Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Kích động mâu thuẫn tôn giáo: Trò đùa với lửa

§ Đặng Tự Do

VietCatholic News (Thứ Sáu 22/02/2008 17:18)

Cuộc đấu tranh cho công lý của người giáo dân Hà Nội đang bước qua một ngã rẽ khác sau khi có những tuyên bố của Phật Giáo về chủ quyền liên quan đến đất đai Tòa Khâm Sứ. Ngay từ những ngày đầu tiên, cuộc biểu tình của hàng ngàn giáo dân Hà Nội đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của dư luận thế giới. Giờ đây, công luận đông đảo ấy của thế giới đang ngày càng thấy rõ người cộng sản Việt Nam “nhiều chiêu quá”, chỉ có một mảnh đất chút xíu lại đi bày đặt ra đủ trò. Vụ này cứ tiếp diễn với những trò ma mãnh như thế không biết còn ai muốn làm bạn, muốn làm ăn buôn bán với Việt Nam không? Những người có chút tâm huyết với dân tộc không khỏi đau lòng nhìn thấy tầm nhìn hạn hẹp của một nhà nước vẫn tự coi mình là “đỉnh cao trí tuệ”, và không khỏi băn khoăn trước những tuyên bố “man dại” gây sỉ nhục quốc thể của những Nguyễn Thế Doanh, Ngô Thị Thanh Hằng, và giờ đây là Trương Bá Cần.

Linh mục Trương Bá Cần, tổng biên tập của tờ Công Giáo và Dân Tộc, một tờ báo được khai sinh rất sớm (10/7/1975) và tồn tại liên tục từ sau khi cộng sản chiếm Miền Nam đến nay, trong số 1644 (15/2-21/2) đã chạy tít lớn với bài tấn công tuy mang tính chất thăm dò nhưng đầy những luận điệu thâm hiểm nhắm vào cuộc đấu tranh đòi công lý của anh chị em giáo dân Hà Nội nói riêng và tất cả những cuộc đấu tranh đã xảy ra hay đang nhen nhúm muốn xảy ra.

Người Công Giáo tại Việt Nam không lạ gì trước những luận điểm gần gũi với chính sách của đảng cầm quyền và xa lạ, nếu không muốn nói là thù địch, với quan điểm của Giáo Hội trong vụ tranh chấp tại Tòa Khâm Sứ. Điều đó cũng đã từng xảy ra với hàng loạt những vụ việc khác mà vụ án Phong Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam là một.

Hàng tháng trước, một linh mục ở Sàigòn đã nói với chúng tôi là tờ Công Giáo và Dân Tộc sẽ tấn công vào cuộc đấu tranh đòi công lý của anh chị em giáo dân Hà Nội. Đó là một điều có thể tiên đoán trước, thành ra chúng tôi không lấy làm lạ khi linh mục Cần làm điều đó nhưng một sự lạ không thể không để ý đến đó là sự trùng hợp với tuyên bố của Hòa Thượng Thích Trung Hậu về chủ quyền của Phật Giáo tại Tòa Khâm Sứ. Một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên cả về nội dung và thời điểm. Tất cả như trong một dàn hợp xướng với những âm binh múa nhảy dưới sự điều khiển của một cây đũa thần.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 3/1/2008 dành cho đài BBC, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, tuyên bố: "Từ khi có luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."

Tuyên bố này được dịch ra nhiều thứ tiếng, được đăng rộng rãi trên các báo lớn, kể cả những tờ có tính chất “economic intelligence” như tờ Financial Review để quảng bá rộng rãi cho một luật lệ mà tục dao pháp lý tiếng Latin gọi là “Lex barbara”, tức “Luật man rợ”; và thẩm phán Lữ Giang gọi thẳng thừng là “Luật ăn cướp”.

Trong số báo 1644, linh mục Cần viết: “Trong cuộc di cư năm 1954-1955 cũng như trong cuộc di tản sau 30/4/1975, tất cả các ngôi nhà vắng chủ mà không có người được sở hữu chủ ủy quyền, trên nguyên tắc, đều do Nhà nước quản lý, cả những ngôi nhà cho người nước ngoài thuê.”

Làm sao một linh mục Công Giáo lại có thể lên tiếng bênh vực cho một sự bất công trắng trợn như thế? Nhà nước dựa vào lý gì để tự coi mình là người đương nhiên có thẩm quyền quản lý những ngôi nhà vắng chủ? Nguyên tắc "ăn cướp" như thế thật là một sỉ nhục.

Một bài tường thuật từ Hà Nội đưa ra có đoạn viết “Nhà nước là cha mẹ dân.” Khái niệm này thật là lạ lùng và man rợ gây kinh ngạc không ít cho những người sống trong các nước dân chủ trên thế giới. Trong khi ở hầu hết các nước trên thế giới người ta gọi các công chức trong guồng máy công quyền là “public servants”, “nô bộc của nhân dân”, thì ở Việt Nam bác và đảng đã ra sức biến hóa những “nô bộc của nhân dân” này thành “bố mẹ nhân dân”.

Bố mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đó, không được cãi. Cãi lại là mất dạy, là làm xấu đi hình ảnh của mình trong lòng dân tộc. Đó là những điều linh mục Cần muốn nhắn gởi cho Đức Tổng Kiệt và anh chị em giáo dân Hà Nội.

Ngay trong câu đầu tiên của bài báo linh mục Cần nhập đề thẳng: “Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội tọa lạc tại số 42 phố Nhà Chung – Quận Hoàn Kiếm, từ năm 1959, sau khi Đức Khâm Sứ Dooley rời Hà Nội, thuộc quyền quản lý của nhà nước.”. Qua đó, linh mục Cần đã minh định thế đứng rõ rệt xa cách với những người ông ta vẫn lớn tiếng coi là đồng đạo của mình. Trong khi anh chị em giáo dân Hà Nội khẳng định nhà nước đã chiếm đoạt trái phép Tòa Khâm Sứ và “đây là đất đai thuộc quyền sử dụng của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, chưa hề cho, nhượng, hay bán vào bất cứ thời điểm nào cho bất cứ ai. Thậm chí cũng không có văn bản tịch thu.”, linh mục Cần kiên quyết cho rằng Tòa Khâm Sứ “thuộc quyền quản lý của nhà nước” để rồi sau đó trịch thượng tuyên bố như một đảng viên cộng sản, hay một cán bộ nhà đất rằng “Vấn đề là cần phải có yêu cầu, có thương thảo, xem xét trong xây dựng, trong tinh thần luật pháp,” nghĩa là phải qua một cơ chế xin-cho chứ không phải theo cách thế mà anh chị em giáo dân đã làm từ tháng 12 năm ngoái, một phương thế đã gây nên căng thẳng giữa giáo quyền và cái chính quyền mà linh mục Cần đang ra sức bảo vệ. Cái phương thế ấy, theo như lo ngại của linh mục Cần, cũng đã kéo cái nhìn của Phật Giáo đối với người Công Giáo lui lại hàng thế kỷ!

Để bênh vực và cổ xúy cho chủ trương quản lý nhà đất man rợ của chế độ, linh mục Cần viết: “Nhà vắng chủ, không được ủy quyền cho ai đều do nhà nước quản lý. Nhà nước quản lý, chứ không phải tịch thu: quản lý nhà vắng chủ có nghĩa là trông nom bảo quản cho tới khi chủ cũ trở về sẽ trao trả

Trong tình hình cụ thể của Việt Nam hiện nay với hàng loạt những vụ cướp bóc đất đai dẫn đến những vụ khiếu kiện đông đảo, phải trâng tráo lắm một cán bộ văn hóa thông tin phường khóm mới dám nói câu này. Thế mà câu ấy lại được viết ra từ một vị linh mục. Ông ta viết lách kiểu này, nếu bây giờ cho “vote” ở đây, tôi dám bảo đảm với các chư tôn huynh, khối người sẽ đề nghị gọi người viết câu ấy là “thằng” - "thằng mõ" – nhân vật mạt hạng trong làng chỉ biết mù quáng lặp đi lặp lại những mệnh lệnh của quan trên bất kể đúng sai. Nếu tôi cứ tiếp tục xưng hô linh mục với “ngài”, xem ra có nhiều người sẽ nóng giận. Gọi là “thằng” xem ra cũng kỳ. Vậy xin thưa là cán bộ - theo như đề nghị trong cuốn Prêtres et commissaires. Chữ đó nói đúng bản chất của con người này hơn là chữ “linh mục”. Vả chăng, tôi thiết nghĩ, dùng chữ “linh mục” với con người này xem ra là một sỉ nhục đến cơ man những con người thánh thiện, sống cuộc đời hiến thân, quên hết bản thân mình để sống với tình yêu Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

Cán bộ Cần coi Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội và Sàigòn là những “nhà vắng chủ”. Mặc dù cán bộ Cần rõ hơn ai hết ông ta chính là một trong những người hung hăng đòi trục xuất Đức Khâm sứ Henri Lemaitre cuối tháng Năm – đầu tháng Sáu 1975. Đức Khâm sứ John Dooley và Đức Khâm sứ Henri Lemaitre đều đã không tự ý bỏ đi, cũng chẳng ai bị kết án và tịch thu tài sản, nhưng chỉ bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Câu chuyện “nhà vắng chủ” được cán bộ Cần cho tiếp diễn như sau: “Tòa Khâm Sứ cũ do nhà nước quản lý trên nguyên tắc khi quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa Việt Nam và Tòa Thánh vấn đề trao trả sẽ được đặt ra. Nhưng hiện nay khi quan hệ ngoại giao chưa được thiết lập, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hay Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nếu thực sự có nhu cầu sử dụng cũng có thể xin Nhà Nước giao cho mình quản lý”.

Qua câu này, cán bộ Cần công khai cổ xuý cho cái cơ chế xin-cho giữa các tôn giáo và nhà nước, kể cả với những cái lý ra là thuộc về mình theo lẽ phải và lẽ công bằng. Nếu có nhu cầu thì cứ xin. Bố mẹ sẽ cho. Mặc dù cán bộ Cần thừa biết rằng cái cơ chế xin-cho ấy không “work”. Chính Cần viết: “Từ năm 2000, ĐHY Trịnh Văn Căn, rồi từ năm 2003, Đức TGM Ngô Quang Kiệt hàng năm đều có văn bản xin Chính phủ giao lại …nhưng chưa được đáp ứng”.

Đểu hơn nữa, trong tư cách là cán bộ, Cần tỏ ra hoài nghi không biết Giáo Hội “thực sự có nhu cầu sử dụng” hay không. Cán bộ cũng lập lờ đánh lận con đen nói đến chuyện đất đai một mét vuông đất lên tới hàng chục triệu đồng. Ông vừa nói vừa cải chính. Thế nói ra để làm gì? Để ai muốn hiểu sao thì hiểu chứ gì? Trò hèn hạ này của ông đã chơi nhiều lần trong vụ Phong Thánh. Cán bộ còn trò nào khá hơn không?

1645cgvdt1.jpg


Một tác giả đã nhận định chí lý:

Để củng cố cho luận điểm rất mâu thuẫn đầu gà đít vịt của mình cán bộ Cần phải cẩn thận lôi cả Phật Giáo vào. Ông nói những buổi cầu nguyện đang diễn ra ở Hà Nội đang kéo cái nhìn của người Phật Giáo đối với người Công Giáo ‘lui về 100 năm trước’. Có thể, có một anh chị em Phật tử nào đó đã viết như thế thật, nhưng lấy một phát biểu quá đặc thù như thế làm tiêu biểu cho cả một tôn giáo thì đó là trò lưu manh hạ cấp của những kẻ lợi dụng tôn giáo. Làm sao một cuộc đấu tranh cho công lý, cho lẽ phải lại kéo cái nhìn “lui về 100 năm trước”? Cái tiêu biểu là thế này, người Công Giáo và người Phật Giáo gắn bó và thông cảm với nhau hơn bao giờ hết trong sự nghiệp đấu tranh cho công lý. Trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải này anh chị em Phật tử thấy rõ rằng Pháp Nạn của Phật Giáo cũng là đại họa của người Công Giáo. Chính những kẻ đội lốt tôn giáo như Trương Bá Cần, những kẻ tiếp tay cho việc chà đạp công lý, đang làm cho hình ảnh người Công Giáo bị méo mó nơi anh chị em Phật Giáo, Cao Đài và Hòa Hảo.

Cái chiêu của cán bộ Cần và nhà nước hiện nay là muốn phân hóa các tôn giáo, gây mâu thuẫn giữa hai tôn giáo lớn. Cái mà nhà nước Việt Nam đang sợ nhất là sự hợp tác đồng lòng đứng lên đòi lại tài sản của tất cả các tôn giáo tại Việt Nam. Chính vì thế, cán bộ Cần theo lệnh đảng đang ra sức kích động gây chia rẽ.

Trong số 1645 mới vừa cho ra lò hôm qua, cán bộ Cần lại tung thêm một tin xưa ơi là xưa: “Phải chăng Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn cũng đã được xây trên đất của Phật Giáo?” Những chuyện nhảm nhí như thế chẳng ai muốn đăng, nhưng Cần cứ hô hoán lên trong âm mưu gây chia rẽ tôn giáo do nhà nước đạo diễn. Trong số báo này, những đoạn nói về Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn, Đại Chủng Viện Thánh Giuse … đều chỉ là đòn hỏa mù để che đậy thâm ý mà Cần đã đề cập trong đoạn đầu khi mượn Nguyễn Đình Đầu để khẳng định chủ quyền của Phật Giáo đối với Tòa Khâm Sứ. Tuy cái tựa là nói về Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn nhưng chẳng mấy câu nói về chuyện ấy. Cái chính vẫn là Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội.

Vấn đề tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam. Nhà nước cộng sản chỉ vì một mảnh đất nhỏ xíu đang đùa với lửa!

Đặng Tự Do

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 23.02.2008. 08:17