sẽ phẫn nộ đến mức nào!

Nhưng Giáo Hội vẫn im lặng lờ đi, không có phản ứng gì, hy vọng câu chuyện sẽ chìm lắng. Chỉ có những nhóm nhỏ, những trường Công Giáo hoặc các Giáo Xứ thảo luận với nhau hoặc phát biểu ý kiến trên Newsletter phát ở nhà thờ. Chúng ta không quên rằng, từ năm 1966 Toà Thánh Vatican đã hủy bỏ lệnh cấm giáo dân đọc những gì mà Toà Thánh cho là có hại cho Đức Tin vì tôn trọng sự phán đoán của mỗi người. Riêng trường hợp này, nếu tôi đoán không lầm thì Giáo Hội cũng không ngờ mức tiêu thụ của The Da Vinci Code mạnh mẽ đến như vậy. Hơn 30 triệu cuốn, dịch ra 44 thứ tiếng và lại sắp làm thành phim, nghĩa là sức phổ biến sẽ càng rộng rãi hơn nữa. Tại Toronto Canada, lúc tôi viết bài này thì hiện có 4,560 người đã ghi danh, đang chờ để mượn The Da Vinci Code tại các thư viện.

Điều quan trọng đáng nói ở đây là: nếu The Da Vinci Code chỉ là một tiểu thuyết thuần túy thì không ai bận tâm, bởi trong một xã hội mà tự do tư tưởng được tôn trọng tối đa như Hoa Kỳ, thì người viết tiểu thuyết có quyền tưởng tượng ra bất cứ nội dung gì, không ai có quyền bắt bẻ. Nhưng đàng này, tác giả Dan Brown cứ nhấn mạnh nhiều lần rằng: Những điều ông viết trong The Da Vinci Code đều là những sự kiện lịch sử, nghĩa là dựa trên những tài liệu có thật! Đó mới là mối bận tâm của những người nặng lòng với sự thật lịch sử cũng như với niềm tin Tôn Giáo. Những kẻ chuyên săn tìm đề tài lạ, vừa đọc The Da Vinci Code đã vội vàng lên tiếng hết lời ca ngợi. Chẳng hạn tờ Library Journal gọi đó là “a masterpiece should be mandatory reading”(một kiệt tác bắt buộc phải đọc) . Tuần báo Publisher’s Weekly thì gọi nó là “an exhaustively researched page-tuener about secret religious societiees, ancient cover up and savage vengeance” (một công trình khảo cứu kiệt lực về các tổ chức tôn giáo bí mật, về sự che đậy lâu đời và trả thù man rộ).’

Thế giới hiện nay có hơn 2 tỉ người tin Chúa, dù thuộc nhiều hệ phái khác nhau. Nghĩa là hơn một phần ba dân số toàn cầu. Không thể lờ đi một câu chuyện nghiêm trọng như thế này, bởi The Da Vinci Code ít nhiều cũng làm lung lay Đức Tin của một số tín hữu. Cái khéo léo của tác giả Dan Brown là ông đã sử dụng những địa danh có thật, những tổ chức có thật, những nhân vật có thật trong lịch sử để dùng làm dẫn chứng cho giả thuyết của mình, cho nên sách có sức thuyết phục độc giả. Chí có điều đáng trách là ông đã bóp méo, đã uấn nắn những cái có thật đó để phục vụ mục tiêu riêng của ông mà phần lớn độc giả vì không có thì giờ tra cứu, sẽ rất dễ bị lường gạt. Trung tuần tháng 3 vừa qua (3/2005), Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, có lẽ là vị Giáo phẩm cao cấp đầu tiên lên tiếng cảnh giác trên đài Vatican Radio rằng:

“Thật là nguy hiểm, cuốn sách đang tràn lan khắp nơi. Nhiều độc giả sẽ tưởng rằng những điều trong sách là sự thật”.

Tài tử Anh Tony Robinson cũng nói rằng:

“Nếu những điều Dan Brown viết là sự thật, thì Giáo Hội 2000 năm qua đã được xây dựng trên một sự dối trá, một sự che đậy bất chính”.

Đúng như thế, nếu Chúa Giêsu, như Dan Brown mô tả, chỉ là một người bình thường như bất cứ ai, thì giáo dân chúng ta đã bị lừa từ bao nhiêu thế hệ! Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói trong thư gửi giáo hữu Corinthians rằng: “Nếu Chúa Giêsu không sống lại, thì những điều tôi giảng cho anh chị em đều vô nghĩa và Đức Tin của anh chị em cũng chả có nghĩa lý gì! Bởi vì việc Chúa Phục Sinh là nền tảng để hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại”.

Rất may là trong khi Giáo Hội làm ngơ với cuốn sách nguy hiểm ấy, thì biết bao nhiêu học giả, ký giả, nhà văn, đã nhanh chóng nhập cuộc, bỏ thì giờ và công sức đi tìm sự thật để phản bác lại giả thuyết của Dan Brown. Chính sự tham gia tranh luận của hàng loạt học giả, mà phần lớn là các giáo sư đại học, các sử gia, đã cho thấy tầm mức quan trọng của vấn đề Dan Brown đặt ra.

Tiến sĩ Darrell Bock viết cuốn “Breaking The Da Vinci Code”, trong đó ông nói rõ: “Tôi không phải là một người Công Giáo. Tôi không có ý đứng ra bênh vực Toà Thánh La Mã hoặc vai trò lãnh đạo của thánh Phêrô. Tôi viết cuốn này như sự đóng góp của một người chuyên nghiên cứu Tân Ước và sự thành hình của Giáo Hội thuở sơ khai. Công việc tra cứu của tôi chỉ nhằm mục đích tìm hiểu xem The Da Vinci Code chứa đựng được bao nhiêu sự thật”

Một điều đáng ghi nhận ở đây, là những bài báo, những cuốn sách, những chương trình truyền hình, mặc dầu tỏ ý bất đồng sâu sắc với Dan Brown, nhưng các tác giả đã rất điềm tĩnh, không phẫn nộ, không gào thét giống như thói quen của cộng đồng chúng ta. Các học giả đều biết rằng, khi cần chống lại một luận cứ sai lầm, nhiệm vụ của họ là phải nêu ra được những dẫn chứng cụ thể cũng như lý luận vững chắc để thuyết phục quần chúng, chứ không phải cứ lên án bừa bãi, gay gắt chửi bới Dan Brown mà quần chúng nghe theo. Ngày xưa, chúng ta theo đạo và giữ đạo hoàn toàn bằng Đức Tin, dựa theo câu của Chúa bảo thánh Tôma “Phúc cho những kẻ không thấy mà tin”. Ngày nay,. Khi trình độ hiểu biết của con người rộng mở, nặng đầu óc khoa học, và nhất là quyền tự do phát biểu được tôn trọng gần như tới mức tuyệt đối, thì nhu cầu giải thích và chứng minh là điều tối quan trọng. Đã đành rằng cốt lõi của tôn giáo là Đức Tin, nhưng những gì thuộc về trần thế, có lý luận và chứng cớ rõ ràng, vẫn giúp cho niềm tin càng bền chặt hơn. Mới đây, ngày 13.1.2005, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi tiếp Phái đoàn Đại Diện Đại học Ba Lan cũng đã nói rằng: Đức Tin và lý trí luôn hỗ trợ cho nhau. Điều này, hai ngàn năm trước, thánh Phaolô Tông Đồ cũng đã viết trong thư gửi cho tín hữu với lời khuyên tương tự.

Cá nhân tôi, trong lần lưu diễn hai tuần ở Úc vào tháng 12 năm 2004, thấy thiên hạ xôn xao bàn tán chuyện “Chúa Giêsu có vợ! Chúa chết là hết chuyện, không hề sống lại. Việc Chúa Phục Sinh là do Giáo Hội sau này phịa ra!”. Tôi thấy lòng nao nao dâng lên niềm hoang mang. Tôi tự hỏi: Không lẽ những điều mình học về Chúa từ nhỏ đến nay, đều sai cả hay sao? Trong giới nghệ sĩ có người hỏi tôi:

- Chuyện ấy có thật hay không? The Da Vinci Code viết đúng hay sai?

- Tôi lúng túng trả lời cho qua chuyện:

- Dan Brown viết tầm bậy!

Nói thế nhưng chính tôi biết là tôi trả lời tầm bậy, hay ít ra là chẳng trả lời gì cả! Bởi vì nếu Dan Brown viết tầm bậy thì làm sao sách của ông bán được đến mấy chục triệu cuốn, dịch ra đến mấy ch

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 27.06.2006. 10:03