Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Đền Thánh và Linh Đài Đức Mẹ La Vang
§ lavang.com.vn
Trích lavang.com.vn
Ngày nay ở linh địa La Vang có hai nơi đặc biệt: Vương Cung Thánh Đường dâng kính Đức Mẹ, và Linh Đài Đức Mẹ.
Đền Thánh Đức Mẹ La Vang
1. Nhà Thờ bằng tranh đầu tiên: khoảng 1820
Người xưa kể rằng: những người dân địa phương đi rừng thường hay lui tới van vái tại gốc cây đa cổ thụ ở phường La Vang. Về sau họ nghe nói có Bà linh thiêng hiện ra ở đây, nên họ liền đắp một cái nền thờ vọng() dưới gốc cây đa và rào quanh tứ phía.
Vào khoảng đầu đời Minh Mạng, dân ba làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trù chung nhau làm một ngôi miếu trên nền thờ vọng ở gốc cây đa La Vang, nhưng về sau bị động, các chức sắc của ba làng đồng chấp thuận nhượng cúng đám đất và ngôi miếu tranh cho bên Công Giáo.
Sau khi những người đaị diện bên Công Giáo đã nhận đất và ngôi miếu do ba làng nhượng lại, họ liền đến trình bày sự việc trên cho vị linh mục quản xứ và theo sự xếp đặt của ngài, ngôi miếu đã được sửa chữa thành nhà Thờ Công Giáo. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên tại La Vang, chính nơi Đức Mẹ hiện ra.
Sau khi Thánh Địa La Vang có Nhà Thờ đầu tiên, thì sự tích Đức Mẹ hiện ra được loan truyền đi khắp nơi bằng giấy tờ.
Ngày 09.09.1885 ngôi nhà Thờ bằng tranh nhỏ bé của Đức Mẹ bị phóng hỏa thiêu rụi hoàn toàn, dưới thời Văn Thân, trong lúc mấy gia đình Công Giáo ở La Vang đã bỏ nhà cửa chạy trốn thoát vào rú xanh cùng với khoảng 200 giáo hữu họ Cổ Vưu.
2. Nhà Thờ bằng tranh thứ hai: 1885
Phong trào Văn Thân tạm chấm dứt, tình hình xứ Dinh Cát trở lại bình an, giáo đoàn phường La Vang bỏ Dinh Cát trở về nhà, ổn định cuộc sống. Làm sao quên được ngôi nhà Thờ bằng tranh nhỏ bé, nơi sớm hôm có bóng Mẹ từ bi. Họ tập trung đi rừng kiếm gỗ, tranh để làm lại ngôi Nhà Thờ khác trên nền cũ. Đây là Nhà Thờ bằng tranh thứ hai tại Thánh Địa La Vang.
3. Đền Thánh bằng ngói thứ nhất: 1901-1923
Trải qua gần một thế kỷ, từ ngày Đức Mẹ hiện ra, Thánh địa La Vang vẫn âm thầm lặng lẽ giữa những biến cố tôn giáo cũng như thời cuộc. Mãi đến năm 1886, cuộc bách hại chấm dứt, số người hành hương về La Vang càng ngày càng gia tăng. Ngôi nhà Thờ bằng tranh đã trở nên quá chật chội, không đáp ứng đủ nhu cầu hành hương của người tín hữu Giáo Phận Huế lúc bấy giờ.
Vì thế vào năm 1886, Đức Cha Marie Antoine Caspar (Lộc) quyết định xây một ngôi Đền Thánh lợp ngói tại Thánh Địa La Vang ở chính chổ Đức Mẹ đã hiện ra. Đền Thánh được làm theo kiểu Việt Nam có cọt kèo xuyên trến, với hai tháp chuông đơn sơ và có sức chứa khoảng 400 người.
Ngôi Đền Thánh lợp ngói thứ nhất tại La Vang đã được thi công trong vòng 15 năm (1886-1901) mới hoàn thành, dưới đời ba cha sở: C. Bonnard (Bổn), C. Patinin (Kinh), và cha Bonin (Ninh), phí tổn xây cất do lòng hảo tâm đóng góp của toàn thể giáo hữu Giáo Phận Huế, lễ khánh thành được tổ chức từ ngày 06-08/08/1901 vào dịp Đại Hội Hành Hương lần đầu tiên. Đền Thánh được làm phép với tước hiệu: Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.
Đức Mẹ ngự trong ngôi đền thánh lợp ngói gần 23 năm (1901-1923). Sau đó nhiều bộ phận bị mối mọt làm hư hỏng, vì thế cần phải xây dựng một Đền Thánh mới. Trong khi chuẩn bị làm Đền Thánh mới, một số linh mục cũng như giáo dân trong Giáo Phận ước ao giữ lại Đền Thánh cũ nguyên vẹn như vậy làm kỷ niệm.
4. Đền Thánh La Vang năm 1924-1928
Trong những dịp Đại Hội Hành Hương, giáo hữu ngày càng đông, Đền Thánh quá nhỏ hẹp. năm 19223, Đức cha Eugène Allys(Lý) quết địng xây dựng một Đền Thánh rộng lớnhơn tại Thánh Địa La Vang. Đức Cha đã giao công tác kíên thiết cho Cha Morineau (Trung), quản xứ Trí Bưu kiêm La Vang. Sau gần bốn năm thi công (1924-1928), ngôi Đền Thánh mới được hoàn thành, với hai tầng mái và hai cánh Thánh Giá cổ điển, cùng với tháp chuông vuông hai tầng cao ngất. ngôi Đền Thánh mới nỗi bật lên giữa cảnh đồi cát xung quanh và rừng núi xa xa. Đây là ngôi Đền Thánh lợp ngói thứ hai, minh chứng lòng thành kính Đức Mẹ La Vang của giáo hữu toàn quốc, và cả Đông Dương.
Ngày 20-22 tháng 08 năm 1928, Giáo Phận tổ chức Tam Nhật Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 9 và cử hành lễ khánh thành ngôi Đền Thánh mới này.
Mặc dù lễ khánh thành đền Thánh đã được tổ chức, nhưng lúc bấy giờ tháp chuông chưa được hoàn tất. đến ngày 30-9-1928 là ngày Chúa Nhật, Đức Cha Eugène Allys (Lý) đã cử hành tại Đền Thánh mới lễ nghi làm phép ba quả chuông La Vang một cách long trọng.
Trong thời gian đèn thánh mới đang được thi công, thì ngoài đền thánh cũ ngày càng bị hư hỏng nặng, hai tháp chuông gần xiêu đổ. bất ngờ một đêm kia, sau khi giáo dân đọc kinh tối xong ra về, căn gần tháp chuông sập xuống. Bấy giờ có người muốn sửa chữa Đền Thánh cũ và cứ giữ lại để làm kỷ niệm. Nhưng cuối cùng theo lệnh của giáo quyền. Đền Thánh cũ được triệt hạ toàn bộ. Về sau Linh Đài Đức Mẹ La Vang được dựng tại chổ mà trước kia đã làm Đền Thánh cũ.
5. Vương Cung Thánh Đường
1. Đền Thánh Đức Mẹ La Vang đã được Đức thánh Cha Gioan XXIII nâng lên bật Vương Cung Thánh Đường ngày 22 tháng 8 năm 1961. Hôm đó cũng là ngày Đền Thánh được cung hiến và giáo quyền chính thức tuyên bố Thánh Địa La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc.
Nhưng cuộc chiến năm 1972 đã phá hủy hoàn toàn Vương cung Thánh Đường La Vang. Hiện giờ chỉ còn lại một mảng tháp chuông và một bức vách cuối Đền Thánh.
Linh Đài Đức Mẹ La Vang
1. Pho tượng Đức Mẹ La Vang
Trong dịp Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần đầu tiên (08/08/1901), Đức Cha Marie-Antoine Caspar (Lộc) đã làm phép pho tượng Đức Mẹ La Vang (lấy mẫu tượng Notre-Dame des Victoires tại Paris, Pháp). Đức Mẹ đầu đội triều thiên vàng, mình mặc áo choàng màu thiên thanh phủ trên áo trắng ngà, chân đứng trên đám mây. Đức Mẹ nhìn đoàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điệu uy nghi. Hai tay Mẹ đỡ nâng Chúa Hầi Đồng đứng bên tay mặt như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng ta , trao ban cho chúng ta. Chúa Giêsu Hài Đồng mặc áo màu hồng, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng trên quả địa cầu nhấp nháy mấy vì sao. Chúa Hài Đồng một tay níu áo Đức Mẹ, tựa nương vào Mẹ, như để làm gương cho chúng ta, một tay đưa ra mời gọi chúng ta là các em của Chúa chạy đến cùng Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo mến yêu, và lãnh nhận muôn ơn lành, nhờ lời Mẹ chuyển cầu.
Pho tượng này có từ năm1901, nay không còn nữa, chiến cuộc năm 1972 đã hủy hoại hoàn toàn.
2. Cây đa đại thụ
Theo lời truyền tụng, Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa tại Linh Đài hiện nay. Linh Đài ấy được xây dựng trong vòng ba đợt. Năm1955, Linh Đài là một ngôi nhà gạch tứ giác thô sơ, sau đó được sửa chữa chắc chắn hơn. Đến năm 1963 nhà tứ giác được phá đi để xây dựng một Linh Đài theo kiểu kiến trúc mới, mô tả lại sự tích Đức Mẹ hiện ra dưới gốc cây đa cổ thụ. Vì cây đa cổ thụ không còn vết tích gì, nên Giáo Quyền đã nhờ kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sáng tác ba cây đa bằng xi măng cốt sắt tại chính nơi Đức Mẹ hiện ra, nhưng công trình chưa hoàn tất.
3. Giếng Đức Mẹ La Vang
Năm 1903, giếng này được đào trong vườn Đức Mẹ La Vang. Giáo dân gọi giếng nầy là “Giếng Đức Mẹ”.
Vẫn biết nước giếng nầy tự nó chẳng có sức chữa được các bệnh tật, nhưng bởi lòng tin cậy vào quyền phép từ bi của Đức Mẹ La Vang, nhiều người uống nước ấy mà được lành các bệnh tật nguy hiểm. Giếng nầy bây giờ vẫn còn.
Đọc nhiều nhất Bản in 05.06.2006. 15:55