Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Về bên Mẹ La Vang

§ Phan Hoàng Phú Quý

Cách đây hơn hai trăm năm (1798) Đức Mẹ đã hìện ra tại La Vang thuộc tỉnh Quảng Trị để an ủi những người bị bách hại vì theo đạo công giáo, dưới thời vua Cảnh Thịnh.

meLaVang1Thánh đường La Vang đổ nát

Tôi may mắn được sống gần bên Mẹ La Vang trong suốt một thời gian dài từ năm 1958 đến 1963. Trong suốt thời gian này, tôi đã được hướng dẫn và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ văn hóa đến những kinh nguyện và luật lệ về tín lý công giáo, nhất là chứng kiến nhiều ơn lành mà Đức Mẹ La Vang đã ban xuống cho con cái Mẹ bất luận là người lương hay kẻ giáo hể ai có lòng tin cậy chạy đến van nài cùng Mẹ thì đều được ban ơn chữa lành mọi tật nguyền và cho qua cơn nguy khốn.

Tôi cũng chứng kiến đưọc những cuộc hành hương đầu năm (Minh Niên) và những cuộc Đại Hội Hành Hương mừng ba năm một lần, có hàng trăm ngàn người tham dự, đông nhất là năm 1958 cũng là năm Thánh Mẫu, kỷ niệm đệ nhất bách chu niên Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (1858-1958) đã thu hút được trên 600.000 ngàn người về kính viếng Đức Mẹ La Vang.

Đầu năm 1960 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định chọn Đền thờ Đức Mẹ La Vang làm Đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. và nhận linh điạ La Vang làm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc.

Ngày 22 tháng 8 năm 1961 Đức Giáo Hoàng Gioan 23 (XXIII) đã ban Sắc Chỉ phong Thánh Đường Đức Mẹ La Vang lên Vương Cung Thánh Đường và kể từ đó có rất nhiều quan khách và nhiều phái đoàn hành hương đến kính viếng Đức Mẹ, trong số quan khách quan trọng có cả vi nguyên thủ quốc gia, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính TT Ngô Đình Diệm khi còn làm Thủ tướng đã cổ võ và giúp định cư hơn một triệu đồng bào từ Bắc vào Nam, trong số người này có một số giáo dân đã vưọt sông Bến Hải để vào định cư chung quanh Linh Địa La Vang, nhờ vậy mà có thêm nhiều giáo xứ mới như: La Vang Trung, La Vang Tả, La Vang Hữu, La Vang Thượng. Đồng thời Tu Viện Mến Thánh Giá Di Loan ở Cữa Tùng cũng di cư vào La Vang Chính để đãm nhận những công tác phục vụ cộng đồng dân Chúa một cách tốt đẹp hơn.

Trong thời gian này tôi cũng nhận thấy một chương trình xây dựng đang được thực hiện tại Linh Địa La Vang như: xây Nhà Tĩnh Tâm, Đại Lộ Mân Côi, trên đại lộ này có đặt 15 pho tượng Mầu Nhiệm Mân Côi rất mỹ thuật và tân kỳ, Hồ Than Thở và Đồi Calvariô, hệ thống điện, nước cũng được thiết lập để đáp ứng nhu cầu cho những dự án xây đựng nêu trên và cho khách thập phương đến hành hương.

Nhà Thờ và Đài Đức Mẹ cũng được tu sữa và nới rộng ra, nhất là Đài Mẹ La Vang được xây cất ba cây cổ thụ bằng xi măng cốt sắt, với những tầng lá to, để tưởng niệm sự tích Đức Mẹ hiện ra tại đây, chung quanh có trồng thêm nhiều cây Đa thật, để tạo thêm sự huyền bí về Linh Điạ La Vang.

Vì hoàn cảnh chiến tranh tôi đã rời xa Mẹ La vang một thời gian, mãi tới năm 1971 tôi lại có dịp về thăm Mẹ, lần đó chiếc xe Lam 3 bánh đổ tôi xuống trước cổng Công Trường Mân Côi rồi vội vã quay đầu trở lại, chứ không chờ khách như những năm khi tôi còn ở đây, Tôi đi bộ qua hết Đại Lộ Mân Côi, rồi vào Nhà Thờ cầu nguyện, Nhà thờ trống vắng chả có một ai, chỉ mình tôi với Chúa, khi bước ra giếng nước, tôi gặp một người lính thuộc binh chủng Nhảy Dù, anh cũng đến đây uống nước, như vậy chứng tỏ đơn vị anh cũng đóng gần đâu đây, qua câu chuyện trao đổi, tôi biết rằng anh là một khinh binh được đơn vị phái đến để tìm hiểu xem tôi là ai mà dám vào vùng cấm địa này, sau khi hiểu nhau rồi thì anh ta mới nói: ‘ không ngờ ông gan thật, vùng này lâu lắm rồi không thấy có ai vào đây hết” Bây giờ tôi mới hiểu ra tại sao bác xe lam 3 bánh đã vội vã quay đi mà không chờ đón khách, có ai vào đây hành hương nữa đâu mà chờ!? Thế thi không khí chiến tranh đã bao trùm lên cả chốn linh thiêng, không miễn trừ, hay ân huệ nào hết. Tôi vội vàng đến bên Đài Mẹ dâng lời khấn nguyện:

Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám, chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình an
Đưa Việt Nam qua phút nguy nan

Qua bao thăng trầm của vận nưóc, hết mùa hè đỏ lửa 72 đến biến cố 30/4/1975. tôi cũng trôi nỗi theo đoàn người vượt biển đi tìm tự do tránh nạn cọng sản, mãi đến đầu năm 1994 mới trở về thăm lại Mẹ La Vang, nhìn cảnh hoang tàn đổ nát của Vương Cung Thánh Đường lòng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động, chiến tranh thưc sự không chỉ giết hại những người dân vô tội mà còn phá huỷ biết bao công trính xây dựng cũng như những di tích lịch sữ của hai lãnh vực tôn giáo và xã hội. Nhà Tĩnh Tâm, Nhà Cha xứ, Hôi Dòng MTG Di Loan, tất cả đều bị phá hủy, giáo dân ở các họ đạo chung quanh cũng đã tản cư. Nhưng lạ lùng thay! Linh Đài Đức Mẹ vẫn còn nguyên vẹn, có phải chăng đây là dấu chỉ ơn lạ mà Đức Mẹ làm để củng cố niềm tin nơi con cái của Người.

Ngày 14 tháng 3 năm 2006 tôi lại về bên Mẹ La Vang, sau 12 năm xa Mẹ, lần nầy lòng tôi cảm thấy vui vẽ hạnh phúc hơn vì cảnh vật chung quanh Linh Địa La Vang có nhiều thay đổi, đường sá, điện nước, nhà cữa được sữa chữa và xây cất trở lại, đặc biệt có Nhà Hành Hương vừa mới hoàn tất, rất rộng rãi va khang trang có nhiều phòng ốc với đầy đủ tiện nghi, làm nơi tạm trú cho khách hành hương. Riêng Nhà Thờ trong lúc chờ đợi chính quyền chấp thuận cho xây lại Vương Cung Thánh Đường mới, một Nhà nguyện được dựng lên theo vật liệu tiền chế, chung quanh bằng kính để những khi có thánh lể đại trào, giáo dân đứng ngoài có thể hiệp thông được. Tôi cũng dành thì giờ đi bộ trên đại lộ Mân Côi để cầu nguyện về 15 Mầu Nhiêm Mân Côi và tìm xem mức độ thiệt hại do chiến tranh gây ra , và nhận thây không là bao nhiêu, so với cường độ của chiến tranh lúc bấy giờ. phải chăng đây cũng là một ơn lạ ?

Đài Mẹ La Vang khói hương nghi ngút và mùi thơm hoa Huệ bay tỏa khắp nơi, Mẹ dịu hiền bao dung, tôi thầm cám ơn Mẹ đã nâng đỡ, ủi an và ban muôn hồng ân xuống cho tôi trong suốt quảng đời dài, từ thuở ấu thơ cũng như khi khôn lớn, trong thời bình cũng như trong lúc chiến tranh, ở quê hương hay trên xứ la quê người, Mẹ luôn luôn vỗ về giữ gìn và chúc phúc.

Trước khi tạm biệt Mẹ, tôi đến thăm cha chánh xứ Dương Đức Toại, gặp lại ngài tôi rất mừng vì ngài là thầy hướng dẫn tôi học tiếng Pháp và Latin trước khi tôi đi vào Tiểu chủng viện Hoan Thiên Huế, chúng tôi chia sẽ nhiều tin tức liên quan đến tôn giáo, văn hoá và xã hôi, cha Toại cho tôi biết là ngài sẽ vào Huế nhận lãnh trách nhiệm mới trong viêc làm giám đốc điếu hành chương trính Varitas của giáo phận Huế.

Tưởng cũng xin ghi thêm ở đây, cha Dương Đức Toại, cha Lê Văn Cầu, Đức ông Trần Văn Hoài và Đức Tổng Giám Mục Nguỳễn Như Thể đều được thụ phong linh mục tại Vương Cung Thánh Đường La Vang.

meLaVang2Dưới bóng Mẹ hiền

Hôm nay con lại trở về
Đất hồng yêu mến không hề phôi phai
La Vang tình Mẹ quê nhà
Nơi đây Trinh Nữ hiện ra cho đời

Cảnh Thịnh hùng bá một thời
Mây trời nức nở trần đời mù sương
Khí thiêng gió chướng khôn lường
Ai người thương cảm? Ai tường mưa sa

Thử thách nào đã kinh qua
Rừng râu ẩn lánh, Cây đa Lá vằng
Lời châu chạm đỉnh trăng vàng
Mẹ hiền hiện đến dịu dàng từ bi

Thánh nhan kiều diễm uy nghi
Tay bồng Ấu Chúa xiêm y sao trời
Khoan nhân thiết ái ban lời
Rằng Người thấu tỏ nỗi lòng đoàn con

Từ nay hãy vững lòng son
Chốn đây Mẹ nhận và còn về sau
Hễ ai chạy đến kêu cầu
Mẹ không để họ âu sầu về không

Ngọt ngào sức sống vô biên
LA VANG quê mẹ triền miên ơn lành
HỘ PHỦ GIÁO HỮU thơm danh
TRUNG TÂM THÁNH MẪU Phúc ân tràn đầy.

Phan Hoàng Phú Quý

Đọc nhiều nhất Bản in 02.10.2006 22:45