Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

BBC: Tăng áp lực trong vụ Tòa Khâm sứ

§ BBC

BBC 6-1-08 -- Hàng trăm người theo Công giáo tiếp tục thắp nến cầu nguyện bên ngoài nơi từng là tòa Khâm sứ tại số 40 Nhà Chung, Hà Nội, trong dịp cuối tuần này.

Dù trời rét, các giáo dân này vẫn tới đây đặt hoa, thắp nến và hát thánh ca bên ngoài tòa Khâm sứ cũ để đòi lại khu đất mà chính quyền lấy quản lý từ 50 năm trước.

 80106toakhamsu1.jpg=

Cầu nguyện bên ngoài nơi từng là tòa Khâm sứ: Dù trời lạnh, hàng trăm người vẫn tham gia cầu nguyện

Khu vực này gồm một tòa biệt thự kiểu Pháp và khoảng một hécta đất xung quanh, từng được cho sử dụng để kinh doanh và cả làm bãi để xe.

Nay người Công giáo muốn đòi lại phần đất mà trước kia đại diện tòa thánh Vatican dùng làm trụ sở.

Đức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn rằng đây là đất của tòa Giám mục cho Đức Khâm sứ mượn, vì vậy tòa Giám mục có quyền đòi lại.

Các cuộc cầu nguyện, bắt đầu từ dịp Giáng Sinh tới nay, diễn ra một cách hòa bình và ngày càng thu hút sự chú ý của bên ngoài cộng đồng Công giáo, đồng thời tạo áp lực lớn lên giới chức địa phương và trung ương.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng hôm 30/12/2007 đã tới thị sát nơi này khi tới thăm tòa Giám mục Hà Nội.

Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức về khu đất này.

Trụ sở Khâm sứ

Theo thông tin trên trang mạng VietCatholic, vào năm 1951, Giáo hoàng Pius XII đã bổ nhiệm đức Giám mục John Jarlath Dooley làm đại diện của Giáo hoàng tại Đông Dương.

Văn phòng của Ngài được đặt tại 40 phố Nhà Chung cho tới khi Ngài rời Hà Nội vào tháng Ba 1959 vì lý do sức khỏe.

Linh mục người Ái Nhĩ Lan Terence O'Driscoll tạm thời lãnh vị trí Khâm sứ trong lúc chờ lệnh từ Vatican. Tuy nhiên ngay sau đó vài tuần, Hà Nội đã trục xuất Cha O'Driscoll và giải tán văn phòng Khâm sứ.

Tòa Khâm sứ cũ được chuyển cho Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm quản lý cho tới nay.

VietCatholic cũng cho biết các đời Tổng giám mục Hà Nội, từ đức Hồng y Joseph-Marie Trịnh Văn Căn tới đức Hồng y Paul Joseph Phạm Đình Tụng đều đã đề đạt nguyện vọng lấy lại khu trụ sở này cho tòa Giám mục nhưng không thành.

Tới nay tuy Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao một cách chính thức, liên hệ song phương trong những năm gần đây đã dần ấm lại.

Thủ tướng Việt Nam đã có chuyến thăm lịch sử tới Roma một năm trước đây và tiếp kiến Giáo hoàng Benedict XVI.

Với sáu tirệu tín đồ, Việt Nam là quốc gia có cộng đồng Công giáo lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Philippines.

BBC

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 06.01.2008. 12:04