Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Tòa Khâm Sứ ngày 25.01.2008: Một ngày lịch sử sang trang
§ VietCatholic
VietCatholic News (Thứ Sáu 25/01/2008 19:45)
Tòa Khâm Sứ ngày 25.01.2008: Một ngày lịch sử sang trang
Nhật ký Nhóm phóng viên VietCatholic
CẢNH 1:
Chúng tôi có mặt lúc 7 h 45’. Các phóng viên của AP, AFP, và UCAN cũng có mặt. AP hùng hậu nhất với ba người cho cả báo ảnh và báo viết và truyền hình.
Các ngã ba ngã tư trên các con đường đổ về Toà Giám Mục cảnh sát vàng xanh đông bất ngờ. Đầu phố và cuối phố là mấy chiếc xe càn. Một xe cảnh sát 113 đậu ngay gần cổng Toà Giám Mục. Hễ có xe nào dừng lập tức cảnh sát thúc ép phải đi ngay.
Từng nhóm cảnh sát trật tự đi hai bên lề đường. Các nhân viên an ninh mang thường phục cũng tràn ngập khu vực trước Toà Khâm Sứ và trong Toà Giám Mục để nghe ngóng và giám sát giáo dân.
Trong khu vực Toà Giám Mục-Nhà Thờ Lớn không khí từng bừng của ngày hội lớn. Một đoàn nào đấy rước quà cáp có cả một con lợn quay thò đầu ra tiến vào nhà Đức Hồng Y trông đến vui.
Lúc đấy khoảng 9 giờ sáng. Một loạt cồng chiêng âm vang dạo đầu. Rồi một đợt trống nổi dồn dập. Sau đó là tiếng kèn xung trận đầy khí thế với bài: Tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam…
Tôi quay ra thì thấy đoàn cồng chiêng của Mường Riệc, rồi đội trống Nội Hồ, Thạch Bích, rồi đoàn kèn đồng của Thượng Thụy và Hàm Long. Cả ba khối đều mặc đồng phục trông thật bắt mắt và hoành tráng. Phía sau là cả một đoàn người đông đảo gồm các linh mục tu sĩ và giáo dân trở về đây từ nhiều tỉnh thành trong ngoài giáo phận.
Đoàn người tiến bước đầy khí thế. Tiếng bước trong lời ca tiếng hát thi vị. Thoáng chốc con phố đã biến thành nhà thờ. Lời kinh tiếng hát, nhịp trống, điệu kèn cứ lần lượt vang lên mênh mông theo sự hướng dẫn của linh mục chủ sự.
Từng lớp trong khối người đông đảo trên phố ra vào tiến lui rất nhịp nhàng. Khi nhóm này dừng thì nhóm kia tiến. Nhóm này rẽ hai bên thì nhóm kia đi ở giữa. Nhóm này kết thúc thì nhóm kia bắt đầu. Không có bất cứ một sự mất trật tự nào. Chỉ thấy nơi đoàn người đông đảo vừa mới kết nhóm kia một sự hài hoà, thành tín đáng khâm phục.
CẢNH 2:
Khoảng 9 h 30’ chúng tôi theo đoàn người trở về bên phần sân Toà Giám Mục. Khoảng 9 h 45 đoàn rước bắt đầu tiến ra nhà thờ. Giáo dân đứng bên ngoài không đông lắm. Có lẽ do trời quá rét.
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse, nhân vật trung tâm của buổi lễ hôm nay, dù tuổi cao sức yếu, tưởng chừng không ra tham dự được vậy mà cũng thấy ngài phẩm phục oai phong ngự trên toà nơi gian cung thánh ngay từ đầu chí cuối thánh lễ. Đôi mắt vẫn tinh anh.
Chúng tôi thấy hiếm có cuộc lễ nào nhiều giám mục và linh mục đến vậy. Có mười hai Đức Cha, khoảng 130 linh mục và khoảng hơn 2000 giáo dân. Số linh mục đến chủ yếu từ hai giáo phận Bắc Ninh và Hà Nội. Có cả Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn cũng có mặt. Phải thôi. SG-HN phải nối với nhau trong lúc khó khăn và đau khổ, vui mừng và hy vọng này.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn chủ tế. Đức Giám Mục Cao Bằng-Lạng Sơn giảng lễ. Một thánh lễ trọng thể, thật cảm động. ấm áp tình nghĩa gia đình. Làm sao kể hết các tình cảm tốt đẹp của các thành phần dân Chúa bày tỏ đối với vị chủ chăn đáng kính của mình.
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse nói về mình rằng ngài chỉ là một con người bé mọn, được Chúa thương cắt nhắc lên hàng tư tế, trao cho những trao cho những trọng trách trong Giáo Hội vượt quá khả năng của mình. Rằng bản thân ngài luôn cố gắng hoàn thành sứ vụ của một tông đồ, nhưng vì là con người cho nên không thể không có khiếm khuyêt, do đó xin mọi người cầu nguyện và lượng thứ cho ngài.
Người ta nói về Đức Hồng Y rằng ngài là người cha nhân hậu, mục tử tốt lành, người thầy gương mẫu, bề trên thánh thiện, luôn tin ở tình yêu Thiên Chúa. Người ta nói ngài là chứng nhân lịch sử, là vị lãnh đạo tài ba và khôn ngoan ở Miền Bắc đau thương này trong hơn nửa thế kỷ qua. Người ta nói Ngài là quà tặng quí giá Chúa ban cho Giáo Hội.
Kết thúc một linh mục nói đại ý rằng: Chúng ta hãy noi gương ngài. Chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi trở về Hà Nội làm Tổng Giám Mục ngài đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng xin lại khu nhà đất của Toà Giám Mục vốn trước đây dùng làm Toà Khâm Sứ mà nay đang bị các cơ quan chiếm dụng bất công. Giờ đây chúng ta hãy làm cho nguyện ước của ngài được thành sự. Chúng ta hãy tiến ra cầu nguyện ở bên Toà Khâm Sứ ngay bây giờ và sau bữa ăn trưa.
CẢNH 3
Thế là phiên cầu nguyện thứ hai bắt đầu. Trời mưa lạnh. Đoàn người vẫn đầu trần tiến bước dưới mưa trong tiếng hát, tiếng kèn, tiếng trống. Lúc ấy khoảng 11 h 30.
Ngay khi đoàn rước vừa tới khu vực Toà Khâm Sứ chúng tôi thấy có một số tiếng ồ lên, rồi tiếp theo là những tiếng la ó mà những lời hát thánh ca phát ra từ máy phóng thanh không làm át đi được.
Hoá ra là một chị người Mường đang trèo lên hàng rào. Rồi một người trao hoa cho chị. Rồi chị ôm bó hoa chạy vào dâng Đức Mẹ Sầu Bi. Lập tức hơn một chục bảo vệ mà chúng tôi tin là có cả các công an giả dạng thường dân đứng bên trong hung hăng sáp lại vồ lấy như một bầy hổ trong chuồng thấy con mồi được ném vào.
Một màn rượt đuổi và chụp bắt ngoạn mục. (Xem phần video chúng tôi quay được đã phát từ sớm trên mạng) Họ lôi kéo chị và giằng co với chị. Họ giữ chị. Chị cứ vùng ra. Họ lôi chị đi ra. Chị cứ ghì người lại. Họ đẩy chị lùi lại. Chị cứ tiến lên. Mấy cô gái chắc là mấy nữ công an hình sự còn hung hăng hơn cả mấy anh mang đồng phục bảo vệ có những hành động khống chế nặng tay với chị.
Cả hàng nghìn người nghẹt thở trong lời hát.
Nếu người chị em mình bị hành hạ như thế mà cứ đứng nhìn và hát thánh ca thì thật là bất nhân chứ đừng nói là thiếu bác ái. Một số người phản đối. Các bà trước nhất.
Cùng lúc ấy một người khác nhảy vào chia lửa. Một thanh niên. Anh cầm máy quay phim nhảy tường rào leo vào quay cảnh đuổi bắt. Lập tức các nhân viên bên trong buông chị phụ nữ và quay về bắt giữ anh thanh niên.
Lôi kéo giằng co dữ dội (Xem băng video chúng tôi quay được từ xa) Gần một chục nhân viên nam nữ lôi anh về phía quán phở. Ở đấy có ngôi nhà nhỏ và một lối đi nhỏ. Họ tống anh vào đó. Không thấy họ trở lại. Thế là đủ biết họ đang đánh anh ở bên trong.
Có một số linh mục chạy ngược phố tiến vào lối đi nhỏ bên trong quán phở cùng một số giáo dân. Chúng tôi bám theo. Chúng tôi thấy có tiếng la hét bên trong. Chúng tôi biết là có đánh người. Các linh mục và giáo dân yêu cầu bảo vệ bên trong thả người. “Các anh không cho người ta cắm hoa, thì thả người ta ra. Không được giữ người. Không được đánh người!”.
Một anh bảo vệ đứng bên trong cửa cứ làm thinh. Bà con bắt đầu đập cánh cửa sát nhỏ. Nhưng nó quá vững.
Tức thì một người chạy ra bên ngoài đi tìm micro kêu gọi can thiệp. Một lát sau chúng tôi thấy trên loa phóng thanh kêu gọi: “Xin cộng đoàn chúng ta dừng đọc kinh. Yêu cầu các nhân viên bên trong thả người của chúng tôi ra. Phản đối hành vi bắt giữ người. Phản đối hành vi đánh người. Phản đối!”.
Tiếng loa phóng thanh yêu cầu trả người liên tục lập đi lập lại yêu cầu. Vẫn không thấy anh thanh niên bị bắt và các nhân viên bảo về trở lại ra sân.
Cả cộng đoàn đứng bên hàng rào sắt bắt đầu lay hàng rào. Hàng rào đung đưa dữ dội như hàng cây bị gió bão quật mạnh. Chúng tôi có cảm giác nó sắp đổ sập đến nơi.
Nhiều người nam nữ bắt đầu tiếp tục vượt qua hàng rào vào giải cứu anh thanh niên và bảo vệ chị phụ nữ.
Các nhân viên bảo vệ bắt giữ và tấn công một số người khác nữa.
Tiếng loa phóng thanh tiếp tục lập lại yêu cầu trả người: Xin trả người của chúng tôi. Chúng tôi chưa thấy các người bị đánh được thả ra và đưa về phía cổng Toà Giám Muc.
Đến lúc này các nhân viên bảo vệ dong anh thanh niên bị bắt trở lại hàng rào. Theo sau là cả một đoàn người đông đảo. Hoá ra là khi áp lực thả người từ loa phóng thanh, từ sự im lặng của cộng đoàn, các nhân viên bảo vệ tính đưa anh thanh niên qua cửa phụ phía quán phở, nhưng khi mở ra thì trong ngõ tràn vào.
Các nhân viên bảo vệ tính buộc anh thanh niên trèo qua hàng rào ra ngoài. Nhưng lúc này đã quá muộn. Thấy anh thanh niên còn bị giữ, diễu hành trước mặt cả nghìn người, hàng trăm người khác ồ ạt vượt rào chạy vào.
Loa phóng thanh tiếp tục yêu cầu trả người.
Loa phóng thanh kêu gọi đưa các nạn nhân về phía phòng trực Toà Giám Mục.
Loa phóng thanh kêu gọi y tá trợ giúp.
Loa phóng thanh kêu gọi tìm xe cứu thương.
Cả nghìn người vô cùng phẫn uất.
Rất nhiều tiếng hô, tiếng thét nổi lên.
Hàng trăm người bất chấp nguy hiểm, không kìm được cơn phẫn uất dồn nén, đã vượt ra tràn vào. Họ giải thoát được anh thanh niên bị đánh và mấy chị phụ nữ.
Một số người lao thẳng đến chỗ Đức Mẹ cầu nguyện. Một số giật phắt các bảng hiệu gắn trên tường Toà Khâm Sứ. Một số muốn xô cửa xông vào bên trong toà nhà. Một số cãi cọ với các nhân viên bên trong.
Lại thấy loa phóng thanh kêu gọi mọi người kiềm chế: “Xin cộng đoàn giáo dân bình tĩnh. Xin cộng đoàn kiềm chế. Xin không có các hành vi bạo lực. Xin gìn giữ không xúc phạm đến các tài sản của Giáo Hội”
Các nhân viên bảo vệ mau chóng tự động giải tán. Các nhân viên của các cơ quan bên trong không dám đứng nhìn đắc thắng ngạo nghễ như lúc đầu. Họ rút vào bên trong hai toà nhà khoá cửa cố thủ.
“Vỡ trận”.
Cộng đoàn tràn vào sân tiến đến chỗ tượng Đức Mẹ và cầu nguyện. Các nữ tu thuộc số những người nhanh chân nhất, vì họ đã quen lối vào phía quán phở.
Đoàn kèn trống của Hàm Long và Thượng Thụy cũng đã vào được. Họ mau chóng nhập đội hình và “tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam…” lại bắt đầu.
Được cổ vũ bởi tiếng kèn hùng tráng, bên ngoài, đoàn người đông đảo vẫn bám sát bờ rào và tiếp tục lung lay dữ dội.
Cũng khi ấy chúng tôi thấy một số giáo dân khiêng ở đâu ra toà nhà khâm
sứ một cây thánh giá sắt khá lớn. Trông dung nhan vóc dáng chúng tôi
đoán không phải người ở Hà Nội. (Xin xem hình chúng tôi chụp được đã công bố).
Ngay khi cây thánh giá được khiêng đến cổng chính Toà Khâm Sứ, thì cánh cổng sắt đổ sập. Đoàn người công kênh thánh giá tiến vào. Trong nháy mắt thánh giá đã được dựng lên. Không phải chỉ bằng gạch đá bê tông cốt thép mà trước nhất và trên hết là bằng niềm tin. (Xin xem đoạn phim chúng tôi quay được).
Lúc ấy khoảng 12 h 30, ngày thứ sáu 25.01.2008 lịch sử.
CẢNH 4
Khoảng 20 h tối chúng tôi thấy Cha xứ Nhà thờ Chính toà ra thăm hiện trường và cầu nguyện cùng cộng đoàn.
Khoảng 21 h tối qua 25.01 hàng trăm giáo dân vẫn cầu nguyện trong Toà Khâm Sứ. Họ đến từ khắp các giáo xứ trong thành phố. Ba lều bạt được dựng tạm trước tượng Đức Mẹ bên gốc đa.
Công an tụ tập ở căn nhà 33 phố Nhà Chung và trong phòng bảo vệ của Toà Khâm Sứ. Một số sinh sự lôi thôi. Một số thanh niên lạ mặt đến sinh sự và đánh một số người canh thức cầu nguyện.
Giáo dân tập trung cầu nguyện đông. Khoảng 21 h đêm mọi người ra về dần. Trời mưa rét, chúng tôi thấy một số chị em và một số thanh niên sinh viên Công giáo kéo nhau đến canh thức và cầu nguyện bên Đức Mẹ.
Một đêm canh thức trong rét buốt nhưng tâm hồn đầy quả cảm
Khoảng 22 giờ có khoảng 20 chục giáo dân, không kể nữ tu và nam tu, canh thức tại hiện trường sân Toà Khâm Sứ.
Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội cũng hiện diện và trợ giúp giáo dân canh thức bên Toà Khâm Sứ.
Công an đến sinh sự và đòi giải tán, nhưng giáo dân và nam nữ tu sĩ phản đối, gần 23 giờ đêm chúng tôi còn thấy một nhóm sinh viên công giáo đến canh thức và ngủ đêm tại hiện trường.
Gần 100 người gồm các bà các chị xa quê, các sinh viên, các nữ tu đã canh thức trọn đem. Sáng nay, 26 01.2008, lúc 6 h 30 các giáo dân nam nữ đã ra về bình an. Một nhóm giáo dân khác vừa đến hiện trường cầu nguyện tiếp.
Có mặt ở hiện trường sáng sớm hôm nay, chúng tôi thấy người ta nhắn tin và kêu gọi như sau:
"Xin anh chị em nào có công việc gì ra khỏi nhà nên ghé qua chỗ chúng tôi cầu nguyện và chia sẻ cho vui. Cũng nên biết đêm rồi chăn màn chỉ đủ cho hơn hai chục người. Thiếu chăn màn và thảm nghiêm trọng. Cả phản gỗ nữa. Xin anh chị em nào có hãy mau chở đến chia sẻ với chúng tôi. Mình tự động bảo nhau mang đến. Kẻo rồi ai đó lại đổ ấn cho Toà Giám Mục và cho các cha rằng các vị này tổ chức. Giáo dân chúng ta đã trưởng thành rồi. Chúng ta tự định liệu lấy phần việc chúng ta thấy và chúng ta có thể. Xin cám ơn".
Nhật ký Nhóm phóng viên VietCatholic
CẢNH 1:
Chúng tôi có mặt lúc 7 h 45’. Các phóng viên của AP, AFP, và UCAN cũng có mặt. AP hùng hậu nhất với ba người cho cả báo ảnh và báo viết và truyền hình.
Các ngã ba ngã tư trên các con đường đổ về Toà Giám Mục cảnh sát vàng xanh đông bất ngờ. Đầu phố và cuối phố là mấy chiếc xe càn. Một xe cảnh sát 113 đậu ngay gần cổng Toà Giám Mục. Hễ có xe nào dừng lập tức cảnh sát thúc ép phải đi ngay.
Từng nhóm cảnh sát trật tự đi hai bên lề đường. Các nhân viên an ninh mang thường phục cũng tràn ngập khu vực trước Toà Khâm Sứ và trong Toà Giám Mục để nghe ngóng và giám sát giáo dân.
Trong khu vực Toà Giám Mục-Nhà Thờ Lớn không khí từng bừng của ngày hội lớn. Một đoàn nào đấy rước quà cáp có cả một con lợn quay thò đầu ra tiến vào nhà Đức Hồng Y trông đến vui.
Lúc đấy khoảng 9 giờ sáng. Một loạt cồng chiêng âm vang dạo đầu. Rồi một đợt trống nổi dồn dập. Sau đó là tiếng kèn xung trận đầy khí thế với bài: Tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam…
Tôi quay ra thì thấy đoàn cồng chiêng của Mường Riệc, rồi đội trống Nội Hồ, Thạch Bích, rồi đoàn kèn đồng của Thượng Thụy và Hàm Long. Cả ba khối đều mặc đồng phục trông thật bắt mắt và hoành tráng. Phía sau là cả một đoàn người đông đảo gồm các linh mục tu sĩ và giáo dân trở về đây từ nhiều tỉnh thành trong ngoài giáo phận.
Đoàn người tiến bước đầy khí thế. Tiếng bước trong lời ca tiếng hát thi vị. Thoáng chốc con phố đã biến thành nhà thờ. Lời kinh tiếng hát, nhịp trống, điệu kèn cứ lần lượt vang lên mênh mông theo sự hướng dẫn của linh mục chủ sự.
Từng lớp trong khối người đông đảo trên phố ra vào tiến lui rất nhịp nhàng. Khi nhóm này dừng thì nhóm kia tiến. Nhóm này rẽ hai bên thì nhóm kia đi ở giữa. Nhóm này kết thúc thì nhóm kia bắt đầu. Không có bất cứ một sự mất trật tự nào. Chỉ thấy nơi đoàn người đông đảo vừa mới kết nhóm kia một sự hài hoà, thành tín đáng khâm phục.
CẢNH 2:
Khoảng 9 h 30’ chúng tôi theo đoàn người trở về bên phần sân Toà Giám Mục. Khoảng 9 h 45 đoàn rước bắt đầu tiến ra nhà thờ. Giáo dân đứng bên ngoài không đông lắm. Có lẽ do trời quá rét.
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse, nhân vật trung tâm của buổi lễ hôm nay, dù tuổi cao sức yếu, tưởng chừng không ra tham dự được vậy mà cũng thấy ngài phẩm phục oai phong ngự trên toà nơi gian cung thánh ngay từ đầu chí cuối thánh lễ. Đôi mắt vẫn tinh anh.
Chúng tôi thấy hiếm có cuộc lễ nào nhiều giám mục và linh mục đến vậy. Có mười hai Đức Cha, khoảng 130 linh mục và khoảng hơn 2000 giáo dân. Số linh mục đến chủ yếu từ hai giáo phận Bắc Ninh và Hà Nội. Có cả Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn cũng có mặt. Phải thôi. SG-HN phải nối với nhau trong lúc khó khăn và đau khổ, vui mừng và hy vọng này.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn chủ tế. Đức Giám Mục Cao Bằng-Lạng Sơn giảng lễ. Một thánh lễ trọng thể, thật cảm động. ấm áp tình nghĩa gia đình. Làm sao kể hết các tình cảm tốt đẹp của các thành phần dân Chúa bày tỏ đối với vị chủ chăn đáng kính của mình.
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse nói về mình rằng ngài chỉ là một con người bé mọn, được Chúa thương cắt nhắc lên hàng tư tế, trao cho những trao cho những trọng trách trong Giáo Hội vượt quá khả năng của mình. Rằng bản thân ngài luôn cố gắng hoàn thành sứ vụ của một tông đồ, nhưng vì là con người cho nên không thể không có khiếm khuyêt, do đó xin mọi người cầu nguyện và lượng thứ cho ngài.
Người ta nói về Đức Hồng Y rằng ngài là người cha nhân hậu, mục tử tốt lành, người thầy gương mẫu, bề trên thánh thiện, luôn tin ở tình yêu Thiên Chúa. Người ta nói ngài là chứng nhân lịch sử, là vị lãnh đạo tài ba và khôn ngoan ở Miền Bắc đau thương này trong hơn nửa thế kỷ qua. Người ta nói Ngài là quà tặng quí giá Chúa ban cho Giáo Hội.
Kết thúc một linh mục nói đại ý rằng: Chúng ta hãy noi gương ngài. Chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi trở về Hà Nội làm Tổng Giám Mục ngài đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng xin lại khu nhà đất của Toà Giám Mục vốn trước đây dùng làm Toà Khâm Sứ mà nay đang bị các cơ quan chiếm dụng bất công. Giờ đây chúng ta hãy làm cho nguyện ước của ngài được thành sự. Chúng ta hãy tiến ra cầu nguyện ở bên Toà Khâm Sứ ngay bây giờ và sau bữa ăn trưa.
CẢNH 3
Thế là phiên cầu nguyện thứ hai bắt đầu. Trời mưa lạnh. Đoàn người vẫn đầu trần tiến bước dưới mưa trong tiếng hát, tiếng kèn, tiếng trống. Lúc ấy khoảng 11 h 30.
Ngay khi đoàn rước vừa tới khu vực Toà Khâm Sứ chúng tôi thấy có một số tiếng ồ lên, rồi tiếp theo là những tiếng la ó mà những lời hát thánh ca phát ra từ máy phóng thanh không làm át đi được.
Hoá ra là một chị người Mường đang trèo lên hàng rào. Rồi một người trao hoa cho chị. Rồi chị ôm bó hoa chạy vào dâng Đức Mẹ Sầu Bi. Lập tức hơn một chục bảo vệ mà chúng tôi tin là có cả các công an giả dạng thường dân đứng bên trong hung hăng sáp lại vồ lấy như một bầy hổ trong chuồng thấy con mồi được ném vào.
Một màn rượt đuổi và chụp bắt ngoạn mục. (Xem phần video chúng tôi quay được đã phát từ sớm trên mạng) Họ lôi kéo chị và giằng co với chị. Họ giữ chị. Chị cứ vùng ra. Họ lôi chị đi ra. Chị cứ ghì người lại. Họ đẩy chị lùi lại. Chị cứ tiến lên. Mấy cô gái chắc là mấy nữ công an hình sự còn hung hăng hơn cả mấy anh mang đồng phục bảo vệ có những hành động khống chế nặng tay với chị.
Cả hàng nghìn người nghẹt thở trong lời hát.
Nếu người chị em mình bị hành hạ như thế mà cứ đứng nhìn và hát thánh ca thì thật là bất nhân chứ đừng nói là thiếu bác ái. Một số người phản đối. Các bà trước nhất.
Cùng lúc ấy một người khác nhảy vào chia lửa. Một thanh niên. Anh cầm máy quay phim nhảy tường rào leo vào quay cảnh đuổi bắt. Lập tức các nhân viên bên trong buông chị phụ nữ và quay về bắt giữ anh thanh niên.
Lôi kéo giằng co dữ dội (Xem băng video chúng tôi quay được từ xa) Gần một chục nhân viên nam nữ lôi anh về phía quán phở. Ở đấy có ngôi nhà nhỏ và một lối đi nhỏ. Họ tống anh vào đó. Không thấy họ trở lại. Thế là đủ biết họ đang đánh anh ở bên trong.
Có một số linh mục chạy ngược phố tiến vào lối đi nhỏ bên trong quán phở cùng một số giáo dân. Chúng tôi bám theo. Chúng tôi thấy có tiếng la hét bên trong. Chúng tôi biết là có đánh người. Các linh mục và giáo dân yêu cầu bảo vệ bên trong thả người. “Các anh không cho người ta cắm hoa, thì thả người ta ra. Không được giữ người. Không được đánh người!”.
Một anh bảo vệ đứng bên trong cửa cứ làm thinh. Bà con bắt đầu đập cánh cửa sát nhỏ. Nhưng nó quá vững.
Tức thì một người chạy ra bên ngoài đi tìm micro kêu gọi can thiệp. Một lát sau chúng tôi thấy trên loa phóng thanh kêu gọi: “Xin cộng đoàn chúng ta dừng đọc kinh. Yêu cầu các nhân viên bên trong thả người của chúng tôi ra. Phản đối hành vi bắt giữ người. Phản đối hành vi đánh người. Phản đối!”.
Tiếng loa phóng thanh yêu cầu trả người liên tục lập đi lập lại yêu cầu. Vẫn không thấy anh thanh niên bị bắt và các nhân viên bảo về trở lại ra sân.
Cả cộng đoàn đứng bên hàng rào sắt bắt đầu lay hàng rào. Hàng rào đung đưa dữ dội như hàng cây bị gió bão quật mạnh. Chúng tôi có cảm giác nó sắp đổ sập đến nơi.
Nhiều người nam nữ bắt đầu tiếp tục vượt qua hàng rào vào giải cứu anh thanh niên và bảo vệ chị phụ nữ.
Các nhân viên bảo vệ bắt giữ và tấn công một số người khác nữa.
Tiếng loa phóng thanh tiếp tục lập lại yêu cầu trả người: Xin trả người của chúng tôi. Chúng tôi chưa thấy các người bị đánh được thả ra và đưa về phía cổng Toà Giám Muc.
Đến lúc này các nhân viên bảo vệ dong anh thanh niên bị bắt trở lại hàng rào. Theo sau là cả một đoàn người đông đảo. Hoá ra là khi áp lực thả người từ loa phóng thanh, từ sự im lặng của cộng đoàn, các nhân viên bảo vệ tính đưa anh thanh niên qua cửa phụ phía quán phở, nhưng khi mở ra thì trong ngõ tràn vào.
Các nhân viên bảo vệ tính buộc anh thanh niên trèo qua hàng rào ra ngoài. Nhưng lúc này đã quá muộn. Thấy anh thanh niên còn bị giữ, diễu hành trước mặt cả nghìn người, hàng trăm người khác ồ ạt vượt rào chạy vào.
Loa phóng thanh tiếp tục yêu cầu trả người.
Loa phóng thanh kêu gọi đưa các nạn nhân về phía phòng trực Toà Giám Mục.
Loa phóng thanh kêu gọi y tá trợ giúp.
Loa phóng thanh kêu gọi tìm xe cứu thương.
Cả nghìn người vô cùng phẫn uất.
Rất nhiều tiếng hô, tiếng thét nổi lên.
Hàng trăm người bất chấp nguy hiểm, không kìm được cơn phẫn uất dồn nén, đã vượt ra tràn vào. Họ giải thoát được anh thanh niên bị đánh và mấy chị phụ nữ.
Một số người lao thẳng đến chỗ Đức Mẹ cầu nguyện. Một số giật phắt các bảng hiệu gắn trên tường Toà Khâm Sứ. Một số muốn xô cửa xông vào bên trong toà nhà. Một số cãi cọ với các nhân viên bên trong.
Lại thấy loa phóng thanh kêu gọi mọi người kiềm chế: “Xin cộng đoàn giáo dân bình tĩnh. Xin cộng đoàn kiềm chế. Xin không có các hành vi bạo lực. Xin gìn giữ không xúc phạm đến các tài sản của Giáo Hội”
Các nhân viên bảo vệ mau chóng tự động giải tán. Các nhân viên của các cơ quan bên trong không dám đứng nhìn đắc thắng ngạo nghễ như lúc đầu. Họ rút vào bên trong hai toà nhà khoá cửa cố thủ.
“Vỡ trận”.
Cộng đoàn tràn vào sân tiến đến chỗ tượng Đức Mẹ và cầu nguyện. Các nữ tu thuộc số những người nhanh chân nhất, vì họ đã quen lối vào phía quán phở.
Đoàn kèn trống của Hàm Long và Thượng Thụy cũng đã vào được. Họ mau chóng nhập đội hình và “tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam…” lại bắt đầu.
Được cổ vũ bởi tiếng kèn hùng tráng, bên ngoài, đoàn người đông đảo vẫn bám sát bờ rào và tiếp tục lung lay dữ dội.
Giáo dân Hà Nội dựng Thánh Giá tại Tòa Khâm Sứ |
Ngay khi cây thánh giá được khiêng đến cổng chính Toà Khâm Sứ, thì cánh cổng sắt đổ sập. Đoàn người công kênh thánh giá tiến vào. Trong nháy mắt thánh giá đã được dựng lên. Không phải chỉ bằng gạch đá bê tông cốt thép mà trước nhất và trên hết là bằng niềm tin. (Xin xem đoạn phim chúng tôi quay được).
Lúc ấy khoảng 12 h 30, ngày thứ sáu 25.01.2008 lịch sử.
CẢNH 4
Khoảng 20 h tối chúng tôi thấy Cha xứ Nhà thờ Chính toà ra thăm hiện trường và cầu nguyện cùng cộng đoàn.
Khoảng 21 h tối qua 25.01 hàng trăm giáo dân vẫn cầu nguyện trong Toà Khâm Sứ. Họ đến từ khắp các giáo xứ trong thành phố. Ba lều bạt được dựng tạm trước tượng Đức Mẹ bên gốc đa.
Công an tụ tập ở căn nhà 33 phố Nhà Chung và trong phòng bảo vệ của Toà Khâm Sứ. Một số sinh sự lôi thôi. Một số thanh niên lạ mặt đến sinh sự và đánh một số người canh thức cầu nguyện.
Giáo dân tập trung cầu nguyện đông. Khoảng 21 h đêm mọi người ra về dần. Trời mưa rét, chúng tôi thấy một số chị em và một số thanh niên sinh viên Công giáo kéo nhau đến canh thức và cầu nguyện bên Đức Mẹ.
Một đêm canh thức trong rét buốt nhưng tâm hồn đầy quả cảm
Khoảng 22 giờ có khoảng 20 chục giáo dân, không kể nữ tu và nam tu, canh thức tại hiện trường sân Toà Khâm Sứ.
Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội cũng hiện diện và trợ giúp giáo dân canh thức bên Toà Khâm Sứ.
Công an đến sinh sự và đòi giải tán, nhưng giáo dân và nam nữ tu sĩ phản đối, gần 23 giờ đêm chúng tôi còn thấy một nhóm sinh viên công giáo đến canh thức và ngủ đêm tại hiện trường.
Gần 100 người gồm các bà các chị xa quê, các sinh viên, các nữ tu đã canh thức trọn đem. Sáng nay, 26 01.2008, lúc 6 h 30 các giáo dân nam nữ đã ra về bình an. Một nhóm giáo dân khác vừa đến hiện trường cầu nguyện tiếp.
Có mặt ở hiện trường sáng sớm hôm nay, chúng tôi thấy người ta nhắn tin và kêu gọi như sau:
"Xin anh chị em nào có công việc gì ra khỏi nhà nên ghé qua chỗ chúng tôi cầu nguyện và chia sẻ cho vui. Cũng nên biết đêm rồi chăn màn chỉ đủ cho hơn hai chục người. Thiếu chăn màn và thảm nghiêm trọng. Cả phản gỗ nữa. Xin anh chị em nào có hãy mau chở đến chia sẻ với chúng tôi. Mình tự động bảo nhau mang đến. Kẻo rồi ai đó lại đổ ấn cho Toà Giám Mục và cho các cha rằng các vị này tổ chức. Giáo dân chúng ta đã trưởng thành rồi. Chúng ta tự định liệu lấy phần việc chúng ta thấy và chúng ta có thể. Xin cám ơn".
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 26.01.2008. 06:51