Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Nền luật pháp Việt Nam trong năm 2008 (phần cuối)
§ Trà Mi
RFA 27.1.2009 -- Trong chương trình trước, Trà Mi đã mời quý vị cùng nhìn lại những điểm đáng chú ý của nền luật pháp Việt Nam trong năm Mậu Tý 2008, với phần 1 của cuộc hội luận cùng hai chuyên gia lão thành là luật sư Trần Lâm ở Hải Phòng và luật sư Trần Thanh Hiệp từ Pháp.

Từ trái sang phải: luật sư Bùi Kim Thành, cụ Lê Hồng Hà, luật sư Trần Lâm, Nguyễn Tiến Trung Nghe | Download
Luật sư Lâm là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành luật pháp trong nước qua nhiều vai trò khác nhau từ Chánh án toà án nhân dân tối cao đến luật sư. Còn luật sư Hiệp, mấy mươi năm hành nghề luật sư trong và ngoài nước tại Toà Thượng thẩm Sài Gòn và Pháp, là người thường xuyên theo dõi và có nhiều bài viết phản ánh tình hình luật pháp Việt Nam.
Trước những nhận xét không mấy lạc quan đưa ra trong phần đầu cuộc trao đổi, theo những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm như luật sư Lâm và luật sư Hiệp, giải pháp nào có thể thúc đẩy nền luật pháp Việt Nam công bằng, tiến bộ hơn?
Trước tiên là ý kiến của luật sư Trần Lâm:
“Muốn làm luật thì làm sao cai trị đựơc?”
Luật sư Trần Lâm: Chế độ của Việt Nam là toàn trị. Nói rằng các Công ước quốc tế (về nhân quyền) thế nọ thế kia. Chính chúng tôi cũng chưa đựơc phổ biến những cái Công ước ấy nữa, huống chi là người dân. Cái việc công nhận (Công ước) cứ công nhận, còn toàn trị cứ toàn trị. Hai việc ấy nói một cách, làm một cách.
Trà Mi: Dựa trên những kinh nghiệm thực tế mà ông đang nói đến, bản thân ông cũng trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau trong bộ máy luật pháp ở Việt Nam, và là thầy của rất nhiều luật sư, thẩm phán, theo ông, làm thế nào có thể thúc đẩy nền luật pháp của Việt Nam công bằng hơn, tíên bộ hơn, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Là một người đã bao nhiêu năm trong ngành này, tôi thấy không thể cải tiến được. Vì cái gốc của nó là toàn trị, bây giờ nếu cải tiến, đi theo dân chủ làm sao còn toàn trị được nữa?
Chính ông Phạm Văn Đồng khi bàn về việc làm luật đã nói một câu rằng: “Nếu làm luật thì còn quản lý làm sao được, còn lãnh đão làm sao đựơc?” Cả ông Đỗ Mười cũng nói thế: “Muốn làm luật thì làm sao cai trị đựơc?” Hai cụ gọi là “ghê gớm” mà đã nói hai câu như thế, thì rõ ràng rằng nếu luật pháp công minh thì làm sao còn toàn trị đựơc.
Vậy cho nên cô hỏi bây giờ làm như thế nào, phải nói rằng vô cùng khó.
Trà Mi: Khó như vậy nhưng theo ông, những điều kiện cần và đủ để giải quyết cái khó đó là gì, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Tôi nghĩ rằng phải có sự mở rộng dân chủ. Như thế sinh ra một điều là tự đảng cộng sản có mở rộng dân chủ đựơc không. Chứ như năm vừa rồi đó, cái chuyện công giáo là một sự đàn áp. Không trả đất thì lại biến thành công viên. Nó cứ nhùng nhằng như vậy. Tức là muốn có tự do tôn giáo để có tiếng tăm, để dân chúng thấy đảng thế nọ thế kia, nhưng lại muốn rằng bảo phải nghe, không nghe không được.
Làm sao mà giải quyết được? Cái việc ấy rất lớn. Cô hỏi câu đó có nghĩa rằng chế độ ta nên như thế nào. Luật pháp chính là chế độ. Luật pháp là cái gốc của chế độ. Chế độ nào thì luật pháp ấy. Thế thì giải quyết luật pháp, theo tôi, có nghĩa rằng chế độ này tồn tại hay không tồn tại. Cô hỏi ghê quá. Tôi nghĩ câu cô hỏi phải mời tất cả các nhà luật pháp, nhà chính trị lỗi lạc của thế giới giải quyết cho Việt Nam.
Bây giờ theo tôi thì chỉ làm sao nhân dân có tình hình mới, càng ngày càng tiến bộ lên. Qua những thiếu sót của đảng cộng sản bao nhiêu lâu nay thì “đứt tay thay thuốc”. Bây giờ đã đứt tay rồi, phải thay thuốc.
Nếu thay đổi không được mà các tầng lớp nhân dân có ý kíên, những người trong đảng có ý kíên, những người cầm đầu thức tỉnh, từ đó sẽ có một suy nghĩ nào đó để cho chế độ của chúng ta chấn chỉnh lại, từ đó luật pháp mới đựơc chấn chỉnh. Như bà Ngô Bá Thành, một luật gia có tên tuổi của Việt Nam, nhận xét rằng:
“Ở Việt Nam có một rừng luật, nhưng khi thực hiện lại áp dụng luật rừng.” Cho nên khi cô đặt câu hỏi ấy, tôi không thể trả lời được, mà tôi chỉ có một lòng mong muốn thôi.
Trà Mi: Với sự mong muốn ấy, ông nghĩ rằng trách nhiệm hướng tới sự cải tiến tốt hơn cho Việt Nam thuộc về ai?
Luật sư Trần Lâm: Vâng, năm ngoái luật sư Hiệp đã bảo tôi rằng: “Luật sư mà anh không dám bảo vệ lẽ phải thì anh còn làm luật sư làm gì?” Tôi đã phải trả lời rằng: “Vâng thưa cụ. Tôi cũng xin nhận tội với cụ thôi chứ chúng tôi bây giờ không thể làm thế nào đựơc!” Chúng tôi đang cố gắng làm, nhưng một người thì nhỏ nhoi lắm, làm được cái gì ạ.
Bây giờ chúng tôi cũng viết sách, viết báo với lòng nhiệt tình để nói rõ sự việc để nhân dân và những người cầm quyền có thể nhận thức tốt, những người có tinh thần dân chủ cố gắng lên. Thì đấy, mình làm trách nhiệm để tôn trọng pháp luật.
Pháp luật là lẽ phải, công bằng, và sự thật. Chúng tôi đang cố gắng theo cái hướng ấy. Chúng tôi nói sự thật chứ không bôi bác. Nếu tôi bôi bác, tôi không còn nói chuyện đựơc với cô hôm nay. Tôi không bịa đặt, tôi không nói xấu.
Dân chủ hoá có nghĩa là chấm dứt độc tài toàn trị
Trà Mi: Cảm ơn ý kíên của luật sư Lâm. Thế còn ý kiến của luật sư Hiệp thì sao? Với kinh nghiệm của một người hành nghề cả trong lẫn ngoài nước thì theo ông có giải pháp nào?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Nhà cầm quyền Hà Nội đã đựơc biết tới nhiều giải pháp. Vì trong quá trình cai trị đất nước và hội nhập vào quốc tế, Hà Nội đã tiếp xúc với nhiều nguồn tư tưởng. Gần đây có 3 luồng tư tưởng chính của một giải pháp dân chủ hoá thật sự cho Việt Nam. Thứ nhất, luồng tư tưởng của nước Pháp. Họ đã có nhiều sự yểm trợ về mặt luật học cho Việt Nam.
Thứ hai, luồng tư tưởng của nước Mỹ, thường xuyên có những cuộc đối thoại về dân chủ-nhân quyền với chính quyền Việt Nam. Sau nữa là luồng tư tưởng của nước Anh. Giải pháp đã có, nếu Hà Nội muốn thật sự dân chủ hoá. Và dân chủ hoá có nghĩa là chấm dứt độc tài toàn trị. Kinh nghiệm của Đông Âu cho chúng ta thấy rằng chuyển từ độc tài toàn trị sang dân chủ không khó, nếu những người cầm quyền hiện tại muốn làm điều đó. Còn không, mức tranh đấu của dân chúng càng ngày càng gia tăng. Lịch sử đã có nhiều những tiền lệ. Điều đó sẽ đến.
Trà Mi: Thưa ông nói nên bắt đầu sự chuyển hoá, nhưng trình tự các bước như thế nào và trách nhiệm thuộc về ai?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Có hai trách nhiệm. Muốn dễ dàng thì những người độc tài toàn trị nên nhận trách nhiệm dân chủ hoá. Nếu không, đương nhiên trách nhiệm ấy sẽ chuyển sang tay dân chúng.
Trà Mi: Xin cảm ơn luật sư Hiệp. Luật sư Lâm, ông có ý kiến nào muốn bổ sung thêm trước khi chúng ta kết thúc chương trình không, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Theo ý tôi, việc ấy như thế này. Bây giờ cũng đã có nhiều người có ý kiến lắm rồi, chứ không phải không đâu. Người ta nói rằng học sinh đáng lẽ phải học tư tưởng của Voltaire, Montesquieu, hay Saint-Simon như kiểu Châu Âu ấy, để thấy sự tiến triển của dân chủ thế giới, nhưng đây học sinh lại phải học tư tưởng Marx-Lenin.
Đấy, ngay từ khi còn bé, nó đã không biết những điều như bác Hiệp đã học từ ngày trước. Nó “thâm căn cố đế” đến mức như thế cơ mà. Trong những người cộng sản hiện nay có nhiều người có thiên hướng dân chủ khá rõ rệt, nhưng họ không có quyền hành gì, họ không dám làm. Và nếu họ làm, họ cũng bị đàn áp. Thế còn nói rằng rồi dân chúng sẽ có áp lực để buộc nhà cầm quyền phải thay đổi. Theo nguyên lý thì đúng, nhưng trong thực tiễn có một câu hỏi đặt ra là dân chúng phải có người cầm đầu, người lãnh tụ.
Thế nhưng bây giờ ai đưa đường chỉ lối nhân dân bây giờ? Bây giờ chỉ một chút thôi là anh có thể bị bắt rồi. Anh làm dân chủ để rồi anh vào tù, thì như ông Nguyễn Thái Học đã nói, rằng không thành công chỉ được cái tiếng thôi. Vậy thì cũng không được. Ở trong nước nó bế tắc ở cái điểm đó.
Trong tình hình hiện nay, mình bị ảnh hưởng quốc tế ghê lắm: Đông-Tây. Đông bây giờ là mạnh hơn. Mà cái bộ máy lãnh đạo hiện nay, mình cũng phải nói thật là tài năng cũng rất hạn chế. Đến ngày hôm nay, nhân dân cảm thấy rất là oải.
Trà Mi: Như vậy ý của ông là trong tình hình hiện nay chỉ nhìn thấy bế tắc, chưa thấy lối ra.
Luật sư Trần Lâm: Khó quá, vô cùng là khó. Thật ra nói mà trong lòng nghĩ rằng mình nói cũng như con quốc kêu thế thôi. Chứ còn liệu nó có đến đâu, hiện nay vẫn còn là một con số bí ẩn.
Trà Mi: Vâng, chúng tôi xin đựơc phép ghi nhận, chia sẻ ý kiến cũng như những trăn trở của luật sư Lâm ở Hải Phòng và luật sư Hiệp từ Paris đến với quý thính giả gần xa. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn hai ông đã dành thời gian cho buổi trao đổi này.
Tags · Audio Clip
Đọc nhiều nhất
Bản in 29.01.2009. 09:47