Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Triển vọng Đức Giáo Hoàng đi thăm Việt Nam có thể gặp trở ngại do vấn đề sức khỏe

§ Trọng Nghĩa

RFI 9/12/2009 -- Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã đến Ý ngày 09/12/09, bắt đầu ba ngày công du, trong đó quan trọng nhất là cuộc hộI kiến với Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 tại Toà Thánh Vatican ngày 11/12/2009. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Minh Triết cũng sẽ thúc đẩy thêm quan hệ kinh tế, thương mại song phương với Ý.

nguyenMinh_benedict200_20091205%281%29Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, sẽ viếng thăm Ý, theo lời mời của Tổng Thống Ý Giorgio Napolitano, từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 này. Được biết Ý là quốc gia đầu tiên của chuyến công du của ông Nguyễn Minh Triết sang ba quốc gia là Ý, Tây Ban Nha và Slovakia từ 9 đến 18 tháng 12 năm 2009. Ông Nguyễn Minh Triết là Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên đến thăm Cộng hoà Ý. Trước đây hồi tháng giêng năm 2007  Thủ tướng Việt Nam cũng đã có dẫn đầu một phái đoàn cao cấp chính phủ đến viếng thăm Ý.

Lần này ông Nguyễn Minh Triết cũng dẫn một phái đoàn cao cấp Nhà nước Việt Nam đến thăm Ý. Một số lớn các doanh nhân Việt Nam trong các ngành nghề kinh tế, tài chính, sản xuất cũng sẽ cùng tháp tùng chuyến đi của Chủ tịch nước để viếng thăm và quan hệ với giới doanh nhân Ý. Mục tiêu của chuyến đi thăm lần này nhằm cũng cố và tăng cường quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Việt nam và Ý. Theo chương trình thì Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết sẽ có buổi gặp gỡ với Tổng Thống Ý, ông Giorgio Napolitano ở Roma và sau đó sẽ gặp gỡ với Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi ở Milano.

Ông Nguyễn Minh Triết và phái đoàn Nhà nước cùng các doanh nhân Việt Nam sẽ tham dự một buổi hội thảo về hợp tác kinh tế tài chính giữa hai nước do hội đoàn “Business Forum Italia-Vietnam” tổ chức ngay tại trụ sở của Hiệp hội doanh nhân Ý (Confindustria) tại Roma với dự hiện diện của Bộ Trưởng Phát triển kinh tế Ý, ông Claudio Scajola, vốn đã có đến viếng thăm Việt Nam hồi năm ngoái, và Bà Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Ý Emma Marcegaglia.

Sau đó ông Nguyễn Minh Triết cũng sẽ đi thăm một phiên hội chợ triển lãm ở Milano, nơi có gian hàng bày bán hàng Việt Nam, và sẽ có mặt cùng với một số kiều bào người Việt ở Ý trong một buổi giới thiệu trình diễn văn nghệ Việt Nam với công chúng ở Milano.

Quan hệ với Vatican

Trong chuyến thăm nước Ý lần này, một trong những buổi gặp gỡ quan trọng của ông Nguyễn Minh Triết, và được công luận quan tâm theo dõi, đó là buổi hội kiến với Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI.

Được biết trọng tâm của buổi gặp gỡ ở Toà Thánh Vatican là quá trình bình thường quá quan hệ song phương vốn đã được hai bên đánh giá là có rất nhiều tiến bộ, nhất là kể từ sau chuyến đi thăm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007. Hồi tháng hai năm nay, theo tin của  Chính phủ Việt Nam, hai bên đã bắt đầu có những buổi gặp gỡ bàn về “quan hệ song phương” giữa Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Quốc Cường và Thứ trưởng phụ trách đối ngoại Toà Thánh Hồng Y Pietro Parolin. Chắc chắn là đôi bên cũng sẽ có bàn bạc về vấn đề xử lý bất động sản vốn thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Việt Nam trước thời điểm 1975.

Dù rằng Vatican cũng có công nhận là quan hệ đôi bên có nhiều tiến bộ, nhưng dưới cặp mắt của Toà thánh vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng còn có nhiều giới hạn. Từ lâu trong Giáo hội cũng thường nói đến khả năng một chuyến công du của Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam, nhưng theo lời của Bộ Ngoại Giao Việt nam trước đây thì còn quá sớm để có thể nói đến chuyến công du nói trên. Nhưng cũng rất có thể là trước những cải thiện đạt được đến nay trong quan hệ song phương, lần này chính Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ chính thức ngỏ lời mời Đức Giáo Hoàng đến viếng thăm Việt Nam.

Nhưng theo tin từ Toà thánh, thì khó khăn lớn cho một chuyến đi sang Việt Nam của Đức giáo Hoàng không nằm trong lý do chính trị, mà chính là vấn đề tuổi tác của Đức Giáo Hoàng. Theo các cộng sự viên thân tín của Đức Giáo Hoàng, thì sang năm 2010 Benedetto XVI sẽ được 83 tuổi, với số tuổi cao niên như thế thì vấn đề tổ chức một chuyến công du xa đến tận vùng Đông Nam Á không phải là đơn giản. Chả thế mà theo tin từ Toà thánh thì trong năm 2010 đã lên lịch 4 chuyến công du của Đức Giáo Hoàng, nhưng tất cả chỉ lẩn quẩn trong khu vực Châu Âu và mỗi chuyến đi không quá 5 ngày.

Quan hệ kinh tế Việt Nam-Ý

Trong suốt quá trình thập niên 90 của thế kỷ vừa qua, so với các nước Tây Âu khác thì Ý có phần chậm trễ và giới hạn trong quá trình phát triển quan hệ kinh tế với các nước Châu Á, nhất là đối với Trung Quốc. Một phần là lịch sử của Ý không có quá trình thực dân lâu dài, dó đó doanh nhân Ý không có được tầm nhìn xa ra khỏi lục địa Châu Âu hay Bắc Phi, một phần là các chính phủ nhà nước Ý từ xưa đến nay không có một chiến lược rõ rệt nhằm hỗ trợ các doanh nhân Ý trong quá trình đương đầu với chương trình đàu tưu kinh tế tài chánh sang các nước Châu Á. Do đó, sau hơn một thập niên bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc, Ý là quốc gia Tây Âu có ít đầu tư nhất ở Trung Quốc và đang bị thiệt thòi so với các nước Tây Âu khác trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc.

Sau bài học Trung Quốc, Ý đã rút ra được kinh nghiệm và hiện nay Việt Nam đang là hướng đối tác kinh tế mà giới doanh nhân Ý đặt rất nhiều trọng tâm vào đó để tìm cách cứu vãn lại những thua thiệt ở Trung Quốc. Điển hình nhất là hồi năm ngoái tập đoàn xe gắn máy Piaggio (nổi tiếng với thương hiệu Vespa) đã mở một cơ sở lắp ráp xe gắn máy gần Hà Nội nhằm phục vụ thị trường Châu Á.

Đây là một trong những đầu tư lớn của Ý sang Việt Nam. Và trước khi lên đường sang thăm Ý, ông Nguyễn Minh Triết đã có một buổi gặp gỡ hồi hạ tuần tháng 11 vừa qua với Giám đốc tập đoàn Piaggio, ông Roberto Colaninno, qua đó ông Colaninno đã trình bày những thành tựu sản xuất ở Việt Nam và khẳng định những thành quả thu hoạch được mà tập đoàn Piaggio đã đặt ra khi bắt đầu đầu tư vào Việt Nam.

Được biết là trong năm 2008 kim ngạch trao đổi thương mãi song phương giữa hai nước đạt được 1.7 tỉ đô-la với mức phát triển khoảng 20-30 % so với năm trước. Tính đến tháng 12 năm 2008, Ý đã có 28 dự án đầu tư lớn vào Việt Nam với tổng số là 114 triệu đô-la và Ý đứng hàng thứ 33 trong 81 quốc gia có đầu tư ở Việt Nam.

Trọng Nghĩa

Đọc nhiều nhất Bản in 11.12.2009. 02:26