Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2008

§ Đỗ Hiếu

WASHINGTON 14/01/2009 -- Ban Tôn giáo chánh phủ Việt Nam hôm thứ 3 vừa qua tại Hà nội tiến hành hội nghị tổng kết tôn giáo năm 2008.

Đại diện chính phủ Hà Nội cho rằng tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong thời gian qua có những phát triển tốt. Tuy nhiên, một số nguời có tín ngưỡng tại Việt Nam vẫn cho rằng họ chưa có tự do hành đạo thực sự.

Quan niệm của chính quyền

80921Hanoi-police-Toakhamsu.jpg

Hàng rào kẽm gai cùng với Công an, Cảnh sát cơ động được dựng lên để ngăn cản các cuộc tụ họp cầu nguyện của giáo dân tại Tòa Khâm Sứ hôm Chủ nhật 21-9-2008.
Nghe | Download

Lên tiếng trước hội nghị, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nói, trong năm 2008, đời sống tín ngưỡng có chuyển biến tích cực, các chức sắc, bậc tu hành, tín đồ tích cực tham gia công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động của tổ chức cũng như cá nhân phấn khởi, sôi động, tuân thủ luật pháp.

Ông tuyên bố là nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quan tâm, tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển.

Ông cũng nhắc tới một sự kiện quan trọng là Việt Nam được giao công tác tổ chức thành công Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008.

Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng khẳng định rằng, chính sách tôn giáo được nhà nước thực hiện ngày một tốt đẹp hơn, nên đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng và phát triển đất nước.

Tại hội nghị, nội dung chính được trình bày là báo cáo 4 năm thực hiện pháp lệnh về tôn giáo, tín ngưỡng và nghị định của chánh phủ hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh.

Sinh hoạt tôn giáo có được tôn trọng và phát triển theo như nhận định được đưa ra tại hội nghị tổng kết mới đây hay không?

Tiếng nói người trong cuộc

Từ thánh địa Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang, ông Huyền Không nói lên suy nghĩ của mình:

“Nhà nước luôn tuyên bố là tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhân quyền, sự thật thì giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo lâu nay vẫn chịu pháp nạn nặng nề, các cơ sở của giáo hội và ngay cả tổ đình cũng bị giải thể.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được hiểu là theo đúng pháp luật do nhà nước ban hành, trong khuôn khổ cho phép, còn theo chân truyền thì bị cấm đóan, bóp chẹt. Chỉ những tôn giáo do nàh nước dựng lên hay kiểm soát mới được sinh hoạt và phát triển”.

Ông Nguyễn Công Hoàng ở Đồng Nai, tín đồ Thiên Chúa giáo và là cháu của Linh mục Nguyễn Văn Lý đang ngồi tù tại trại Nam Hà, nhấn mạnh với đài chúng tôi:

“Nhà nước chỉ muốn phô trương bề ngoài cho thấy là ở Việt Nam có tự do tôn giáo. Hịên nay, thông tin tại Việt Nam rất hạn hẹp, người dân nơi nào chỉ biết sinh hoạt nơi ấy, chứ không thể hiểu được những gì xảy ra chỗ khác, nên rất khó nắm vững tình hình về hoạt động tôn giáo.

Phía giáo hội Thiên Chúa Giáo nói chung thì có địa phận cảm thấy được dể dãi, có những nơi lại bị hạn chế mọi sinh hoạt, không có linh mục đến dâng lễ, việc phong chức, tuyển chọn các vị linh mục, giám mục bị giới hạn”.

Trong khi đó giáo hữu Thái Trịnh Thanh, thuộc giáo hội Cao Đài Hải Ngoại, sinh hoạt tại vùng thủ đô Washington DC thì giải thích:

“Tôn giáo ở Việt Nam như nằm trong lồng, hoạt động theo kiểu ‘xin – cho”, nếu không được phép mà vẫn cứ sinh hoạt thì sẽ nhất định gặp rắc rối.

Về phía Đạo Cao Đài thì Giáo hội có tính cách pháp nhân mới được hoạt động theo ý muốn của nhà nước, còn những ai hoạt động theo chính thống như xưa nay thì bị chèn ép, kiểm soát gắt gao.

Tự do tôn giáo theo báo đài trong nước chỉ là cách phô trương với thế giới, sự thật là nhà nước “nói một đường, làm một nẻo”.

Về công tác tôn giáo năm 2009, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nói cần tập trung hoàn thành các đề án mở rộng quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo có phẩm chất, năng lực để đạt hiệu quả cao.

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 15.01.2009. 10:09