Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngày 7 tháng 9: Kính Chân Phước Frédéric Ozanam

§ Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác

VietCatholic News (07/09/2005) -- Thế kỷ thứ 19 tại nước Pháp là nơi phát xuất những cuộc cách mạng đẫm máu. Giáo Hội bị chính quyền cách mạng tuớc bỏ những quyền lợi, tịch thu tài sản và còn bị bách hại nữa. Giáo Hội bị xem như là một thành phần phản cách mạng vì đã cấu kết với chế độ cũ nên bị giới lao động bất tín nhiệm, giới trí thức cấp tiến khinh miệt vì cản trở tự do dân chủ. Một nhà trí thức Công giáo cố gắng xây đắp lại nhịp cầu chia cách đó là Frédéric Ozanam.

Năm 1831 Ozanam đến Ðại Học Paris để học luật thì ngài phải đương đầu với không khí tỵ hiềm người Công giáo. Ngài tập họp một số sinh viên để cùng nhau chia xẽ đức tin. Ngài cùng số bạn bè cương quyết đưa ra những lý lẽ thật xác đáng để bênh vực Giáo Hội. Có một sinh viên đã thách thức Ozanam : “những người Công giáo các anh chỉ có tài ngụy biện, các anh đã đòi hỏi được gì cho dân chúng?” Khi đó Ozanam mới sực tĩnh Ðạo Công giáo không phải là những ý tưởng suông mà là những hành động thiết thực thúc đẩy bởi lòng yêu thương. Nếu chỉ tranh luận thì chẳng có ích lợi gì cho đời sống, nên Ozanam cùng các bạn sinh viên Công giáo đã đến cùng những người nghèo, làm những công việc bác ái dù phải hy sinh nhiều. Do đó họ đã thành lập “Hôi Từ Thiện Thánh Vincent de Paul”.

Trong những năm đầu kỷ nghệ hóa, thành phố Paris có nhiều dân nghèo kham khổ sống trong các ổ chuột mà Victor Hugo đã mô tả trong tác phẩm bất hủ “Les Misérables”. Ozanam và đồng bạn cố vượt qua những tranh chấp và thù hận giai cấp. Ozanam không có chương trình cải tổ xã hội, nhưng chỉ có một chương trình bác ái từ thiện hòng xoa dịu một phần nào nổi cơ cực của những người nghèo đói. Như thánh nhân đã viết: “Ðây là một cuộc tranh đấu giữa những người không có gì và những người quá ư dư dật, đó là một va chạm khủng khiếp giữa giàu và nghèo làm cho thế giới sụp dổ dưới chân chúng ta.”

Theo Ozanam phải chăng đây là công việc bác ái của người Công giáo phải làm để bày tỏ đức tin của mình hòng hàn gắn tranh chấp giữa các giai cấp và san sẽ những đổ vở sẽ xẩy ra trong tương lai. Những lo lắng của Ozanam không chỉ là sự an sinh cho người nghèo mà chính là sống theo Tin Mừng. Người nghèo chính là những dấu hiêu của Thiên Chúa để thử thách sự công bình, lòng bác ái của chúng ta và làm cho chúng ta được cứu rỗi bằng những việc làm thiết thực.

Sau khi đậu tiến sĩ luật và tiến sĩ văn chương, Ozanam trở thành một giáo sư danh tiếng ở Sorbonne, ngài đã giải thích các biến cố lịch sử theo chiều hướng của Giáo Hội Công giáo. Ozanam muốn kết hợp đường lối của Giáo Hội với những đòi hỏi tự do dân chủ của thời đại, nên những người bảo thủ bất bình còn những người cấp tiến thì cho rằng Ozanam còn luyến tiếc với dĩ vãng và uy quyền của Giáo Hội Công giáo.

Năm 1848, cuộc cách mạng mà Ozanam lo sợ thật sự bùng nổ. Dân chúng thợ thuyền đã đưa những chướng ngại vật ra giữa các đường phố Paris. Cuộc nổi đậy bị đàn áp tàn nhẫn. Ozanam đã bênh vực giới thợ thuyền và nói chính là những bất công và nghèo đói tạo nên những bạo động.

Có nhiều giới chức bảo thủ ngờ vực Ozanam. Niềm hy vọng nối kết niềm tin với tinh thần tự do dân chủ dường như vượt ra ngoài khả năng của Ozanam. Thất vọng và vì sức khỏe yếu kém Ozanam xin thôi dạy học và phải ngừng những công tác xã hội, nhưng tinh thần vẫn sáng suốt và lòng đầy tin tưởng. Ozanam chết vào ngày 8 tháng 9 năm 1853 lúc vừa 40 tuổi. Ozanam được Ðức Gioan Phao lồ II phong Chân Phước vào năm 1997.

Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác

Đọc nhiều nhất Bản in 31.05.2007. 06:05