Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Rắc rối của Hà Nội còn sâu xa hơn giá trị của Đồng Tiền (VN)

§ Duy Hoàng

Đảng Cộng Sản Việt Nam một lần nữa đang lâm nạn. Khả năng quản lý kinh tế của họ đang bị tòa án công luận đưa ra xét xử, với bằng chứng được trưng ra là một tỷ giá hối đoái đang mất giá đều đặn trên thị trường chợ đen đã buộc Hà Nội phải cho giảm tỷ giá chính thức của tiền Đồng một cách định kỳ, mới nhất là 3,4% vào ngày hôm qua. Trong lúc đó lạm phát lại đang tăng vọt ở mức 7,6% vào tháng Giêng, so với dự báo trước đó của chính phủ chỉ có 7% cho cả năm.

Những áp lực kinh tế này là phần cộng thêm vào rắc rối khác đã có sẵn của Hà Nội. Dù cho (nguyên do) phát xuất từ nỗi căm giận của công chúng về cách xử sự của Hà Nội trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, hay những tranh chấp về số đất đai tịch thu của Giáo Hội Công Giáo, có rất nhiều lý do khiến Đảng CS đâm ra lúng túng. Và kết quả là cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến trở nên tệ hại hơn trước.

Bất kể tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập niên vừa qua, nền kinh tế hiện đang là một vấn đề đặc biệt. Phản ứng của Hà Nội trước cuộc suy thoái toàn cầu là đưa ra một kích thích tài chính, dẫn đưa sự thâm hụt ngân sách năm ngoái xuống còn khoảng 10% của tổng sản lượng quốc gia. Phần lớn của khoản kích thích này được truyền dẫn qua các ngân hàng nhà nước chuyên cấp vốn cho những doanh nghiệp nào nhà nước ưa thích vay mượn.

Thay vì kích thích tăng trưởng thực sự, số tiền dư thừa đã khiến cho giá cả tăng lên. Lạm phát cao và thâm hụt về mậu dịch và tài chính đã thúc đẩy người dân địa phương và các doanh nghiệp tư bỏ rơi tiền Đồng để theo tiền Đô la và vàng, trong lúc các doanh nghiệp nhà nước vật lộn với nạn thiếu hụt tiền Đô la.

Khả năng cần có của chế độ này trong việc quản lý nên kinh tế là một trong những tuyên bố của họ về tính chính danh của mình. Sự bất ổn về kinh tế được diễn dịch thành hành động thách thức đối với nhà cầm quyền.Theo thống kê chính thức, trong năm qua đã có hơn 200 cuộc đình công của giới lao động không được phép, với con số nhân công hãng xưởng ra về ngang xương lên đến hàng chục ngàn. Số nông dân kéo đến biểu tình trước các cửa quyền về việc trưng thu đất đai của họ đã trở thành một cảnh tượng thông thường.

Trong khi đó tuyên bố khác về sự chính danh của Đảng - là "sẽ đặt Việt Nam lên trên các thế lực ngọai bang" như thần thoại đã được họ dựng lên từ thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ- hiện cũng được đưa ra (cho dân) đặt câu hỏi.

Các tranh cãi về vụ khai thác mỏ bô xít do Trung Quốc đầu tư trên vùng cao nguyên trung phần đã làm rõ nghĩa vấn đề này. Nhiều nhà quan sát cho rằng kế hoạch khai thác trên chẳng hề mang ý nghĩa kinh tế, môi trường nào cả. Dự án 15 tỉ đô này đòi hỏi Việt Nam khai thác mỏ quặng bô xít và tinh chế Alumina (Ô xít nhôm) -trong tiến trình sản xuất nhôm- một tiến trình có độc tính cao. Số hợp chất Alumina sau đó sẽ được xuất cảng sang Trung Quốc. Nhiều blogger Việt Nam đã cáo buộc rằng Hà Nội đang xúc tiến cuộc mạo hiểm này cho việc làm giàu cá nhân của một số cán bộ cao cấp và để giảm bớt nhu cầu tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.

Hà Nội cũng đang chịu áp lực vì đã tỏ ra yếu ớt trong những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. Một số nhà hoạt động trong nước đã công bố các trường hợp của ngư dân Việt Nam bị tàu hải quân Trung Quốc bắn trong vùng biển Việt Nam, trong khi phương tiện truyền thông nhà nước thường làm ngơ trước những vụ nổ súng này hay nếu có đăng tin cũng chỉ nói quanh co.

Các lãnh đạo Đảng đều hiểu được mối đe dọa mà họ đang phải đương đầu. Đánh dấu 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản 02 tháng 2, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố: "Chúng tôi đang hết sức cố gắng để duy trì tình trạng ổn định chính trị, và đấu tranh chống lại tất cả những thủ đoạn của các thế lực thù địch bằng cách ngăn chận không cho họ lợi dụng những vấn đề như dân chủ, nhân quyền, và tình trạng đa nguyên để phá hoại cuộc cách mạng Việt Nam. "

Như thế Đảng (CS) hiện đang rạn nứt.

Kể từ tháng mười vừa qua, nhà cầm quyền đã kết án 17 người hoạt động (dân chủ) trong một loạt phiên xử chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng một ngày về tội tuyên truyền chống phá, lật đổ nhà nước, và hành hung người khác. Tội hành hung người khác của tiểu thuyết gia nổi tiếng Trần Khải Thanh Thủy là một điển hình. Bà đã bị buộc tội hành hung một người hàng xóm. Trong thực tế, bà và chồng đã bị du đãng đánh đập với sự hỗ trợ của công an, trước sự chứng kiến của cô con gái 13 tuổi.

Thế nhưng cho đến nay những người đối nghịch với chế độ vẫn có vẻ không sợ sệt. Hệ thống Internet đã giúp họ, cho phép người dân Việt Nam tổ chức (mà không có sự cho phép của nhà cầm quyền) và chia sẻ tư tưởng. Trong khi chế độ cố gắng giam giữ blogger, họ vẫn không thể hạn chế được việc sử dụng Internet nhiều lắm bởi các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào mạng lưới. Và nếu sự hạn chế của họ đi quá xa, Đảng Cộng sản sẽ gặp sự rủi ro là ly gián hàng triệu khách sử dụng Internet, trong đó có nhiều người trẻ, là những con em rất thành đạt của giới cầm quyền.

Năm ngoái, Hà Nội đã cố gắng cắt xén mạng lưới giao lưu rất phổ biến là Facebook. vào tháng Mười Một, nhà cầm quyền lặng lẽ ra lệnh cho những dịch vụ Internet địa phương thỉnh thoảng từ chối không cho khách vào mạng lưới Facebook nhằm làm "chảy máu" trang mạng khách sử dụng ưa thích. Tuy ban đầu số lượng người vào Facebook có giảm sút, nhưng bây giờ người Việt đang rục rịch quay lại vì đã biết cách phá vỡ sự hạn chế này và cũng vì những cơ sở cung cấp dịch vụ đã làm ngơ sắc lệnh của nhà nước.

Cũng có những dấu chỉ cho thấy việc các "tin tặc" cao cấp có trụ sở ngay tại Việt Nam, rất có thể chính là nhà cầm quyền,-căn cứ vào sự quy mô (của hoạt động) -đã bắt đầu tấn công các trang web chỉ trích chế độ. Nạn nhân nổi bật nhất là trang Bauxit Việt Nam, một trang web mà đã thu hút khoảng 20 triệu lượt xem khi chưa tròn một năm kể từ khi trang này bắt đầu chống đối cuộc mạo hiểm khai thác quặng mỏ của nhà nước. Nhưng nếu nhà cầm quyền cố gắng dập tắt phong trào này, họ có nguy cơ đọan tuyệt với một số lớn trí thức Việt Nam, và có lẽ làm gián đoạn một bước tiến trong chế độ.

Tuy sự thật là hầu hết công dân Việt Nam chưa được chuẩn bị để xuống đường, câu hỏi được đưa ra là bao nhiêu người sẽ tích cực hỗ trợ hệ thống (chính quyền) hiện tại nếu nền kinh tế tiếp tục đi xuống và các vấn đề chủ quyền cứ dây dưa như thế. Sự mất giá tiền tệ trong tuần này chỉ là một triệu chứng của một sự bất ổn to tát hơn nhiều.

(Nguồn: Duy Hoàng, http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703382904575058671452503744.html?mod=googlenews_wsj * Hoa Trắng dịch)

Duy Hoàng / WSJ

Đọc nhiều nhất Bản in 14.02.2010. 01:36