Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Tản Mạn Của Một Giáo Dân Hà Nội - Đã Đến Lúc Không Thể Im Lặng
§ JB Nguyễn Hữu Vinh
(VietCatholicNews 29/12/2007)
Tổng Giáo phận Hà Nội năm tháng qua như tôi biết
Trước khi tôi đến Hà Nội học Đại học, cha tôi - một kỹ sư ngành Xây dựng lâu năm, một cán bộ nhà nước có dặn rằng: “Khi con học xong, nên quay trở lại quê nhà để công tác. Ở Hà Nội, nếu con có cố gắng, may ra chỉ giữ đức tin được đời con, còn đời cháu…”. Ông không nói gì thêm, nhưng tôi hiểu một sự âu lo trong cõi lòng của người cha khi gửi con mình khi bước vào cuộc đời.
Đêm đầu tiên tôi đến Hà Nội, là đên Noel, vào một gia đình gốc Công giáo nhưng không ai đi lễ. Tôi càng hiểu hơn ý nghĩa câu nói đó và muốn tò mò tìm hiểu.
Nhà chung Hà Nội, như tôi biết khi đến đất Hà Thành ăn học, là một khu đất “kín cổng cao tường”. Sự cách biệt với thế giới bên ngoài làm tôi có nhiều suy nghĩ: tại sao một Giáo hội của mọi người, giáo hội nhập thể, lại thâm nghiêm đến thế? tôi chỉ dám đến gần mà không có đủ can đảm bước qua cánh cổng. Không phải vì tôi sợ, không phải vì tôi ngại sự thâm nghiêm, mà chính những lời thầm thì của ai đó đã ngăn tôi – Một sinh viên dưới mái trường XHCN- rằng: Tất cả những ai bước qua cánh cổng đó, đều được nằm trong sổ đen của Công an. Điều đó có nghĩa rằng: Con đường trước mắt của một sinh viên sẽ có những chướng ngại.
Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Một khuôn viên chật hẹp, sân Nhà thờ Chính tòa luôn được làm bãi chứa xích lô, người đi lễ chen chúc nhau với những người bán báo, bán hàng rong… Mỗi khi có Thánh lễ phía trong, thì trẻ em có thể đùa chơi, ném gạch đá, chửi tục vọng vào nhà thờ. Khu vực nhà chung thì Tòa Giám mục chật chội, giờ lại thêm cả Đại Chủng viện về đó, nên không có chỗ cho những cảnh quan và nơi tiến hành lễ nghi cần thiết.
Thuở nhỏ, trong quyển sách Kinh, sách bổn của Địa phận Vinh, tôi đọc từ đầu đến cuối, có dòng: “In tại nhà In Terexa – 44 Lê Thái Tổ - Hà Nội”. Những dòng chữ này, không chỉ với tôi, mà cô tôi, một nông dân lần đầu tiên ra chơi Hà Nội, qua Nhà Thờ Lớn đã hỏi: “Nhà in Terexa bây giờ ở đâu hả cháu?”. Tìm đến đó, chỉ có một hàng chữ: Báo Hà Nội Mới – Cơ quan của Thành ủy Thành phố Hà Nội.
Một lần vào bệnh viện Xanh Pôn, tôi tự hỏi: Sao ở Hà Nội, thủ đô một nước Cộng sản, lại có một bệnh viện mang tên Thánh Phao lô, đến khi nhìn cây Thánh Giá đứng lạnh lẽo giữa muôn sự bộn bề nhếch nhác của người bệnh, tôi mới hiểu, cơ sở đó là của một dòng tu.
Mỗi lần đi qua khu đê La Thành, Giảng Võ, nhìn một khối gạch đá mặt tiền của ngôi nhà thờ còn lại bị vây quanh giữa những hàng mộc, tre, rác… tôi không hết những thắc mắc.
Tại Giáo xứ Thịnh Liệt, khu nhà thờ vẻn vẹn chỉ còn một đường rước kiệu xung quanh, cả khu vực nhà xứ, người dân vào ở mà cho đến nay chưa thể đòi lại, chính quyền không can thiệp. Đất của nhà thờ được lấy làm chung cư từ lúc nào không rõ, đến khi hỏi mới biết là tiền đền bù đã được HTX nông nghiệp nhận hộ từ lâu? Hồ nước phía trước đã bị chiếm dụng và làm đường đi bốn phía, diện tích thu hẹp, muốn làm kè để cho đỡ bẩn nơi tôn nghiêm, nhưng “xin phép” mãi chưa được. Khu đất ao bên cạnh đã được rào lại, nhưng phường vẫn quản lý, “xin” mãi chưa “cho”?
Khi tìm hiểu ra, tôi mới biết, ngoài Xanh Pôn, bệnh viện Việt Nam – Cu Ba (dòng St. Mary), Bệnh viện Đống Đa (Dòng Chúa Cứu thế)… đều là những cơ sở của các dòng, của Giáo phận Hà Nội. Sân vận động Quần Ngựa, trước là Đại Chủng viện, tôi được nghe kể lại rằng, bức tượng Đức mẹ bế Chúa Giê su trước sân Nhà thờ Thịnh Liệt, được đưa từ đó về khi bị Nhà nước lấy mất đất.
Không chỉ có một vài chỗ đất đai, tài sản của Giáo hội đã được nêu trên, các xứ họ, các dòng tu, nơi nơi đều có những vấn đề của nó.
Thế rồi những năm tháng sinh viên trôi đi với nhiều kỷ niệm của những sinh viên Công giáo dưới mái trường XHCN, tôi mới hiểu được thế nào là giá trị của hai chữ “Tự do”.
Những người bạn Công giáo của tôi, là sinh viên, vẫn trải qua những truân chuyên vất vả, những buổi đi lễ, đi đến nhà thờ, gặp mặt bạn bè âm thầm, lén lút như làm những điều phi pháp. Nhưng đâu phải thế là yên. Tôi có những người bạn thân như anh Giuse V.V.Đ. (ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ), N.X.A. (ĐH Mỏ - Địa chất), là người thuộc địa phận P.D. Với tôi, họ là những người bạn tuyệt vời về đạo đức, về sự chân thành và lòng mến Chúa, yêu người… Nhưng họ đã bị bắt giam ba năm, không xét xử, khi ra tù đâu phải họ đã được yên, cuộc đời họ lỡ dở, những đắng cay của cả cuộc đời họ, biết ghi công cho ai?
Qua đó, tôi hiểu hơn những điều e ngại của người cha với con mình khi sống giữa thành phố Thủ đô Việt Nam thời Cộng sản.
Rồi cũng qua đi những năm tháng sinh viên, tôi ra trường là một kỹ sư, sau một buổi bàn luận khá sôi nổi thẳng thắn với cha tôi khi tôi đã hiểu rằng: Chế độ này, đất nước này bây giờ chỗ nào cũng vậy thôi, cái cơ bản là ở lòng người. Tôi ở lại Hà Nội công tác mà không trở lại quê nhà.
Những biến động có tính lịch sử trong Giáo Hội Việt Nam.
Đời sống Công giáo đã có những thay đổi lớn từ những ngày hệ thống Cộng sản toàn thế giới thi nhau sụp đổ không thể cưỡng lại. Chính quyền Việt Nam vốn từ xưa vốn luôn tự coi mình là tiến bộ, là trí tuệ nhân loại, là đạo đức, văn minh… qua những cơn đói kém đến kiệt cùng đã buộc phải có bước mới là quay lại làm bạn với thế giới, trước hết là thế giới xung quanh mình.
Bắt đầu là việc thờ phụng được mở rộng, công khai hơn, rồi đến việc xây dựng các công trình, dù qua nhiều cửa ải, thì cuối cùng cũng được phép ở những nơi không thể đừng.
Tòa Giám mục Hà Nội đã mở rộng cửa cho những ai đến đó với những nhu cầu chính đáng của mình mà đỡ bị soi mói, thì người ta mới hiểu một điều: Với diện tích chật chội như vậy, mật độ nhà làm việc, nhà nguyện, nhà ở của Tòa Tổng Giám mục là quá cao.
Bên cạnh một Tòa Tổng Giám mục tôn nghiêm, khu đất thuộc Giáo phận, trước đây là sứ thần Tòa Thánh được sử dụng làm Nhà Văn hóa quận Hoàn Kiếm, là nơi thường xuyên tổ chức ca nhạc, cho thuê làm đám cưới, và nhiều dịch vụ ăn chơi cho tuổi trẻ, nhất là những ngày có ngày lễ lớn như Noel, lễ trọng. Khoảng năm 2000, nghe đâu, người ta còn định xây luôn cả khu giải trí ở đó với ngôi nhà 7 tầng và bể bơi cạnh ngôi nhà khách Tòa Tổng Giám mục? Theo đó, bên cạnh Tòa Tổng Giám mục, sẽ là một khu vui chơi giải trí, chiều chiều trai gái có thể thả mình trong bộ đồ tắm ngắm ngôi nhà Khách của Tổng Giáo phận chăng?
Sự phản ứng của Tòa Giám mục Hà Nội hồi đó cũng là câu chuyện đáng để suy nghĩ. Văn thư của Hồng y Phạm Đình Tụng gửi các cấp chính quyền từ Trung ương đến Hà Nội, ba tháng sau không được hồi đáp. Trái lại, công trình vẫn đóng cọc thi công như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ đến khi văn thư thứ 2 gửi đi có chữ ký của Tòa Giám mục, Hồng y Tụng, Linh mục đoàn Hà Nội đọc cho toàn thể giáo dân nghe, giáo dân các xứ họ nô nức ký tên, thì mới có biến động từ phía chính quyền. Công trình phải dừng lại.
Những tưởng từ đó, việc trả lại sẽ được thực hiện, nhưng nếu tin vào chuyện đó quả thật là ngây thơ. Hiện trường vẫn giữ cho đến hôm nay, càng ngày càng biến tướng bằng một số hình thức khác. Bên ngoài hàng rào khu đất, một tấm pa nô lớn với hàng chữ “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Còn phía trong, là một bãi đất đầy cỏ mọc, sau đó được dùng làm bãi giữ xe.
Việc phá dỡ, sửa chữa vừa qua, là một bước tiến mới nhằm làm cho tình trạng thuộc về sự đã rồi.
Nhưng đã đến lúc không thể im lặng được nữa, Giáo hội đã phải lên tiếng và có những hành động của mình. Việc lá thư luân lưu kêu gọi hiệp thông cầu nguyện của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt ra đời, nói lên sự phản ứng bình tĩnh nhưng kiên quyết theo một hình thức mới. Hoàn toàn đúng với tính chất ôn hòa và đầy sự độ lượng và đúng pháp luật cho.
Điều đó đánh dấu một bước mới trên con đường hành động và trưởng thành của Giáo hội Công Giáo Việt Nam khi đối mặt với thực tế. Và điều này chỉ thực hiện được trong thời đại thông tin với thế giới bên ngoài bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật mà không một thế lực nào có thể bịt miệng.
Khi người ta đã có thể thoát ra khỏi bức màn sắt, thì tiếng nói của họ mới mong được mọi người nghe thấy. Chính vì vậy, những phản ứng nhanh lẹ của hệ thống truyền thông đã tiếp thêm can đảm cho toàn thể giáo dân và hàng Giáo phẩm Việt Nam vốn đã sống quá dài dưới một chế độ Cộng sản vô thần.
Với số lượng giáo dân đứng thứ hai ở Đông Nam Á, một lực lượng giáo dân đã từng được rèn giũa qua nhiều năm gắt gao nhất, khó khăn của thời đại Cộng sản ở Việt Nam, họ đã chứng minh được niềm tin của mình, họ sẽ không thiếu sức mạnh đoàn kết và hy sinh. Chính điều này, là nguồn lực đảm bảo cho việc đòi hỏi công lý phải được thực thi. Không một chính quyền nào có thể bước qua tất cả nguyện vọng chính đáng của nhân dân mà có thể tồn tại, dù trong tay họ có đầy gươm, súng và nhà tù.
Giáo Hội Công giáo Việt Nam, không là một tổ chức chính trị, càng không thể để một tổ chức chính trị nào lợi dụng. Nhưng vẫn cần một đường lối hợp lý để đòi lại những tài sản của mình bị chiếm đoạt để phục vụ cho Giáo hội “Của Sêda, trả về Sêda, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Đường lối ôn hòa, đầy sự bao dung hiện nay, được mọi giáo dân can đảm hưởng ứng có nhiều điều thuận lợi, buộc nhà cầm quyền đứng trước những sự chọn lựa dứt khoát.
Đã hơn 60 năm sống dưới chế độ Cộng sản, Giáo hội Công Giáo Việt Nam vẫn kiên trì và bền bỉ đòi lại những tài sản của mình, đòi lại quyền tự do tối thiểu của quyền tự do tôn giáo. Sự kiên trì ấy vẫn kéo đến ngày nay.
Nhưng kết quả của sự kiên trì ấy là gì? Đến nay, hầu hết các tài sản bị chiếm đoạt vẫn y nguyên trong tay người chiếm đoạt, dù hàng loạt “đơn xin” vẫn đều đều gửi đi hàng năm, hết đời Giám mục này đến Giám mục khác. Qua mấy chục năm, số lần “đơn xin” lại tài sản của mình đó chắc đã vượt lên con số “bảy mươi lần bảy” từ lâu.
Đã đến lúc không thể kiên trì mãi mãi, đã đến lúc cần có những hành động thiết thực. Càng không thể trông chờ vào ơn mưa móc hoặc lòng tốt bất ngờ của những kẻ có dã tâm chiếm đoạt trong hệ thống công quyền. Chính vì vậy không thể trông chờ năm năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa khi mà nhu cầu mục vụ là cấp thiết hàng ngày. Bởi vì Giáo Hội cũng rất cần sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của Giáo dân, nhu cầu Giáo dân thì không thể cứ từ từ dẫm chân tại chỗ.
Viết đến đây, tôi lại nhớ một câu trong Kinh Thánh: “Đừng để chó ăn các đồ thánh, chớ quăng ngọc trai cho lợn, kẻo chúng dẫm đạp lên, rồi quay lại cắn xé anh em” (Mat 6:25,28; 7:1,6; Lu 6:17,26)
Cầu mong cho Giáo Hội Việt Nam ngày càng vững bước với một Hàng Giáo phẩm kiên trung và được Chúa Thánh Linh hướng dẫn, khôn ngoan và hiểu biết, đưa Giáo Hội đến bến vinh quang.
Cầu mong một năm mới 2008 có nhiều thành quả tốt đẹp.
Hà Nội, Ngày 28 tháng 12 năm 2007
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 29.12.2007. 10:46