Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Từ Ba Lan nhìn về Việt Nam: Câu chuyện của Nhà thờ tại Nowa Huta

§ VietCatholic

LNĐ: Trong những tháng ngày gần đây, chúng ta đọc thấy hoặc nghe thấy một số vị trong hàng giáo phẩm Việt Nam hay các tác giả linh mục, tu sĩ và cả giáo dân đều trưng ra những câu tỉ dụ như: phương hướng "đối thoại" thay cho "đối đầu", "hòa giải và tha thứ", "chiều hướng đối thoại" (mới?), "bỏ lối" (cũ?), "hướng đi của ĐGH Gioan Phaolô II", "theo lời khuyên của ĐGH Benedictô XVI", hay theo "học thuyết của Công đồng Vatican II", v.v... Các tiêu đề được đưa ra và có trích một vài câu tổng quát để hướng dẫn cho lập luận đó. Thế nhưng trong thực tế chúng ta chưa biết từ lý thuyết đó đến thực hành "theo những lý thuyết đó" thì sự việc cụ thể được phản ảnh ra sao?

Trong chiều hướng giúp độc giả có được cái nhìn "khác" hay gọi là "cũ?" hay "mới?" trong nhận thức, chúng tôi đưa ra một số những trường hợp điển hình cụ thể xem, ĐGH Gioan Phaolô II, ĐGH Benêđictô XVI, Công Đồng Vatican II có những thực hiện nào cụ thể về vấn đề "đường hướng đối thoại" với "Cộng sản" với thế giới ngày nay...

Cụ thể, hôm nay chúng tôi đưa ra một trường hợp điển hình và cách thế nhập cuộc, đối thoại, đương đầu... và thực hành lý thuyết "đối thoại" của ĐGH Gioan Phaolô II ra sao? Đó là trường hợp Nowa Huta.

Nowa Huta là một quận cực Đông của Kraków, Ba Lan (Quận XVIII), với dân số 200.000, đây là một trong những khu vực đông đúc nhất của thành phố. (Muốn đọc và tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mới vào google, tìm chữ: "nowa huta" thì có đến cả 100 bài viết nói về sự kiện này)

100502Nowa_Huta.jpg

Quận Nowa Huta, Ba Lan ngày nay

Công cuộc đấu tranh để xây dựng Nhà thờ Nowa Huta là một trong những xung đột lớn nhất giữa Giáo hội Công giáo và chế độ cộng sản hậu chiến tranh ở Ba Lan. Điểm thú vị là, tất cả các xung đột giữa Giáo hội và chính quyền cộng sản đều liên quan đến Karol Wojtyla (tên thật của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II hay còn gọi là John Paul II). Câu chuyện sau đây diễn tả cách hoàn hảo sự lớn mạnh về chính trị của người dân đất nước này. Đây là một viên ngọc nhỏ trong một chuỗi câu chuyện nhiều mặt, vốn mất 20 năm để “trưởng thành”, bao gồm tất cả các nhân tố theo sau chuyến tông du đầy ý nghĩa chính trị của Wojtyla khi ngài lên ngôi Giáo hoàng, dù bình thường nhưng đầy kịch tính, từng bước một nhưng đáng kinh ngạc. Cuối cùng, câu chuyện sau đây bộc lộ ra một con người, một nhân cách, một linh mục, một nhà lãnh đạo nổi bật, hiểu thấu tầm quan trọng của sự kiên trung và biết rõ thỏa hiệp là gì, ngài còn là một nhà truyền thông vĩ đại, nhận thức được sâu sắc về chủ nghĩa tượng trưng và tính toán khéo léo về thời gian.

Nowa Huta là một thị trấn mới, được đảng cộng sản xây dựng từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, bên ngoài thành phố lớn cổ kính Kraków. Nơi đây vẫn là địa hạt thuộc quyền tài phán của Tổng Giám Mục Wojtyla. Đây từng được coi là thành trì của cộng sản, thiên đường của giai cấp công nhân, được xây dựng trên các nguyên lý cộng sản, một nơi góp phần kiềm chế Krakow, nhưng cũng là một lời nguyền cho sự “suy tàn” của chế độ. Chế độ cộng sản mặc nhiên cho rằng các công nhân đều là người vô thần, và vì thế thị trấn này được xây dựng mà không có bất kỳ ngôi nhà thờ nào. Nhưng người ta đã sớm tỏ ý muốn có một ngôi thánh đường trái với điều cộng sản muốn. Wojtyla đã nêu lên khao khát đó của người dân, nhưng chế độ thẳng thừng phản kháng nó.

Mâu thuẫn trở nên một biểu tượng dữ dội của chống đối giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước cộng sản. Đó là mâu thuẫn giữa “tầng lớp đại diện của giai cấp công nhân” vốn luôn tự cho rằng mình vượt xa mọi đỉnh cao tôn giáo và trí tuệ, và một bên là những công nhân thực thụ hát những bài thánh ca truyền thống lâu đời của Ba Lan mà mở đầu là câu: “Chúng con chỉ muốn có Chúa thôi”. Đảng cộng sản lúc này bất đắc dĩ đành ban hành một lệnh cho phép vào năm 1958 rồi sau đó rút lại vào năm 1962.

nowa-huta-church.jpg

Nóc nhà thờ Nowa Huta

Nhiều năm trôi đi khi Karol Wojtyla cùng với các linh mục khác - đặc biệt là cha Gorlaney - tham gia những cuộc tiếp xúc, thương thảo với nhà cầm quyền, và kiên nhẫn đệ trình hết lần này lượt khác xin phép cộng sản cho xây nhà thờ nhưng đều không được. Sau đó, nhiều Thánh Giá được cắm trên khu vực dự kiến xây nhà thờ nhưng lại bị giật sập toàn bộ vào ban đêm, vậy mà chỉ ít tuần sau đó Thánh Giá lại xuất hiện uy nghi một cách bí ẩn. Lúc này, Tổng Giám Mục Wojtyla và các linh mục nhiều lần chỉ trích chính quyền đã đặt vấn đề với chế độ cộng sản qua các bài giảng lễ ngay tại địa điểm có Thánh Giá, các vị giảng hết mùa đông qua mùa hè, và dưới nắng trời gay gắt cũng như trong mưa tuyết giá lạnh. Năm tháng dần trôi đến mùa đông năm nọ, Đức cha Wojtyla tổ chức Thánh lễ Giáng sinh ngay tại địa điểm đề nghị được dựng nhà thờ. Đang khi cử hành phụng vụ, hàng ngàn người xếp hàng trong trật tự để lên rước lễ, thì căng thẳng xảy ra. Bạo lực ập đến khi nhà cầm quyền cộng sản cho xe ủi đất và lực lượng quân đội đến triệt hạ Thánh Giá. Một viên chức cộng sản là Lucjan Motyka, bộ trưởng bộ văn hóa nghệ thuật thời đó, bị lôi ra khỏi giường bệnh và chế nhạo bởi đoàn người biểu tình. Sau này, khi hồi tưởng lại vào một buổi sáng sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, Motyka đã kể về thời khắc nhục nhã đó. Motyka tin chắc rằng những lời lẽ điềm tĩnh của Giám mục Wojtyla khi ấy đã giúp cho tránh khỏi một sự đối đầu kinh khủng và nhiều nguy hiểm với nhà cầm quyền.

Thời gian đó, nhà nước cộng sản, lãnh đạo địa phương, người dân và Giáo hội đều trong tình trạng căng thẳng, bên nào dường như cũng không chịu buông. Đứng trước công luận mạnh mẽ, một thỏa hiệp cho phép xây dựng nhà thờ ở ngoại vi thị trấn Nowa Huta được nhà cầm quyền cộng sản đưa ra, nhưng giáo dân không chấp thuận. Mãi cho đến khi Tổng Giám Mục Karol Wojtyla phá vỡ thế bí khi thuyết phục mọi người rằng sự tồn tại của một nhà thờ như vậy cần được coi là điều vượt trên hết những suy xét khác trong lúc này. Đã đến thời cơ đảo ngược thế cờ. Tháng 05-1977, một năm trước khi trở thành Giáo hoàng, và gần 20 năm sau yêu cầu đầu tiên xin được xây cất thánh đường được ngỏ với nhà cầm quyền, Karol Wojtyla đã xức dầu cung hiến nhà thờ mới ở Nowa Huta. Điều mà giáo dân tự hào nhất về ngôi thánh đường, một biểu tượng Karol Wojtyla làm cho biến thành thực tiễn, là cây Thập Giá vĩ đại bên trên bàn thờ mới. Thập Giá này được làm từ những mảnh bom vụn lấy ra từ các vết thương của người lính Ba Lan, các mảnh bom đó được sưu tập và gửi về từ khắp đất nước để làm thành một tác phẩm điêu khắc trong ngôi thánh đường mới.

PopesvisitPoland1979_2.jpg

Từ đó, Tổng Giám Mục Karol Wojtyla có lợi thế vững chắc để thoát khỏi cơ chế xin - cho và ngày càng xuất hiện nhiều hơn trước công luận. Vai trò thuyết giảng quần chúng của ngài lớn dần lên trong suốt thập niên 1970. Những bài giảng của ngài xuất hiện mỗi ngày trong suốt những năm tại vị ở Kraków, ngài giảng bất cứ khi nào có thánh lễ hoặc hướng dẫn một cuộc rước tuần hành qua các đường phố nhân các ngày lễ kính thánh. Trong thời kỳ gian khó đó, những thập niên mà người Ba Lan không được tự do phát biểu ý kiến, họ học được một phương thức sinh tồn là nói chuyện bằng tiếng Aesopian hai tầng nghĩa (nói nôm na là: “nói vậy mà không phải vậy”, nghĩa là: một cách nói truyền tải đi thông điệp ngầm mà chỉ có đối tượng cần nghe mới hiểu, người khác nghe vào chỉ thấy được những lời lẽ rất trong sáng mà không biết nội dung thật; đây là ngôn ngữ của các nhóm có âm mưu, dự tính hoặc những phong trào ngầm). Lúc ấy, khi người dân Ba Lan nói “Thập Giá Chúa Kitô” thì điều này có nghĩa là họ nói “tự do trong Thiên Chúa”, và nó mang hàm ý rằng họ muốn được giải thoát khỏi những kẻ đàn áp mình. Đức cha Wojtyla, lúc này đã là Hồng y, biết rất rõ lối nói bóng gió đầy ẩn ý đó, và ngài vận dụng nó rất khéo léo trong các bài giảng thánh lễ mỗi Chúa nhật tại Nhà thờ Thánh Florian, nhà thờ đặt ngai tòa của ngài ở Kraków. Khi vị Hồng y người Ba Lan nói “trung thực trong đời sống hằng ngày”, giáo dân lập tức hiểu rằng ngài ngụ ý về “sự thật trong Đức Kitô”“sự thật trần trụi, chứ không phải những điều giả dối và lời hứa gió bay của cộng sản”. Nhưng đó không phải là lời kêu gọi nhân dân nổi dậy, đứng lên làm cách mạng lật đổ chính quyền. Đó là sự biểu lộ phần nào cơn giận của người dân đối với chế độ độc tài toàn trị, một lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho nhà cầm quyền cộng sản rằng mọi người đều đã rõ bộ mặt giả tạo của họ, biết rõ về sự khác biệt giữa lời nói và hành động của cộng sản. Nói nôm na, điều này nghĩa là chúng ta đã thấy sự dối trá đến tàn bạo của một chế độ gọi là “dân chủ”. Những lời nói của Hồng y Wojtyla đã lôi kéo được rất nhiều người, thậm chí rất nhiều trong số họ không theo tôn giáo nào, đến nhà thờ để bày tỏ sự ủng hộ trong thầm lặng nhằm chống lại chính quyền.

PopesvisitPoland1979.jpg
PopesvisitPoland.jpg

Đây là thời gian nhà cầm quyền cộng sản tiến hành những việc thô bạo và liên tiếp phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn. Cuối thập niên 70, đã xảy ra những cuộc đàn áp đổ máu giữa cảnh sát, quân đội với giới công nhân Công giáo khi nhà cầm quyền cho tăng vô tội vạ giá cả thực phẩm. 5 Linh mục biến mất một cách bí ẩn chỉ trong một thời gian ngắn. Cảnh sát giết chết một người lãnh đạo sinh viên trẻ nổi tiếng. Hồng y Wojtyla ngày càng nói thẳng và công kích trực tiếp nhà cầm quyền, ngài kêu gọi một cách công khai và cụ thể về đòi hỏi cho quyền tự do. Đức Hồng Y Wojtyla, Tổng Giám Mục Kraków yêu cầu mạnh mẽ khi nói: “Chúng ta cần một bầu khí tự do đích thực chứ không phải giả tạo, một bầu khí không bị kiềm chế và không bị đe dọa; một bầu khí tự do từ bên trong thâm tâm, tự do không phải sợ dù có bất cứ điều gì xảy đến cho tôi nếu tôi làm thế này hay thế khác.”

Khi còn trẻ, linh mục Zieba từng là một sinh viên đối kháng với chính quyền trước khi gia nhập Dòng Đaminh. Ngài thấy cái chết của người lãnh đạo giới sinh viên đã thay đổi Wojtyla. “Điều ấy lôi kéo Wojtyla. Đó là khi Wojtyla bước ra khỏi cái bóng của Hồng y Wyszynski và bắt đầu phát biểu những thông điệp mạnh mẽ chính thức đầu tiên”. Đối với cha Zieba, “các bài giảng của Hồng y Wojtyla lúc đó thật tuyệt vời và cảm động đến nỗi chúng tôi chép lại chúng và cho in ra rồi phát đi mọi nơi để ai cũng được đọc.”

Một linh mục nữa là cha Bardeicki đã kể với chúng tôi một câu chuyện khác, điều không chỉ đã mạnh mẽ gợi ý sự thay đổi công khai đối với Wojtyla trong những năm tháng ấy, mà còn giúp Wojtyla nhận ra sâu sắc điều gì đứng đằng sau các mưu đồ. Năm đó, cha Bardeicki quyết định báo cáo vắn tắt về cuộc gặp gỡ giữa Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Ba Lan Edward Gierek và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Rôma cho Hồng y Wojtyla biết. Cộng sản kết tội Wojtyla, cố vấn của tờ tuần báo Tygodnik Powszechny, không chịu sự kiểm duyệt. Người dân bị xúc phạm. Ban biên tập của tờ báo đã quy tụ tại Tòa Tổng Giám Mục Kraków để thảo luận tình hình. Lúc trở về, cha Bardeicki bị đánh đập dã man: ngài bị gãy răng, gãy sống mũi; nếu người ta không chạy ra khiến những kẻ tấn công bất ngờ và bỏ chạy, thì ngài có thể đã bị giết. Hồng y Wojtyla cũng chạy ra và thấy vụ việc, ngài băng bó vết thương cho người bạn, im lặng một lúc rồi nói: “Cảm ơn cha. Cha đã chịu đòn thay tôi.”

Ngay hôm đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng, Đức Karol Wojtyla, lấy hiệu triều là Gioan Phaolô II, đã làm dấy lên lo ngại trong Trung Ương Đảng Cộng Sản. Thông tín viên người Canada, Eric Margolis, đã mô tả điều đó như sau: “Tôi là nhà báo đầu tiên của phương Tây có mặt tại tổng hành dinh KGB năm 1990. Các vị tướng lãnh và tổng bí thư Đảng Cộng Sản nói với tôi rằng Vatican và Đức Giáo Hoàng là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất trên thế giới của cộng sản, vượt trên mọi kẻ thù khác”.

Ngay lập tức, mọi thành phần dân chúng, từ các nhà lãnh đạo thế giới, những nhà bất đồng chính kiến và cả giới Công giáo bình dân đều cho rằng chế độ cộng sản bất lực trước vị Giáo hoàng Ba Lan. Năm 1979, khi máy bay của Đức Gioan Phaolô II đáp xuống phi trường Okecie về thăm quê hương, toàn bộ nhà thờ trên khắp lãnh thổ Ba Lan đã cho rung chuông chào mừng. Đức Giáo Hoàng vừa bước xuống khỏi cầu thang máy bay đã cúi rạp xuống ôm hôn mảnh đất Ba Lan dấu yêu, trước sự chứng kiến của hàng triệu người thán phục. Trong 9 ngày lưu lại Ba Lan, ngài đã có 32 bài giảng và phát biểu hùng hồn, mà theo giáo sư Bogdan Szajkowski mô tả thì đó là: “Một cơn địa chấn về tâm thức, một cơ hội cho sự thay đổi lớn lao trong thể chế chính trị…”. Hàng triệu người dân Ba Lan đã đổ ra đường và nhìn quanh chỉ để biết rằng họ không cô độc. Họ là một lực lượng quần chúng mạnh mẽ. Dù đang đứng trong đất nước của cộng sản lúc đó, nhưng Đức Giáo Hoàng đã không ngần ngại nói về phẩm giá con người, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và cuộc cách mạng tinh thần, chứ không nói thẳng là khởi nghĩa toàn dân. Người ta chăm chú lắng nghe từng chữ một của Đức Giáo Hoàng. Học giả Công giáo Hoa Kỳ George Wiegel đã bình luận: “Đó là bài học về phẩm giá, một cuộc bỏ phiếu toàn quốc, một phép rửa thứ hai cho người Ba Lan.”

john_paul_iiVictory.jpg

Năm 1979, ĐGH Gioan Phaolô II trước Quảng trường Chiến Thắng

Những hình ảnh mà người dân Ba Lan có được về các cuộc cách mạng của nhân dân các nước khi đứng lên muốn lật đổ chế độ cộng sản đều dính đầy những vết máu: các nhà quý tộc Pháp nổi dậy chống lại bức tường nhà tù Bastille; gia đình và dòng dõi Nga Hoàng bị cộng sản xử tử ban đêm dưới một hầm rượu; 240.000 nạn nhân của cộng sản Mao Trạch Đông chết trôi trên sông Hoàng Hà. Tinh thần tập thể của nhân dân Ba Lan tràn ngập hình ảnh bạo lực và những cuộc nổi loạn bất thành của người dân các chế độ cộng sản khác. Nhân dân Ba Lan cùng chung số phận với các cuộc khởi nghĩa từ thế kỷ thứ 19 nhưng chưa giành được thắng lợi trước cộng sản, rồi đến chân đồi Calvê nơi xe tăng Đức Quốc Xã và ngựa chiến phát động Chiến tranh Thế giới thứ II khi xâm lược Ba Lan. Thế nhưng cuộc cách mạng được Đức Gioan Phaolô II nêu ra lại được người Ba Lan chào đón nhiệt liệt và từ đó làm thành những con đường tràn ngập tiếng hò reo la hét của dân chúng, những cánh đồng đầy ắp các nông dân hát thánh ca, và hầu hết tất cả đều đung đưa theo một nhịp đập…để đến với một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, một vị Giám mục mặc áo trắng, như thể ngài được sinh ra chỉ để ở giữa họ. Tiểu thuyết gia nổi tiếng James Carroll đã tự hỏi trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi: “Điều gì là vĩ đại nhất, một biến cố lịch sử không mong đợi nhất nhưng lại đến, của thế kỷ 20? Chẳng phải đó là việc thành trì cộng sản Liên Xô và Đông Âu bị phá tan một cách bất bạo động đó sao? Chẳng phải Đức Gioan Phaolô II là một phần trong câu chuyện đó sao?”. Hỏi tức là đã tự trả lời.

pope-valesa16.jpg

Lại một lần nữa, người ta khao kháo kể với chúng tôi rằng chính chuyến tông du năm 1979 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mà trước là Hồng y Karol Joséf Wojtyla của Kraków, là điểm tựa vững chắc dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Tiểu thuyết gia người Anh Timothy Garton Ash đặt vấn đề theo lối suy nghĩ này: “Nếu không có Đức Giáo Hoàng, sẽ chẳng có tình đoàn kết. Mà đã không có tính đoàn kết, sẽ chẳng có Gorbachev. Khi không có Gorbachev, chủ nghĩa cộng sản sẽ không sụp đổ”. Và trong thực tế, chính Gorbachev lại nói với cựu địch thủ truyền kiếp của Điện Kremlin rằng: “Không có Đức Giáo Hoàng, điều này chẳng thể nào xảy ra”. Như vậy, Đức Giáo Hoàng là căn cội, là nền tảng hữu cơ thiết yếu của vấn đề. Thậm chí, cả những người theo chủ nghĩa hoài nghi, vốn cảm thấy trước đó Wojtyla chưa bao giờ là một phần của cuộc cách mạng, cũng phải thừa nhận khi nói rằng mọi thay đổi diễn ra sau khi ngài lên ngôi Giáo hoàng và mang đến thông điệp mạnh mẽ tới mọi nơi đến mọi người dân Ba Lan. Còn những người làm cách mạng năm đó, dù có đôi chút ghen tị, cũng phải nhìn nhận là chính chuyến tông du Giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II đã khơi mào cho sự chấm dứt thể chế cộng sản khắp châu Âu.

Để cuộc cách mạng thành công, cần có thời gian và sự ủng hộ của Đức Giáo Hoàng từ Rôma, đôi khi là cả ủng hộ tài chính nữa. Bên cạnh đó là thêm hai chuyến tông du Giáo hoàng về quê hương Ba Lan vào năm 1983 và 1987 như để tiếp thêm sức mạnh. Và ngọn lửa đã được thắp lên. Ngọn lửa đó cháy âm ỉ mà không tắt trước khi bùng lên thành một khối thống nhất để kết liễu chế độ cộng sản Ba Lan, rồi từ đấy lan rộng sang các nước khác. Hàng triệu người đã làm nên cách mạng, nhưng chính chuyến thăm quê hương của Đức Giáo Hoàng năm 1979 mới thực sự là khởi đầu mới. Điều đó đã được mô tả như tổng tư lệnh quân đội cộng sản Ba Lan Wojciech Jaruzelski nói: “Chính Giáo hoàng và chuyến tông du năm nào đã làm nên ngòi nổ.”

The story of Nowa Huta church in Poland

The struggle to build the Nowa Huta church is one of the great clashes between the Catholic Church and Communists in post-war Poland. Of all the conflicts between the Church and the Communists involving Karol Wojtyla, this story perfectly expresses his growth into political leadership. It is a small gem of a story, multifaceted, twenty years in the making, combining all the elements of Wojtyla's own political journey--both prosaic and dramatic, gradual and surprising. Ultimately, this story is revealing of the man, the priest, the emerging leader who understood the importance of tenacity and compromise, as well as the great communicator who is exquisitely aware of symbolism and timing.

Nowa Huta was a brand new town built by the Communists in the early 50's outside of Krakow. The town was in Wojtyla's jurisdiction. It was meant to be a workers' paradise, built on Communist principles, a visible rebuke to the "decadent," spiritually besotted Krakow. The regime assumed that the workers, of course, would be atheists, so the town would be built without a church. But the people soon made it clear they did want one. Wojtyla communicated their desire, and the regime opposed it.

The conflict became an intense symbol of the opposition between the Catholic Church and the Communist state. It was a conflict between the workers' world that was supposed to be beyond religion--and the actual workers singing old Polish hymns that started with the words, "We want God." The Communist Party reluctantly issued a permit in 1958 and then withdrew it in 1962.

Years went by as Karol Wojtyla joined other priests--especially, Father Gorlaney--met with authorities,and patiently filed and refiled for building permits. Crosses were put in the designated area and then pulled down at night only to mysteriously reappear weeks later. Meanwhile, Bishop Wojtyla and other priests gave sermons in the open field, winter and summer, under a burning sun, in freezing rain and snow. Year after year, Bishop Wojtyla celebrated Christmas Mass at the site where the church was supposed to be built. Thousands peacefully lined up for communion, but tension was building. Violence did actually erupt when the Communist authorities sent a bulldozer to tear down the cross. Lucjan Motyka was roused out of his hospital bed to be jeered at by the demonstrators. As he reminisced with us one morning about this humiliating moment, Motyka clearly believed that it was Wojtyla's calming words that helped to avert an ugly and potentially dangerous confrontation.

By this time, the Communists, local leaders, residents and Catholic Church had dug in, their positions seemingly intractable. The Communists' compromise to allow a church to be built outside of the town was rejected--until Karol Wojtyla, the realist, the negotiator, broke the stalemate,persuading everyone that the existence of the church transcended all other considerations. The time to bend was now. In May 1977, a year before he became Pope, almost twenty years after the first request for a permit, Karol Wojtyla consecrated the church at Nowa Huta. What the worshippers were most proud of--and it was a symbol Karol Wojtyla helped to make into a reality--is the gigantic crucifixion that hangs over the new altar. It was made out of shrapnel that had been taken from the wounds of Polish soldiers, collected and sent from all over the country to make the sculpture in the new church.

Along with his steady mastery of red tape and showing up (again and again and again), Wojtyla's gifts as public speaker matured during the 70's. They were on daily display during his years in Krakow whenever he gave sermons or led a procession through the streets celebrating one of the many Catholic feast days. During partition, long decades when the Poles could not speak freely, they learned the survival tactic of Aesopian double speak. People spoke of "Christ's crucifixion" and meant their own; they spoke of "freedom under God" and meant release from their oppressors. Wojtyla knew this subversive habit well, and he practiced artful symbolic dodge every Sunday at St. Florian's, his church in Krakow. When the cardinal spoke of "truth in everyday life" the congregation knew he meant both "Christ's truth" and the plain truth: all that wasn't a Communist lie. It was not a call to revolution, but it was a little expression of everyone's anger toward the regime, a little reminder that everyone clearly knew the difference between honesty and falsehood. As prosaic as this might seem in our outrageously expressive democracy, Wojtyla's words drew new people -- even those who weren't religious came to church as a way of casting their silent vote against the regime.

The Communists began to blunder crudely. In the late 70's, there were bloody clashes between workers and police after the government again raised food prices. Five priests disappeared in a short period of time. The police killed a popular student leader. Wojtyla became more and more outspoken, calling openly and concretely for the "right to freedom...an atmosphere of genuine freedom untrammeled...unthreatened; an atmosphere of inner freedom, of freedom from fearing what may befall me if I act this way or go to that place."

As a young man, Father Zieba was in the student opposition before he joined the Dominican order. He saw the student leader's death transform Wojtyla. "It focused him. That's when he stepped out from behind Wyszynski and started to make his official first statements." For the young Zieba, "the homilies during this period were so beautiful and moving that we typed them up and passed them around."

Father Bardeicki told us another story which powerfully suggests not only how visible Wojtyla was in those years, but also how well he knew it. Father Bardeicki decide to run an abbreviated account of a meeting between Polish Party Secretary Edward Gierek and Pope Paul VI in Rome. The Communists accused Wojtyla, as Tygodnik Powszechny's advisor, of censorship. People were outraged. The editorial staff gathered at the Archbishop's palace to discuss the situation. On the way home, Father Bardeicki was very badly beaten: he lost teeth; his nose was broken; if his attackers hadn't been surprised and fled, he might have been killed. When Wojtyla saw his injured, bandaged friend, he was silent for a moment. Then the Cardinal said, "You got that for me."

From the first day of his election, John Paul II's pontificate raised concern in Central Committee headquarters. The Canadian reporter, Eric Margolis, described it this way: "I was the first Western journalist inside the KGB headquarters in 1990. The generals told me that the Vatican and the Pope above all was regarded as their number one, most dangerous enemy in the world." Soon enough, people of all sorts--world leaders, clandestine dissidents and ordinary Catholics--sensed the Communists were impotent before the Polish Pope. In 1979, when John Paul II's plane landed at Okecie Airport, church bells ran throughout the country. He criss-crossed his beloved Poland, deluged by adoring crowds. He preached thirty-two sermons in nine days. Bogdan Szajkowski said it was, "A psychological earthquake, an opportunity for mass political catharsis..." The Poles who turned out by the millions looked around and saw they were not alone. They were a powerful multitude. The Pope spoke of human dignity, the right to religious freedom and a revolution of the spirit--not insurrection. The people listened. As George Wiegel observed, "It was a lesson in dignity, a national plebiscite, Poland's second baptism."

Our images of revolution are filled with blood-stained pictures: French aristocrats lined up against the Bastille wall; the Tsar's family executed in a cellar under cover of night; Mao's victims floating down the Yellow River. The romantic collective Polish psyche brims with images of violent, quixotic rebellions. They range from the futile uprisings of the 19th century to the calvary charging German tanks on horseback at the beginning of World War II. But the revolution launched by John Paul's return to Poland is one that conjures roads lined with weeping pilgrims, meadows of peaceful souls singing hymns, and most of all, of people swaying forward as one--reaching for the extraordinary man in white as he is borne through their midst. "What is the greatest, most unexpected event of the 20th century?" James Carroll asked in his interview with us. "Isn't it that the Soviet Empire was brought down non-violently? Isn't John Paul II's story part of it?"

Again and again, people told us that it was. John Paul II's 1979 trip was the fulcrum of revolution which led to the collapse of Communism. Timothy Garton Ash put it this way, "Without the Pope, no Solidarity. Without Solidarity, no Gorbachev. Without Gorbachev, no fall of Communism." (In fact, Gorbachev himself gave the Kremlin's long-term enemy this due, "It would have been impossible without the Pope.") It was not just the Pope's hagiographers who told us that his first pilgrimage was the turning point. Skeptics who felt Wojtyla was never a part of the resistance said everything changed as John Paul II brought his message across country to the Poles. And revolutionaries, jealous of their own, also look to the trip as the beginning of the end of Soviet rule.

It took time; it took the Pope's support from Rome--some of it financial; it took several more trips in 1983 and 1987. But the flame was lit. It would smolder and flicker before it burned from one end of Poland to the other. Millions of people spread the revolution, but it began with the Pope's trip home in 1979. As General Jaruzelski said, "That was the detonator."

VietCatholic

Đọc nhiều nhất Bản in 08.02.2010. 11:18