Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Hồi ký về một chuyến thăm Tòa Khâm sứ cũ đang bị phá dỡ
§ +GM FX Nguyễn Văn Sang
Ngày 19/9/08 tôi vừa ở Hà Nội về sau cuộc thăm viếng người thân quen ở bệnh viện. Lúc 10 giờ, cha thư ký báo tin cho tôi biết Toà Khâm Sứ cũ đang bị phá dỡ. Tôi vội vàng lướt net (mạng), đọc được những tin và hình ảnh đầu tiên. Tôi liền viết thư ngỏ để hiệp thông với Đức TGM Tổng GP Hà Nội, đồng thời ra thông cáo để yêu cầu toàn GP Thái Bình cầu nguyện hiệp ý với Đức TGM, các linh mục và tu sĩ cùng cộng đoàn dân Chúa Tổng GP Hà Nội.
Thấy đôi chân đau nhức sau mấy ngày đi bộ nhiều, tôi nghĩ rằng mình sẽ phải nhường chỗ cho một Giám Mục khác trở thành người thứ nhất viếng thăm hiện trường.
Buổi tối, tôi uống thuốc rồi đi ngủ. Nửa đêm có điện thoại làm tôi thức giấc. Đầu dây bên kia xưng mình là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng báo tin dữ cho tôi và tỏ ra băn khoăn bức xúc vì không hay biết sự việc đã xảy ra quá nhanh chóng.
Thấy tôi có vẻ bức xúc khó chịu, ông liền an ủi và nói tôi nên đến hiện trường xem xét và gặp Đức TGM xem có thể diện kiến với các vị lãnh đạo, thủ tướng hoặc chủ tịch nước. Tôi không trả lời mà gác máy ngay lập tức.
Sáng hôm sau tôi thấy đôi chân đỡ sưng đau thì nghĩ nên đến gặp Đức TGM và các đấng bậc nơi địa phận mẹ để hiệp thông, an ủi và nâng đỡ, nên tôi quyết định gọi xe hơi đi từ Toà GM Thái Bình lúc 8 giờ sáng.
Dọc đường, tôi suy nghĩ mình có nên lợi dụng dịp này để quan sát hiện trường hay không!? Và tôi gọi điện thoại cho thượng tướng để xin giúp đỡ tôi có thể đến hiện trường sáng nay. Ông đồng ý và thêm “nếu đến Toà Khâm Sứ thì gọi ngay cho ông”. Tôi đến được Nhà Chung Hà Nội phải đi quanh co nhiều tuyến phố, bị cơ quan an ninh chốt chặn. Sau cùng tôi qua lối Nhà thờ Chính Toà và vào được Toà TGM.
Buồn thay! Đức TGM và một số linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và giáo dân đã ra UBND TP Hà Nội để diện kiến các vị lãnh đạo. Tôi liền chống gậy lê bước ra cổng 40 Nhà Chung. Ước chừng 400-500 người đang tập trung cầu nguyện, hát Thánh ca... Họ là những cụ già, các chủng sinh và nam nữ thanh niên chiếm gần hết nửa phố Nhà Chung. Đối diện với hàng rào sắt và dây thép gai, tôi mặc áo chức và đeo Thánh Giá của Giám Mục. Mọi người đứng lên hoan hô làm tôi cảm động rơi nước mắt. Trong cộng đoàn cũng có nhiều người khóc vì thấy tôi chống gậy ra hiện trường.
Còn các vị an ninh lăm lăm cầm dùi cui điện nhốn nháo cả lên và đổ dồn về phía tôi đứng, sẵn sàng “làm nhiệm vụ” sợ tôi có thể bay qua mà vào Toà Khâm Sứ. Đầu óc bạc phơ, tay chống gậy lê đôi chân mà tưởng minh là “hoa hậu thế giới” vì có quá nhiều máy quay phim chụp ảnh chĩa vào tôi và liên tục “nháy”. Rất nhiều người đốt nến quanh tôi, tôi nghiêng mình sang tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở gốc cây đa để hiệp ý cầu nguyện với mọi người. Sau đó tôi tiến tới hàng rào thép cuốn theo sự di dộng của những người phía bên kia. Tôi rút trong túi ra mảnh giấy có ghi số điện thoại của vị thượng tướng và nói rằng: “tôi được thượng tướng mời đến hiện trường, xin các vị mở hàng rào cho tôi vào”. Nhưng không ai trả lời tôi. Sau cùng tôi rút điện thoại ra gọi cho vị thượng tướng và được trả lời: “cứ đợi, sẽ có vị chỉ huy đến làm việc với ban thi công công trình”. Đợi mãi không thấy, bà con giáo dân phải mang ghế cho tôi ngồi vì đôi chân không cho phép tôi được đứng lâu. Hết vị này đến vị khác mà vẫn không xong “có nên cho tôi vào hay không”.
Sau gần một giờ đồng hồ, một vị công tác tại đó đến dẫn tôi đi ngược chiều về phía Nhà Thờ Chính Toà trong sự cổ vũ của giáo dân ngồi gần kín phos Nhà Chung. Mấy vị làm công tác an ninh phía bên kia tưởng có sự cố gì, liền đến ngay và dắt theo chó nghiệp vụ... Mấy người bên đường nói vui với nhau: “Không chừng ĐC GP Thái Bình cũng bị tóm vào đồn cũng nên”.
Sau cùng tôi được đưa đến mảnh đất trước Toà Khâm Sứ cũ. Giữa trưa trời nắng, mồ hôi làm tôi ướt đầm đìa, hai chị nữ tu mang theo ô ra và lợi dụng đi cùng tôi vào trong khu đất đang ngổn ngang gạch đá. Do tôi yêu cầu nên họ đưa tôi đến sát núi đá và cây đa có tượng Đức Mẹ Sầu Bi vẫn ngự tại đó. Hoa nến đầy đủ nhưng đất đá đã được xúc đổ ngang bằng với nền núi đá. Tôi góp ý với vị cán bộ công an rằng: “Xin các vị đừng đụng đến bức tượng, núi đá và cây đa là những kỷ niệm thiêng liêng cha ông chúng tôi để lại. Vì đụng tới là đụng vào những quả bom nguyên tử có thể gây hậu quả không lường trước được”. Vị cán bộ nhìn qua nhân viên bên cạnh mà ông giới thiệu là phó giám đốc công an TP Hà Nội, r?i t? t?n nĩi v?i tôi: “Cụ cứ yên trí, chúng tôi có trách nhiệm cảnh giác anh em công nhân về sự việc này rồi”. Rồi chỉ lên Tòa Nhà Khâm Sứ có hai bảng ghi “Thư viện”, ông ta nói rằng: “Chung quanh là vườn hoa để mọi người vui chơi thoải mái. Còn căn nhà là nơi thư giãn đọc sách tinh thần. Cụ thấy hay không?”. Tôi trả lời: “Việc đó còn phải bàn”.
Ông dẫn tôi đến thăm bể bơi dành cho các em “thiếu nhi già” nay bị phá sập. Ông cán bộ chú thích: “tất cả sẽ là vườn hoa”. Quay sang Tòa TGM thấy bức tường vẫn còn, tôi hỏi vui: “thế bức tường Bá Linh này vẫn còn à!?”. Vị cán bộ ngơ ngác rồi nói: “Cũng phải cải tạo cho đẹp đẽ”.
Trên đường ra khỏi Tòa Khâm Sứ, tôi nói với ông phó giám đốc công an: “thật chịu các vị, làm gì cũng nhanh như chớp. Mới thông báo lúc 3 giờ chiều 18/9 mà 6 giờ sáng 19/9 đã bắt đầu khai triển kế hoạch. Và như lời Đức TGM nói: “nhân dân chẳng được góp ý, không đủ thời gian để được xem xét phải chăng như luật lệ đã đòi hỏi”. Tôi cũng có nghe một vài người nói: “các kế hoạch ích nước lợi dân mà nhanh chóng như vụ tháo dỡ Tòa Khâm Sứ thì thật phúc cho mọi người””. Tôi thấy các vị yên lặng một lúc rồi trả lời: “đã báo trước rồi mà”. Tôi cũng nghĩ và thấy buồn vì thấy vụ cấp đất đai cho TGM Thái Bình bên nhà thờ Cát Đàm đã 6 tháng thì chỉ cho xem mà không trao quyết định. Lý lẽ rằng, để triển khai kế hoạch và nói đáp ứng bên A, bên B… Ít ra cũng phải một vài năm.
Tôi nghe tiếng loa phát thanh từ Nhà Chung Hà Nội về một vài bức thư hiệp thông bên ngoài đất nước, trong đó có vài đoạn không hay lắm. Lập tức bị cán bộ nói: “cụ xem, họ phát thanh trên loa đài những điều không đứng đắn chút nào”. Tôi liền hỏi ông: “Thế ta không có loa đài phản ứng à?” Ông trả lời rất đơn sơ: “Chẳng có cái nào cả”. Tôi mỉm cười nghĩ đến 9 kênh truyền hình Việt Nam và 700 tờ báo trên toàn quốc... Và tối hôm nay trên kênh VTV1, các phát thanh viên nói như nói với chiếc cột, không thấy phía bên kia phản ứng. Trong khi đó, mọi người đều cổ vũ phong trào phản biện trong mọi lĩnh vực.
Chẳng biết nói gì nữa, tôi tiến ra phố Nhà Chung, nhìn thấy đám đông anh chị em giáo hữu, tôi giơ tay lên chúc lành cho họ, cách riêng xin Chúa chúc lành cho Đức TGM, các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân giáo phận mẹ của tôi được an ủi, kiên nhẫn trong đau thương thử thách như Đức Ki tô trải qua đau khổ rồi đến vinh quang.
Sau đó tôi ra về trở lại GP Thái Bình.
Thái Bình, ngày 20 tháng 9 năm 2008
Tags · Thái Hà
Đọc nhiều nhất Bản in 20.09.2008. 14:02