Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tản mạn: Thánh giá cứu rỗi Đồng Chiêm

§ JB Nguyễn Hữu Vinh

Sau những ngày hàng trăm cảnh sát “do thôn Đồng Chiêm điều động” cùng với các loại vũ khí, hơi cay, trái nổ, chó nghiệp vụ và các loại xe máy khác nhau đưa lực lượng trong đêm tối để bảo vệ cho việc “thôn tự tháo dỡ” Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm tình hình trở nên sôi động.

Đồng Chiêm trở nên nổi tiếng.

100203dc1.jpg

Bấy giờ, mọi người trên thế giới mới biết được có một địa danh mang tên là Đồng Chiêm. Một vùng đất trũng nghèo quanh năm bỗng nhiên nổi tiếng thế giới. Địa danh này vượt khỏi ranh giới một tỉnh Hà Tây cũ, vượt cả Thành phố Hà Nội mới, vượt tầm cả Việt Nam để sang bên kia bờ Đại Dương và lan khắp thế giới.

Mọi người, dù người nước ngoài hay người Việt xa quê lâu năm, chưa thấy ai gọi sai tên Đồng Chiêm, chứng tỏ rằng Đồng Chiêm được sự chú ý đặc biệt của cả cộng đồng Quốc tế, mới đây ở Ba Lan đã kêu gọi cả nước cầu nguyện khởi đầu tuần cầu nguyện cho Đồng Chiêm kể từ ngày 4/2/2010, tên Đồng Chiêm rất rõ ràng.

100203dc2.jpg

Điều này có ý nghĩa lớn, bởi nói đến điều này tôi nhớ lại cái gọi là công văn của “Chủ tịch” xã An Phú, có đóng dấu Quốc huy hẳn hoi mà vẫn sai sót nghiêm trọng là chủ tịch Phường thay Chủ tịch nước chuyển địa danh Phường Hàng Trống sang Quận Đống Đa? Có người nói rằng ông Chủ tịch này báo hại ông bưu tá chuyển thư, ông tìm khắp Quận Đống Đa hết một tuần mới hiểu ra rằng không có phường nào có tên như thế, vì vậy công văn mới bị chuyển chậm lại(!?)

Không chỉ có thế, ông ta còn thay Tòa án kết tội các công dân một cách ngang nhiên, trắng trợn bất chấp pháp luật và bất chấp liêm sỉ của con người chứ chưa dám nói là “cán bộ”. Nhiều công dân được ông ta kết tội thản nhiên, kể cả bản thân tôi là nạn nhân bị đánh đập và cướp bóc ngay trên đất do ông ta làm chủ tịch ông ta cũng tặng cho danh hiệu “bị cáo”. Ông Trần Đức Mạnh - một giáo dân khác cũng vậy? Không rõ ông ta thấy tôi ra tòa lần nào chưa? Hay ông nhầm lẫn khi tôi cùng với hàng ngàn giáo dân trước phiên tòa Sơ thẩm ở giáo dân Thái Hà ngày 8/12/2008 và ông ta tưởng rằng tất cả đó là bị cáo? Hay trong mắt ông, đã là giáo dân thì đáng gọi là bị cáo tất cả?

Nhiều người bảo chúng tôi là “phải kiện ông ta ra tòa vì tội làm nhục người khác theo luật định, vì nhà nước chúng ta là nhà nước pháp quyền luôn tốt đẹp, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật – nhà nước bảo thế”...

Nhưng hỡi ôi, chúng tôi hiểu ông ta là cán bộ, cán bộ nhà nước thì chuyện thay tòa án có gì là lạ mà kiện với chả... tụng, dù ông rất dốt không hiểu rõ một địa danh mà mình đang gửi công văn đến. Các vụ kiện như vậy ở ta không phải là “cái kiện kiện củ khoai”, nói vậy là sai, mà phải gọi là cá nằm trên thớt lại đòi kiện con dao.

Với lại trình độ anh cán bộ xã ở ta như vậy là quá được rồi, ít nhất là ông ta cũng có trình độ copy và pass lại những điều trên báo HNM, An ninh Thủ đô, Sài Gòn Giải phóng và Website của Ủy Ban Đoàn kết Công giáo. (Mặc dù trong thâm tâm, tôi vẫn không tin anh ta có đủ trình độ viết cái văn bản này).

Mặc khác nhỡ kiện ra tòa, lại vấp phải ông thẩm phán nằm trong chiến dịch “vơ vét thẩm phán” như ông Chánh án Tòa án tối cao báo cáo dạo nào trước Quốc hội, hoặc gặp ông thuộc diện thẩm phán được “chiếu cố” vì ngoan, dễ bảo... thì chắc chắn 100% là con dao sẽ bổ xuống.

Thôn nghèo, nhưng không thiếu lực lượng vũ trang

100203dc3.jpg

Đồng Chiêm, tự cái tên nó cũng đã nói lên vùng đất trũng này qúa nghèo khó và khốn khổ. Người dân ở đây đa số đàn ông đã phải đi kiếm ăn xa, nhìn trong nhà thờ một màu trắng khăn tang toàn phụ nữ, trẻ em và mấy ông cụ già.

Đồng Chiêm nằm trong xã An Phú, nơi được ông Chủ tịch xã báo cáo rằng: “Vì là vùng trũng, thuần nông, trong số 602ha diện tích canh tác chỉ có hơn 200ha cấy được hai vụ, còn lại là đất 1 vụ lúa, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thế nên An Phú có tới 28% hộ nghèo” (Trích: “Bình yên về với Đồng Chiêm –HNM)

Một xã nghèo như vậy nhưng đêm 5 sáng ngày 6/1/2010 “thôn Đồng Chiêm” đã chi ra số tiền phải nói là khổng lồ để huy động một lực lượng cảnh sát vũ trang và vũ khí hùng hậu kèm chó và các loại phương tiện tối tân cỡ đó để chỉ đối phó với khoảng “200 người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em” (theo công văn của UBND Xã An Phú) chỉ để đang đêm đập phá một cây Thánh Giá trên đỉnh Núi Thờ là nhằm mục đích gì? Đó là cách đốt tiền dân chăng?

Và mặc dầu đã có một lực lượng hùng hậu như thế nhưng vẫn để cho “phụ nữ, trẻ em” ném đá vào lực lượng bảo vệ” và “tự ném đá vào nhau”? Đồng thời để cho “phụ nữ và trẻ em” sử dụng bình xịt, hơi cay, pháo mù, trái nổ... của Bộ Công an đến nỗi máu me đầm đìa trước cơ man nào là cảnh sát thì quả là lực lượng cảnh sát của VN hiện nay sinh ra để làm gì?

100203dc4.jpg

Thánh Giá cứu rỗi Đồng Chiêm?

Những chiến sĩ trong “lực lượng bảo vệ” này “bị dân ném đá” tấn công được điều trị ở đâu? sao không thấy báo chí nói đến để nhân dân đến thăm hỏi và lực lượng vũ trang phát động cuộc “thi đua lập thành tích noi gương các chiến sĩ đã bảo vệ thành công việc phá Thánh Giá Đồng Chiêm, chào mừng 1.000 năm Thăng Long và Đại hội Đảng XI”.

(Xin nhắc nhà cầm quyền đừng trả lời là “để nghiêm kỷ cương, pháp luật” nhé, bởi nếu cần nghiêm, cần kỷ cương, thì Hà Nội không thiếu việc để làm. Hãy vào Google mà tìm với chữ “Hà Nội: Nhà không phép, trái phép” chúng ta có đến 13.200.000 kết quả chỉ trong 0.61 giây, cần chi nhọc công đến tận Đồng Chiêm?) Hà Nội có hàng ngàn công trình xây dựng không phép và sai phép. Phạm Quang Nghị: Phải xử lý cán bộ cơ sở buông lỏng quản lý?

Với số tiền đó và kinh phí khổng lồ cho những “đống đất” và ngăn chặn sau khi đập cây Thánh Giá, nếu để dành chia đều cho dân thì người dân Đồng Chiêm chắc sẽ trở thành những nông dân giàu nhất Việt Nam và con số 28% số hộ nghèo là chuyện dĩ vãng.

100203dc5.jpg
100203dc6.jpg
100203dc7.jpg
100203dc8.jpg

Trận lụt cuối năm 2008, (đúng 40 ngày sau khi Tòa Khâm sứ được biến thành vườn hoa với tốc độ “nhanh nhất thế giới”), Đồng Chiêm thành biển nước. Khi ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy) bận họp tổng kết tôn giáo hai ngày xong, thì ở đây đã có một mạng dân ra đi. Khi đó ông cho rằng “...nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm” câu nói này được coi là “lỡ lời” trót nói ra mồm nên ông phải xin lỗi sau đó.

Vậy nhưng, chưa có khi nào thấy tin rằng giáo dân Đồng Chiêm được cứu trợ từ nhà nước kể cả khi lũ lụt chết người. Báo Hà Nội mới cũng ngoảnh mặt làm ngơ, những cái chết oan khiên dưới bùn sâu Đồng Chiêm vẫn im mà chịu.

Chỉ thấy sau đó, đại diện Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Tòa TGM Hà Nội, các hội đoàn Công giáo khắp nơi, khắp các xứ họ về Đồng Chiêm cứu trợ mà thôi.

Khi chúng tôi vào tới Đồng Chiêm, điều ngạc nhiên nhất là ngôi nhà thờ nổi cao ngay trên cồn đất giữa làng, còn xung quanh là những con đường lổn nhổn sỏi, đá, nước và từng vũng lầy. Những con đường nông thôn vào nhà thờ, nhà xứ cũng đầy những ổ trâu, ổ voi. Khó tưởng tượng được rằng đây là vùng nông thôn bắc bộ đến nay đường sá vẫn còn như thế.

Bổng nhiên, sau vụ đập Thánh Giá, sau những cố gắng bằng nhiều cách như “tư duy... đống đất”, dày đặc của cảnh sát, cán bô công quyền ngăn chặn mọi người, mọi nẻo đến Đồng Chiêm. Bất cứ ai ra vào đều được xét hỏi, ngăn chặn và sẵn sàng được nhóm côn đồ hỏi thăm sức khỏe đến khi nào “máu chảy, vỡ mặt, u đầu” cướp mọi dụng cụ hình ảnh, cho đến... sợ mới thôi.

Đến khi đó báo chí tuyên bố: “Bình an về với Đồng Chiêm”?

Cũng gần như ngay lập tức nhà nước đổ vào đây tức 30 tấn gạo chia cho mỗi nhân khẩu 15kg. Rồi báo Hà Nội mới đến tặng quà, rồi thăm hỏi, rồi “bình yên về với Đồng Chiêm”...

Những ngày sau đó, báo chí liên tục đưa tin về chiến dịch cứu trợ cho Đồng Chiêm: nào là đầu tư làm 5,8km đường nông thôn, làm nhà văn hóa cho Đồng Chiêm... rồi chính báo Hà Nội mới, nơi thường xuyên có những bài viết xuyên tạc sự thật về vấn đề tôn giáo như Thái Hà, Tòa Khâm sứ, Đồng Chiêm... bằng những lời lẽ xuyên tạc độc địa đã bị các cơ quan truyền thông quốc tế vạch mặt lại đến tặng quà cho giáo dân Đồng Chiêm.

Khi nghe tin buổi tặng quà này được HNM đưa tin, có người ta bảo rằng “hôm nay quạ đến thăm gà con”?. Thật hết chỗ nói cái tốt của các cơ quan nhà nước và cả những nơi như Báo Hà Nội mới với giáo dân Đồng Chiêm những ngày sau khi Thánh Giá bị đập tan.

Những điều đó nhờ đâu? Nhờ ơn Đảng và ơn Chính phủ? Có lẽ câu cửa miệng chúng ta được dạy, được học và được phải nghe bao chục năm nay là thế, báo chí nhà nước cũng luôn luôn nói thế. Vâng, “nhờ ơn đảng và ơn nhà nước”.

Nhưng ơn đảng và ơn nhà nước sao chỉ đột ngột đến với giáo dân Đồng Chiêm sau khi Thánh Giá bị đập tan, phụ nữ “tự ném đá vào nhau” đến mau me đầm đìa và khu vực Đồng Chiêm bị cô lập?

Sau khi Đồng Chiêm đột ngột được quan tâm, dân được phát gạo, được thăm nom và ủng hộ từ chính quyền và báo HNM, nhiều người cứ tưởng bở nên đồn thổi với nhau rằng: “Có lẽ phải dựng thêm nhiều Thánh Giá, nhất là những nơi còn quá nghèo khó, những nơi không được đầu tư như Đồng Chiêm để đến khi “thôn tự tháo dỡ” như ở Đồng Chiêm may ra dân mới “nhận được sự quan tâm” của chính quyền như vậy để có đường mà đi, có gạo mà ăn, có quà ăn tết”.

Đây quả là tin đồn nguy hiểm, vì như vậy, nơi nơi sẽ dựng lên Thánh giá nếu có người công giáo, còn nếu không có người công giáo thì có thể là tượng Phật, hoặc bất cứ biểu tượng niềm tin tôn giáo nào. Đến khi đó lấy đâu ra đủ cảnh sát để bảo vệ cho “Thôn tự tháo dỡ” và lấy đâu ra đủ gạo, đủ tiền để đầu tư cho dân như ở Đồng Chiêm?

Điều không thể chối cãi là nhờ Thánh Giá bị đập tan mà sau đó giáo dân Đồng Chiêm đã được nhà nước, chính quyền “quan tâm cách đặc biệt” kể cả cô lập với mọi người bên ngoài.

Nhờ Thánh Giá bị đập tan, mà sau đó giáo dân Đồng Chiêm mới được cấp mỗi người 15kg gạo được lên truyền hình sung sướng mơ cả đời cũng không bao giờ có.

Nhờ Thánh Giá bị đập tan, mà sau đó Báo HNM cũng đã đến tặng quà cho giáo dân Đồng Chiêm, cử chỉ này đã làm nhiều người đặt câu hỏi: Có ai hi vọng được báo HNM đến thăm nữa không đây?

Nhờ Thánh Giá bị đập tan, mà sau đó những con đường nội thôn Đồng Chiêm 5,8km được lên kế hoạch khẩn cấp thi công để nhân dân kịp thời đón tết.

Tất cả là Hồng Ân

Thánh giá xưa là nơi Đức Kitô đã lấy thân mình hiến tế để chuộc tội cho tất cả thế gian. Trên cây Thánh giá này, Ngài đã chịu bao cực hình, chịu đánh đập, chịu chết nhục nhã cho nhân loại được cứu rỗi. Thánh giá đã mang nặng thân thể Đức Kitô và mang nặng hơn nữa là tội lỗi loài người.

Trải qua hai ngàn năm, ngày nay Thánh giá là biểu tượng Đức tin mạnh mẽ của những Kito hữu trên toàn thế giới. Thánh giá là biểu tượng của tình yêu không bờ bến và sự hi sinh đến tận cùng "Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu" (Ga 15,13).

Và hôm nay, tại Đồng Chiêm, Thánh giá đã bị đập tan, đã chịu nhục nhằn tan nát bởi những bàn tay vô đạo, một lần nữa Thánh Giá lại chịu hi sinh để Đồng Chiêm đi vào tiềm thức của 2 tỷ tín hữu Kitô trên toàn thế giới như địa danh Núi Sọ xưa kia. Những giáo dân Đồng Chiêm nghèo khó muôn đời chìm dưới bùn sâu nay đã trở thành những chứng nhân lịch sử như dân thành Gierusalem xưa và họ cũng đã được yên ủi. Đó cũng là Hồng Ân.

Đơn giản nhất, dễ thấy nhất là Thánh giá Núi Thờ đã chấp nhận hi sinh, chịu tan nát nhục nhằn để giáo dân Đồng Chiêm hôm nay “được” sự quan tâm, nhận được “ơn đảng, ơn chính phủ”.

Ngày hôm nay người ta đang “tưng bừng kỷ niệm” lần thứ 80 ngày sinh của đảng cộng sản VN. Liệu có nơi nào muốn nhận được sự quan tâm như ở Đồng Chiêm?

Hà Nội, ngày 3/2/2010

JB Nguyễn Hữu Vinh

Đọc nhiều nhất Bản in 04.02.2010. 11:15