Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Truyền thông, những bất cập...
§ Thiên Phong
Năm 2010 này là Năm Thánh của Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 năm Hàng Giáo Phẩm. Nhưng các sự kiện gần đây cho thấy món quà mừng tuổi vàng mà Hàng Giáo Phẩm Việt Nam nhận được thật là phũ phàng, và nhiều người phải thốt lên rằng Giáo Hội Việt Nam chưa bao giờ điêu đứng như thế (vì chính mình bách hại mình). Thật đau. Mọi sự như rối tung lên. Nhặng xị! Và tất cả câu chuyện hầu như, gần hay xa, đều xoay quanh một nhân vật là Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Mới đây, ngày 14.5.2010, Đài RFA phỏng vấn Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh về sự kiện Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt từ chức, và vị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chỉ ra rằng sự xáo trộn chủ yếu là do truyền thông. Tôi tin rằng ngài muốn nói đến, trước hết, một số cơ quan truyền thông mang danh nghĩa Công Giáo. Nghĩa là truyền thông Công Giáo có vấn đề!
Từ khá lâu, tôi đã băn khoăn về một số vấn đề của truyền thông Công Giáo. Chẳng hạn, có khá nhiều lỗi biên tập (về chính tả, cú pháp, dùng từ...) do người viết hay người biên tập không làm việc đủ kỹ. Rõ ràng là khi người ta được ‘tự do’ in ấn hay photocopy sách vở, khi người ta có thể tạo ra một trang mạng hay gửi bài cho một trang mạng cách khá dễ dàng, thì. .. thượng vàng hạ cám! Chất lượng loại nào cũng có.
Nhưng nói cho cùng, hầu hết đó chỉ là những lỗi kỹ thuật, hoặc vì thiếu nhân sự, hoặc đôi khi do sơ sót chứ không phải luôn luôn vì cẩu thả. Điều khủng khiếp thật sự, đó là khi người ta làm truyền thông một cách phi đạo đức truyền thông (không thật, không công bằng), càng khủng khiếp hơn nữa khi truyền thông mang danh nghĩa Công Giáo mà lại tỏ ra hoàn toàn xa lạ với tinh thần Kitô giáo đích thực (không bác ái).
Đức Cha Nguyễn Chí Linh, trong bài phỏng vấn nói trên, hẳn là xót xa lắm khi ngài ghi nhận: “Giáo dân nói chung thì họ không nắm vấn đề lắm. Họ bị chi phối bởi truyền thông rất nhiều. Truyền thông có khi chỉ một chiều, ngay cả giới linh mục người ta cũng hoang mang, không biết thật hư như thế nào. Nó tạo ra sự phân hóa hay hình thức hận thù nào đó đối với những nhân vật đang còn phục vụ Giáo Hội Việt Nam.” Không chỉ nhiều giáo dân mà ngay cả linh mục cũng bị cuốn bởi truyền thông “có khi chỉ một chiều”! Vậy phải làm sao đây? Tôi cho rằng có ít nhất hai việc cần làm: Một là giáo dục truyền thông; hai là làm truyền thông.
Thứ nhất, Giáo Dục Truyền Thông (GDTT) là một môn học nằm trong chương trình trung học của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì hình như chưa từng có. Cách đây ít năm, Mạng Lưới Truyền Thông Á Châu có tổ chức tập huấn cho một số giáo sư từ các đại chủng viện Việt Nam, mà một trong các mục tiêu nhắm tới là đưa môn GDTT vào chương trình đại chủng viện. Nhưng cho tới nay điều này xem ra vẫn chưa thành hiện thực. Một cách cơ bản, môn GDTT dạy cho người ta biết cách làm chủ đối với truyền thông, biết cách nhìn thấy cái gì đằng sau khúc phim hay tấm hình, biết cách đọc được cái gì ở giữa hai dòng chữ...
Nhờ được trang bị ít nhất cách cơ bản về GDTT, người ta sẽ có khả năng cần thiết để khoanh vùng, bắt mạch và gọi tên các thông điệp đi vào tai hay mắt họ. Họ sẽ giảm thiểu hết sức tình trạng bị ‘thôi miên,’ bị kích động hay bị lừa bịp. Họ sẽ không “bị chi phối bởi truyền thông rất nhiều” như Đức Cha Nguyễn Chí Linh đã ghi nhận. Thiển nghĩ, bằng cách này hay cách khác, mối quan tâm mục vụ của chúng ta phải bao hàm việc GDTT cho các tín hữu thuộc mọi giới, vì dù muốn hay không, chúng ta cũng đang bơi trong một thế giới truyền thông ngồn ngộn.
Điều thứ hai cũng không kém quan trọng, đó là làm truyền thông. Dĩ nhiên, tôi muốn nói “làm truyền thông” trong tinh thần Kitô giáo. Chúng ta quá hiểu sức mạnh của truyền thông. Chúng ta hiểu rằng truyền thông là chuyện sinh tử. Chúng ta, là Kitô hữu, còn có sứ mạng ngôn sứ nữa. Mặt khác, ta lại đang sống trong một thế giới mà xem ra bất cứ ai cũng có thể nói bất cứ cái gì, với vô số phương tiện truyền thông sẵn có. Làm sao đây?
Ở đây có một nguyên tắc tạm gọi là nguyên tắc “ON-OFF.” Ta không thể “OFF” tức “tắt đài” những kênh truyền độc hại, thì ta phải “ON” tức “mở van” những kênh truyền khử độc. Đức Bênêđictô XVI gần đây đã không nhấn mạnh đến sứ mạng truyền thông Công Giáo đó sao? Thậm chí ngài còn khuyến khích các linh mục mạnh dạn làm những bloggers! Thiển nghĩ, trong thời gian vừa qua, nếu có nhiều bài viết, bản tin hướng dẫn dư luận cách lành mạnh đúng đắn đăng trên các trang mạng Công Giáo, thì những diễn biến xung quanh câu chuyện “Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt” đã bớt tệ hại hơn.
Mong thay!
Đọc nhiều nhất Bản in 16.05.2010. 19:33