Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Thánh giá: đỉnh điểm của Tình yêu và Tha thứ
§ Lm Giuse Vũ Tiến Tặng
Đối với các Kitô hữu, Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với đời sống đức tin. Sở dĩ người tín hữu suy tôn Thánh Giá bởi vì Thánh Giá là dấu chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Thánh Giá giúp các Kitô hữu suy ngẫm màu nhiệm cứu chuộc được thực hiện nơi Đức Giêsu. Ngài đã dẫn đưa nhân loại băng qua con đường thập giá để bước vào cõi sống vinh quang Thiên Quốc. Thánh Giá là cây đem lại sự sống trường sinh.
1. Dấu Thánh Giá: lời tuyên xưng đức tin
Ngày gia nhập đạo Công Giáo, các tín hữu được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Ngay từ lúc được đón nhận vào đại gia đình Giáo Hội, ứng viên chuẩn bị lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo được khắc ghi trên trán dấu ấn Thánh Giá. Tiếp theo, vị thừa tác viên đổ nước trên đầu kẻ lãnh nhận bí tích Rửa Tội, nêu tên và đọc rằng: “Maria, cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen ”. Nhờ đó, người lãnh nhận bí tích này được sinh ra trong đức tin Kitô giáo để trở thành con cái Thiên Chúa, trở nên thân thể của Đức Kitô và được mang trong mình mầm sống vĩnh cửu.
Khi cầu nguyện, hoặc tham gia các buổi cử hành phụng vụ, người tín hữu làm dấu Thánh Giá trên mình. Dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng đức tin của người Kitô hữu. Họ tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Họ tin kính Thiên Chúa là Cha, Đấng dựng nên trời đất vũ trụ con người và muôn loài muôn vật; là Con, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chia sẻ thân phận làm người để chứu cuộc nhân loại; và là Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến để bào chữa ủi an và ban sức mạnh cho các Kitô hữu cũng như để thánh hóa, canh tân bộ mặt trái đất.
Ngoài ra, trước mỗi bữa ăn, người Công Giáo còn làm Dấu Thánh Giá để tạ ơn Thiên Chúa đã ban của ăn nuôi thân xác. Dấu Thánh Giá trước bữa ăn cũng biểu lộ tâm tình biết ơn Thiên Chúa, Đấng đã cho mưa thuận gió hòa, biết ơn những người đã lao động vất vả để làm ra của ăn, những ai dành thời gian để chuẩn bị bữa ăn. Dấu Thánh Giá còn nhắc bảo những ai hưởng dùng của ăn biết chia sẻ với những người đang thiếu thốn.
Khi kết thúc cuộc hành trình trần thế, Kitô hữu quá cố trong nghi thức an táng được rẩy nước dưới hình Thánh Giá để tưởng nhớ lại chặng hành trình đức tin bước đi theo Chúa Kitô khởi đi từ ngày được lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Cây Thánh Giá cũng được cắm trên phần mộ để nhắc nhở người tín hữu biết đặt niềm hy vọng vào sự chết và phục sinh của Chúa Kitô.
2. Thánh Giá biểu lộ đức vâng lời của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha
Ngay buổi bình minh của nhân loại, Ađam cũ do bất tuân lệnh Thiên Chúa mà ăn trái cấm, và vì thế đã chuốc lấy sự chết (x. Rm 5, 12). Hậu quả của sự bất tuân này đã phá vỡ sự hài hòa giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo. Khi con người muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời mình, họ không tránh khỏi thảm họa bi kịch đó là chết chóc. Vắng bóng Thiên Chúa là tình yêu trong cuộc đời, nhân loại sẽ phải hứng chịu sự hoành hành của sự dữ.
Trong thời cứu độ, Đức Giêsu Kitô, với tư cách là Ađam mới đã tuyệt đối vâng lời Thiên Chúa Cha mà chấp nhận cả cái chết nhục nhã của mình trên cây thập giá ô nhục. Tác giả của thư Philipphê viết rằng: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (x. Pl 2, 6-8).
Và vì vâng lời Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu đã mang lại cho nhân loai phúc trường sinh từ cây Thập Giá mà tại đó Ngài dâng chính bản thân mình làm hy tế để cứu chuộc loài người.
3. Thánh Giá biểu lộ sự khiêm nhường của Đức Giêsu
Từ Bếtlem đến đỉnh đồi Canvê, Đức Giêsu đã sống trọn vẹn thân phận của một kiếp nghèo. Ngay từ lúc sinh ra, Ngài đã bị con người từ chối đón nhận. Không được như những trẻ sơ sinh bình thường, Đức Giêsu đã chào đời nơi chuồng súc vật bò lừa. Trong đêm đông lạnh giá, Ngài đã được các loài vật ấy sưởi hơi ấm.
Trong nhiều năm sống ẩn dật tại gia đình Nazareth, Đức Giêsu đã chia sẻ đời sống lao động và cầu nguyện với thân mẫu Maria và vị cha nuôi Giuse. Ngài sống trong một ngôi nhà đơn sơ chứ không phải là một cung điện lộng lẫy, và cùng với thánh Giuse hành nghề thợ mộc chứ không phải nắm giữ một địa vị của quyền cao chức trọng.
Rồi những năm sống công khai cùng các môn đệ, Đức Giêsu rong ruổi đi khắp các làng mạc và thị trấn của đất nước Palestin để rao giảng Tin Mừng. Ngài gần gũi với bọn thu thuế, phường tội lỗi và những người bị gạt ra khỏi lề xã hội. Không hề trang bị cho mình những tiện nghi tối thiểu, Đức Giêsu đã chấp nhận một đời sống khó nghèo đến nỗi “không có chỗ tựa đầu” (x. Lc9, 58).
Sống không nhà không cửa, chết tức tưởi trên thập giá mà không một mảnh vải che thân, đau đớn vể thể xác, cô đơn về tinh thần, và oan uổng về bản án khắc nghiệt, Đức Giêsu, một Thiên Chúa cao sang đã cúi xuống tận đáy của kiếp sống nhân loại để mang lấy tất cả những gì là nghèo khó và khổ đau. Nhờ vậy, con người được nâng lên để mặc lấy vinh quang của địa vị làm con cái Thiên Chúa
4. Thánh Giá biểu lộ tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại
Đức Giêsu đã dám sống và chết cho những gì Ngài rao giảng. Ngài dậy cho nhân loại bài học về yêu thương kẻ thù và yêu thương lẫn nhau. Trên thánh giá, Ngài đã tha thứ cho chính những kẻ tra tay hãm hại và nhục mạ Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm ” (Lc 23, 34). Chính họ cũng là đối tượng để đón đón nhận ơn tha thứ và ơn cứu chuộc. Một tình yêu vượt trên trên cả lòng hận thù và oán ghét của loài người.
Chính Đức Giêsu cũng đã dậy các môn đệ rằng: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Ngài đã yêu thương những kẻ đã được Chúa Cha trao phó cho đến cùng đến nỗi sẵn sàng chịu đánh đòn, sỉ vả, chịu đóng đinh và chịu chết. Ngài ôm tất cả thế gian tội lỗi và loài người lầm lạc vào trong hy tế là chính thân xác của mình trên Thánh Giá để để cứu muôn dân. Ngài trao ban tất cả những gì mình có: lời hằng sống, thân xác và cả mạng sống. Trên Thánh Giá, Đức Giêsu đã đổ giọt máu rốt hết còn sót lại, đã thều thào trong hơi thở cuối cùng rằng Ngài yêu thương loài người bằng một tình yêu mãnh liệt và mạnh hơn cả sự chết nhằm giải thoát họ khỏi nô lệ của tội lỗi:
“Sầu chất nặng, thêm giấm chua mật đắng
Đinh sắt, lưỡi đòng, gai nhọn đâm thâu
Thân nát tan và máu nước tuôn trào
Cho tội lỗi trần gian được tẩy xóa”. (Thánh thi, Nghi thức suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh).
5. Lời kết
Thánh Giá Chúa Kitô là sự điên rồ trước sự khôn ngoan của thế gian (x. 1Cr 1, 23). Nhưng Thiên Chúa đã dùng sự điên rồ ấy để biểu lộ tình yêu của mình và đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Màu nhiệm Thánh Giá là con đường chắc chắn dẫn đưa đến đời sống vĩnh cửu. Chính vì vậy, trong thời kỳ bách hại đạo, các chứng nhân trung kiên thời cha ông chúng ta đã khước từ bước qua Thánh Giá mà sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình và cái chết để bảo vệ đức tin của mình. Các ngài đã nắm chắc phần thưởng mà Đức Giêsu long trọng công bố trong Hiến Chương Nước Trời: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5, 11-12).
Đọc nhiều nhất
Bản in 12.01.2010. 10:00