Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Vụ Tòa Khâm Sứ còn đang tiếp diễn những cuộc dò đường cho một giải pháp
§ VietCatholic
VietCatholic News (Thứ Bảy 19/01/2008)
DIỄN BIẾN MỚI NHẤT XUNG QUANH VỤ ĐÒI ĐẤT TOÀ KHÂM SỨ
Nhật ký ngày 19.01.2008 do Nhóm phóng viên VietCatholic
Chưa thấy có bước đi nào chính thức từ phía chính quyền sau công văn 273/UBND-VX của UBND TP Hà Nội ký ngày 11.01.2008. Trong khi những cuộc gặp gỡ không chính thức nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề vẫn đang được tiếp tục.
Tại khu vực Toà Khâm Sứ giáo dân vẫn tụ họp cầu nguyện sớm tối sau giờ lễ. Các tu sĩ nam nữ bên phố Nhà Chung thường vào lúc 20 h tối vẫn xướng lên lời kinh thảm thiết: “Lạy Chúa Trời xin tới giúp con. Muôn lạy Chúa xin mau phù trợ”.
Thỉnh thoảng vẫn có những xung đột cục bộ giữa các nhân viên an ninh hay bảo vệ xung quanh chuyện cầu nguyện, cắm hoa, gắn thánh giá quanh tường rào. Mấy ngày trước chúng tôi thấy còn một thánh giá nhỏ ở cổng sắt. Hôm nay thứ sáu 18.01 cây thánh giá đã bị ai đó gỡ đi.
Sáng thứ năm khoảng gần 9 h, chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng lạ lùng và cảm động: Có một đám tang của một bà đạo đức trong xứ Nhà Thờ Chính Toà đã rước ra cầu nguyện trước Toà Khâm Sứ. Nghe nói bà cụ quá cố khi còn sống đã cầu nguyện ở đây và rất thiết tha với phần đất thánh thiêng này.
Từ quảng trường Nữ Vương Hoà Bình đoàn xe và người đưa tang ngược phố Nhà Chung tiến sang phía Toà Khâm Sứ, dừng lại hướng vào phía tượng Đức Mẹ Sầu Bi, thắp hương, đặt hoa, cầu nguyện, rồi đoàn kèn tây cử mấy bài thánh ca, sau đó mới tạm biệt Đức Mẹ Sầu Bi và tiếp tục lên đường.
Mọi người chứng kiến,cả bảo vệ lẫn nhân viên an ninh đều kinh ngạc và không ai nói được lời nào và không biết phản ứng ra sao. Phố Nhà Chung kẹt xe bất ngờ vì lượng xe và người đưa tang dừng lại cầu nguyện còn đông hơn chủ nhật.
Buổi tối ngày thường chúng tôi không còn thấy hệ thống tăng âm phát các bài thánh ca. Chúng tôi không hiểu tại sao. Có thể do thành phố đề nghị không dùng tăng âm hay do tu sĩ và giáo dân ở đây không muốn làm ồn hàng xóm? Thực tình buổi tối khi đến đây, nghe những lời thánh ca êm đềm và sâu lắng dưới ánh đèn lung linh huyền ảo với ánh lửa lập loè theo mùi hương lan toả, chúng tôi thấy phố này có một nét gì đó độc đáo, khác hẳn những thứ âm thanh và ánh sáng chớp chảo náo lọan đang làm ô nhiễm môi sinh thành phố.
Tối hôm nay thứ bảy, giáo dân Cổ Nhuế, Thượng Thuỵ, Cửa Bắc, nhưng xứ đạo ở phía Tây Bắc thành phố đến phiên cầu nguyện. Cá nhân và từng nhóm nhỏ của các giáo xứ này đã đến viếng từ lâu, nhưng trong tư cách là cả giáo xứ thì nay mới đến lượt. Những người tham dự hôm nay đón nhận sự kiện này với lòng hồ hởi và vui mừng.
Còn bao nhiêu xứ đạo trong Giáo phận đang đợi đến phiên mình và chương trình cầu nguyện của họ còn kéo dài đến bao giờ? Có Chúa biết. Chỉ biết rằng vấn chừng nào họ còn cầu nguyện thì vấn đề còn đang được đặt trên bàn giải quyết. Sau công văn 273/UBND-VX chính quyền Hà Nội có thể thấy mình thất thố phần nào trong nghệ thuật cai trị. Vì vậy vai trò trung gian của Ban Tôn giáo và Công an có thể sẽ gia tăng trong những bước kế tiếp.
Những ngày vừa qua, theo tin hành lang, Bộ Công an đã có những người gặp gỡ một số linh mục giám mục để dò đường. Có thể đấy là những bước đi tiền trạm cho những cuộc gặp gỡ ở cấp cao hơn nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề Toà Khâm Sứ và Thái Hà. Vì chính quyền trung ương cũng không muốn để hiện tượng này kéo dài gây nhức nhối giữa Thủ Đô và có thể gợi hứng cho các hình thức đấu tranh hoà bình tương tự.
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 19.01.2008. 17:48