Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Luật sư Công Nhân: 'Đã hy sinh phải hy sinh đến cùng'
§ Trà Mi
VOA Washington, DC 9/3/2010 -- Nữ luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, một nhà bất đồng chính kiến và cũng là một người tranh đấu đòi hỏi dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, vừa mãn hạn tù sau bản án 3 năm về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi? Sau những gì trải nghiệm, ý chí, niềm tin, và sự khao khát về một nền dân chủ của cô gái 31 tuổi được nhiều người biết đến và ca ngợi như một “thiên thần trong bóng tối” giờ đây như thế nào? Đó là một số câu hỏi được đặt ra trong cuộc trao đổi hôm nay với người bạn trẻ từ Hà thành, Lê Thị Công Nhân.
Câu chuyện của chúng ta được bắt đầu từ những tháng ngày trong trại giam. Công Nhân kể lại:
Công Nhân: Buồng giam của tôi trung bình có khoảng 60 người. Gần một nửa trong số này là án chung thân. Tôi là người hiếm hoi trong đây bị tù đầu, tức là chưa có tiền án, tiền sự, mà lại án ngắn là 3 năm. Nhà tù thì quá tải. Ví dụ mỗi người đựơc quy định chỗ nằm là 2 mét vuông, mọi người được chiều dài là 2m, nhưng chiều ngang chỉ còn được 60cm, vai kề vai.
Trà Mi: Thế còn lịch sinh hoạt như thế nào ạ?
Công Nhân: Buổi sáng 5 giờ kẻng thức dậy. Buổi tối 5 giờ rưỡi điểm danh nhốt vào trong buồng giam.
Trà Mi: Trong ngày chị phải làm những công việc gì?
Công Nhân: Có nhiều công việc khác nhau. Đội thêu, đội ra đồng trồng rau, trồng lúa, nuôi lợn, làm hàng mã, móc ren..v.v… Họ phân công tôi cắt cỏ, tưới cây, lau nhà quét nhà.
Trà Mi: Làm cùng công việc trong suốt 3 năm?
Công Nhân: Hơn hai năm tại trại cải tạo, còn ở trại tạm giam Hoả Lò thì không làm những việc đó.
Trà Mi: Ngoài giờ lao động, chị có được đọc sách, học tập, xem thông tin qua báo đài thế nào chăng?
Công Nhân: Vào những giờ nghỉ, họ cho mình xem TV. Họ cũng cho mình đọc sách báo. Cũng nhiều loại sách báo, nhưng trại cấm đọc những sách báo về tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên Chúa. Họ tịch thu hết tất cả kinh thánh. Tôi là tù nhân duy nhất được có quyển kinh thánh để đọc.
Trà Mi: Cuốn kinh thánh đó là của gia đình chị chuyển vào hay là...
Công Nhân: Đây là cuốn kinh thánh mà Ủy ban Tôn giáo Hoa Kỳ họ vào gặp tôi khi tôi ở Hoả Lò, được dẫn đầu bởi ông Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an. Vì ông Hưởng dẫn họ vào nên tôi mới được giữ quyển kinh thánh. Và việc giữ lại quyển kinh thánh đó cũng là một cuộc tranh đấu. Họ cho phép tôi nhận trước mặt những người kia như là một trò hề. Khi tôi đem vào buồng giam thì họ lại không cho. Và đây cũng là một cuộc tranh luận rất căng thẳng. Từ Hoả Lò họ cho phép tôi dùng, nhưng khi tôi chuyển về trại giam ở Thanh Hoá thì họ thu luôn của tôi, dẫn đến việc tôi tiếp tục nhịn ăn vì họ thu kinh thánh của tôi. Trước khi chuyển trại 1 tuần, tôi đã nhịn ăn ở Hoả Lò, phản đối việc trại cho chúng tôi ăn quá bẩn thỉu. Nói về bẩn thỉu thì ô uế, hôi thối không thể tả được, vì nhà vệ sinh ở ngay chỗ nằm luôn. Khi vào đấy, tôi cảm thấy là địa ngục cũng không đến mức như vậy. Đây là vấn đề nhân quyền và tôi sẽ kể lại một cách chi tiết trong một dịp khác.
Trà Mi: Trong lúc chị bị giam, chị có biết những dư luận bên ngoài liên quan đến bản án của mình như thế nào không?
Công Nhân: Thông tin cơ bản nhất thì có, nhưng những tình tiết thì quả thật là không. Mẹ tôi lên thăm chỉ nói được sơ sơ ví dụ như anh Định bị bắt rồi, chẳng hạn vậy, chứ không thể nói được hơn. Nếu không, họ sẽ không cho gặp. Chúng tôi lại có những nguồn thông tin rất đặc biệt. Những người tù có quan hệ tốt với cán bộ do đút lót bằng tiền thường có những tờ báo bị cấm mang vào tù như báo An ninh hay báo Công an. Qua đó thì tôi cũng có biết, nhưng tất nhiên tôi phải có kỹ năng đọc báo của riêng tôi. Khi họ chửi một vấn đề gì đấy ghê gớm thì mình phải hiểu thêm một hướng ngược lại. Tôi luôn phải đọc báo theo kiểu hai bán cầu não phải hoạt động theo 2 hướng khác nhau.
Trà Mi: Những tờ báo đó là báo chính thống của nhà nước. Vì sao họ lại cấm không cho mang vào tù?
Công Nhân: Họ bảo sợ mình biết được những thông tin rồi lật cung, thông cung.
Trà Mi: Hồi nãy chị có chia sẻ là trong lúc chị bị giam có phái đoàn của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ vào thăm. Ngoài ra, có những cuộc thăm viếng nào khác của các phái đoàn quốc tế không chị?
Công Nhân: Khi tôi chuyển ra trại Thanh Hoá, đại sứ Hoa Kỳ có đến gặp tôi.
Trà Mi: Cuộc gặp đó diễn ra trong bao lâu? Nội dung chính như thế nào?
Công Nhân: Trong 30 phút, hoàn toàn là những lời hỏi thăm hết sức thân tình. Tôi cảm thấy rất xúc động.
Trà Mi: Tin cho biết phía Hoa Kỳ có ngỏ ý can thiệp, đòi hỏi sự phóng thích cho chị bằng cách muốn đưa chị sang Mỹ tị nạn chính trị, nhưng chị đã từ chối. Điều này có đúng không ạ?
Công Nhân: Tôi biết điều đó qua công an vào tháng 6/2008. Ngài đại sứ Hoa Kỳ gặp tôi vào tháng 10. Từ tháng 6, công an vào thẩm vấn tôi trong trại 2 ngày liên tục. Họ có nói với tôi rằng: “Bây giờ Công Nhân có muốn đi nước ngoài không. Muốn đi thì nói một tiếng thôi, nhà nước sẽ tạo điều kiện hết sức, đưa thẳng luôn ra Nội Bài đi luôn. Bởi vì bên Mỹ họ nhận bảo lãnh cho em đấy.” Đến giờ phút này tôi chưa nghĩ đến việc đi tị nạn chính trị.
Trà Mi: Chị có thể cho biết lý do?
Công Nhân: Chúa an bài cho tôi một cuộc sống ở một nơi khác thì tôi sẽ vui mừng trong sự an bài đó, nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều đấy. Còn về mặt lý trí, tôi sẽ đi tị nạn chính trị khi nào mà cuộc sống của tôi bị chà đạp đến mức độ tôi không thể chịu đựng được nữa. Nhưng bây giờ thì tôi vẫn còn chịu đựng được. Cho nên tôi không hề nghĩ về chuyện đi tị nạn chính trị vào lúc này. Cái tự do quan trọng nhất là tự do trong tư tưởng, trong tâm hồn, thì tôi đã có. Ở Việt Nam bây giờ tôi không được tự do về mặt thân thể, về mặt đi lại. Những cái đó, tới thời điểm này tôi vẫn còn đang chịu đựng được.
Trà Mi: Đối với việc nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép chị tự do sớm hơn thời hạn với điều kiện chị phải xuất ngoại, chị suy nghĩ gì về điều này?
Công Nhân: Tôi cảm thấy rằng cứ như họ tống được con nhỏ này đi thì thật là nhẹ nợ. Không có chuyện đó đâu, chưa đến, chưa đến lúc.
Trà Mi: Có nhiều ý kiến cho rằng “nước có quốc pháp, gia có gia uy”, nghĩa là công dân một nước phải tuân theo với điều kiện luật pháp của nước đó, nhất là đối với người luật sư am hiểu luật lệ thì chắc chắn phải hiểu điều đó hơn ai hết. Vì chị đi ngược lại với những điều pháp luật quy định nên mới gặp phải những điều không hay phải gánh chịu như vậy. Phản hồi của chị trước những ý kiến đó như thế nào?
Công Nhân: Tôi nghĩ rằng họ đang nói theo hướng nguỵ biện. Pháp luật là sự chính thức hoá những thoả thuận trên cơ sở những thoả ước bắt nguồn từ những điều đơn sơ nhất, những hình thức đơn giản nhất để tạo thuận lợi cho mọi người trong xã hội được sống, làm việc, và tiến bộ. Họ bảo pháp luật của Việt Nam là như thế. Đúng. Họ quy định như vậy thật, nhưng cái đúng này không phải là cái “đúng chân lý” mà là cái “đúng sự kiện”, rằng có cái việc họ quy định như vậy. Chúng ta đừng nhầm lẫn các từ “đúng” ở đây. Họ đề ra quy định sai, khi tôi vi phạm cái quy định sai của họ thì họ khẳng định rằng: “Đúng rồi, cô Công Nhân này đã vi phạm quy định”. Nhưng họ không xét đến cái quy định ấy là gì. Nếu không có sự cởi mở, nếu luôn bảo thủ là mình đúng, mình đã hoàn hảo, thì lấy đâu ra sự tiến bộ và phát triển? Tại sao nó sai mà được duy trì? Bởi vì không có người kịp phát hiện ra. Vậy khi có một người kịp phát hiện ra điều đó sai, người đó phải chuẩn bị tinh thần đối diện với một nhóm rất đông những người cho rằng anh ta đã sai, còn họ mới là đúng.
Trà Mi: Nhưng lập luận của nhà nước Việt Nam thì cho rằng mỗi nước có luật lệ riêng, đặc điểm riêng về văn hoá, bản sắc, cũng như luật lệ. Giả sử như ở Thái Lan có điều cấm không được xúc phạm nhà vua, thì ở Việt Nam có điều cấm không được tuyên truyền chống phá nhà nước. Phản hồi của chị ra sao?
Công Nhân: Nhà nước của họ không hoàn hảo, chúng tôi chống lại những điều không hoàn hảo đó, thì chúng tôi đúng. Như thế nào gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”?
Trà Mi: Giữa lúc chưa có sự rõ ràng đó, những người nào vi phạm, tức vượt qua lằn ranh cho phép ấy, sẽ trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ…
Công Nhân: Trường hợp của tôi cũng không hẳn là bất đắc dĩ. Tôi cố ý làm những việc này, tôi xác định trước tôi sẽ là nạn nhân. Tôi hoàn toàn biết. Tất nhiên là không thể biết cụ thể ngày giờ nào tôi sẽ bị bắt.
Trà Mi: Biết trước những điều không hay có thể xảy ra cho mình mà chị vẫn dấn thân vào. Điều gì đã khiến chị có một niềm tin mãnh liệt như vậy?
Công Nhân: Muốn phát triển tốt lên, cần phải thay đổi những cái gì xấu đang hiện diện. Mình đã xác định tranh đấu, mình phải xác định hy sinh. Đó là hệ quả tất yếu, nếu không đừng tranh đấu nữa. Đã xác định hy sinh thì phải hy sinh đến cùng. Chứ nếu hy sinh dang dở thì hy sinh để làm gì? Khi tư tưởng và tinh thần thông suốt thì hành vi của mình cũng sẽ chủ động hơn. Tôi bị tống vào tù nhưng tôi đã biết trước điều đó, và tôi chuẩn bị tinh thần và mọi thứ có thể để đối mặt với điều đó. Không còn cách nào khác.
Trà Mi: Những gì chị đã trải qua trong 3 năm qua cũng là một bài học trả giá cho những điều chị đã dấn thân. Sau 3 năm đó, chị đã nghiệm ra điều gì cho bản thân mình?
Công Nhân: 3 năm trong tù, tôi đã đọc kinh thánh trọn bộ. Trong tù, Chúa là người bạn của tôi, người thầy của tôi, và là người đồng đội của tôi. Khi tôi trở về, tôi nhận đựơc rất nhiều những lời ngợi khen, lời yêu thương, lời quý trọng, tôi cảm thấy choáng váng về điều đấy. Tôi thật sự cảm thấy là tôi chưa xứng đáng được như vậy đâu. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải sống một cách dũng cảm hơn. Chính nhờ việc ở tù đấy đã củng cố hơn niềm tin của tôi vào sự đúng đắn của con đường mà tôi đã lựa chọn. Trứơc đây nó là một mũi tên, và bây giờ nó là một thành trì.
Trà Mi: Nếu có một người hỏi thăm chị Nhân rằng một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi. Chị sẽ trả lời như thế nào?
Công Nhân: Tôi có ước mơ trở thành một luật sư từ năm 8 tuổi sau khi xem một bộ phim. Đến năm 2003, tôi trở thành một luật sư thì cái cảm giác cực kỳ tuyệt vời. Bởi vì ước mơ của tôi bền bỉ, xuyên suốt, không hề thay đổi một lần nào. Nhưng bây giờ khi tôi ra tù, bị tước bằng luật sư, tôi cũng không cảm thấy nó nặng nề lắm. Tôi nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp vậy.
Trà Mi: Một ước mơ chị đã vun đắp trong lòng mình từ thuở bé. Nay, sau 3 năm bước ra khỏi trại giam, nó cũng đã tuột mất khỏi tầm tay của chị. Chị hình dung con đường trước mắt của mình ra sao, về tương lai, về sự nghiệp, về lý tưởng của mình?
Công Nhân: Chắc chắn tôi sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng của tôi. Tôi cảm thấy vui, thú vị, bay bổng, mạnh mẽ, và có ích khi tôi sống theo con đường đó. Tôi nghĩ không bất kỳ một lý do gì có thể làm tôi từ bỏ. Còn cụ thể như thế nào, quả thật, tôi cũng chưa thể nào trả lời được. Vào trong tù, có một điều nữa tôi giác ngộ thấm thía rằng cộng sản chẳng sợ gì cả, ngoài nói thật. Bạn hãy nghĩ mà xem, nói thật không hề khó, nếu bạn có can đảm. Nó chỉ là một ranh giới thôi, bạn hãy bước qua.
Trà Mi: Gần đây ở Việt Nam, một số nhà bất đồng chính kiến gặp rắc rối có liên quan nhiều đến nghề luật. Mình nên hiểu việc này như thế nào, thưa chị?
Công Nhân: Tôi nghĩ đây là điều tất yếu, một dấu hiệu rất đáng mừng cho giới luật ở Việt Nam. Chúng tôi làm về pháp luật, chẳng có ngành nghề nào có thể gần gũi hơn, hiểu biết hơn về chính trị như những người làm luật.
Trà Mi: Đối với những người trẻ biết đến một chị Công Nhân qua báo chí nhà nước và những người biết đến Công Nhân qua các chiến dịch ủng hộ, vận động, bảo vệ dân chủ-nhân quyền, chị sẽ nói gì?
Công Nhân: Tôi không ngờ rằng tôi lại được nhiều đến như vậy. Sau những sự việc này, có những người bạn ở khắp 5 châu-4 biển thương yêu tôi một cách chân thành, quý trọng tôi một cách sâu sắc. Tôi cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để xứng đáng với điều đó. Tôi rất thích thanh niên bởi vì tôi là một thanh niên. Đó là một lý do. Lý do thứ hai, tôi luôn hiểu rằng Đông-Tây, kim-cổ ai cũng nói rằng quãng đời thanh niên là quãng đời tươi đẹp nhất. Đấy là ở sự nhiệt tình và thể hiện bản thân mình. Nếu các bạn để quãng đời đó của mình trôi qua một cách nhạt nhẽo thì bạn sẽ ân hận suốt cuộc đời. Sự không nhạt nhẽo nhất mà các bạn có thể có được liên quan đến tất cả những người khác. Chính trị là cái liên kết tất cả mọi người với nhau để ai cũng có thể hoạt động một cách tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu như bạn tham gia vào chính trị thì bạn sẽ thấy thú vị vô cùng và vô cùng.
Trà Mi: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn chị Công Nhân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị mọi điều tốt đẹp nhất trong thời gian sắp tới.
Đọc nhiều nhất Bản in 10.03.2010. 21:01