Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

BBC: Khẩu chiến quanh vụ Tòa Khâm Sứ

§ BBC

BBC 27/1/2008 -- Bất chấp lệnh cấm và "tối hậu thư" của chính quyền địa phương, đến 17h chiều ngày Chủ nhật 28.1, hàng trăm giáo dân đã tụ tập trước cửa khu đất đang diễn ra tranh chấp.

Các hình ảnh trên trang mạng YouTube cho thấy người dân tụ tập rất đông ở phía trước bãi đất rộng 1 ha này.

Các phóng viên nói các nỗ lực của những người công giáo ở Hà Nội có vẻ muốn tạo ra một sức ép mạnh mẽ và cương quyết buộc chính quyền Hà Nội trả lại khu đất mà chính quyền đã chiếm giữ 50 năm trước đó.

Về phía chính quyền, như báo Thanh Niên bản tiếng Anh trích thuật, ông Dương Ngọc Tấn, Vụ trưởng Vụ Công giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ cho Việt Nam Thông Tấn xã biết Nhà nước sẽ xử lý việc tranh chấp khu đất Tòa Khâm sứ cũ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Ông Tấn nhắc lại một nghị quyết được quốc hội thông qua ngày 26.11.2003 trong đó nói rằng nhà nước không tái xét các chính sách và việc thực thi các chính sách về quản lý đất đai trước ngày 1.7.1991.

Ông Tấn nói chính sách nhà đất đảm bảo quyền lợi của mọi tổ chức và cá nhân nhưng đặt quyền lợi của nhân dân và đất nước lên trên hết.

Tuy vậy cũng theo ông Tấn trong trường hợp cá nhân hay tổ chức có nhu cầu thì nhà nước có thể xem xét cấp quyền sử dụng mảnh đất mà họ đã từng sở hữu, hoặc một mảnh đất mới, trong một thời hạn ổn định và lâu dài.

Xuyên tạc nhau?

Tin từ Hà nội cho hay Toà Tổng Giám mục Hà Nội muốn khiếu nại với Đài Truyền hình Hà nội, báo Hà Nội mới và báo An ninh TĐ vì theo họ đã đưa tin sai lạc.

"Xuyên tạc sự thật về đất đai của Toà Tổng Giám mục Hà Nội, đặc biệt khu đất Toà Khâm Sứ cũ. Toà Tổng Giám mục Hà Nội có đầy đủ bằng chứng pháp lý về vấn đề chủ quyền đối với khu đất và tài sản tại đây."

Bản tin của các báo đài này trích dẫn một công văn nói rằng nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà đắt, "ngày 24.11.1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương - đại diện quản lý đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số 42 phố Nhà Chung) qua để Nhà nước quản lý."

Nhưng theo thư nói rằng của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đăng trên trang mạng vietcatholic.net thì chuyện đó là hoàn toàn không có cơ sở. "Toà Tổng Giám mục Hà Nội đã có văn bản bác bỏ công văn này."

Sự thật những gì xảy ra trong vụ xô xát hôm 25.1 liên quan đến một phụ nữ người Mường và một luật sư cũng đang là đề tài gây tranh cãi.

Các tường thuật trên cáo đài nhà nước cáo buộc các giáo dân "có hành vi xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước."

Giáo hội thì nói "chính cán bộ Nhà nước, các nhân viên bảo vệ là người đã lạm dụng quyền lực, xúc phạm, lăng mạ và đánh công dân một cách nghiêm trọng."

Bài học quá khứ

Công giáo ở Việt Nam được đặt dưới sự giám sát và theo dõi nghiêm ngặt của chính quyền trong nhiều năm này. Tôn giáo này hiện có trên 8,5 triệu giáo dân trong cả nước và chỉ đứng thứ hai sau đạo Phật.

Người ta còn nhớ là cách đây 15 năm, hơn 40 nghìn phật tử tại Huế cũng đã xuống đường.

Một trong các yêu sách của các phật tử vào năm 1993 là yêu cầu nhà nước và chính quyền trao trả lại các tài sản của giáo hội Phật giáo tại Huế đi kèm với việc nới rộng các quyền thực hành tôn giáo thông thường của giáo hội và phật tử.

Cuộc biểu tình của Phật giáo Huế năm 1993 sau đó đã bị trấn áp mạnh mẽ. Nhiều nhà sư và phật tử đã bị bắt giữ.

Phật giáo Huế từ đó đến nay vẫn luôn được coi là một điểm nóng đang tạm ngủ theo lối trường miên đạo pháp và không biết sẽ tỉnh dậy bất cứ lúc nào.

Có vẻ như các giáo dân công giáo ở Hà Nội và các địa phương hậu thuẫn quyết tâm thực hiện việc đòi đất ngay tại trung tâm thủ đô Hà Nội - với một tài sản liên quan tới giáo hội Việt Nam và Vatican trước đây - việc đối phó của chính quyền không hề dễ dàng.

BBC

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 27.01.2008. 17:57