Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tước Hiệu Cha Mẹ Chào Đời Khi Con Cái Sinh Ra

§ Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

... Tôi bước vào bậc làm Cha Mẹ - hay nói đúng hơn trong trường hợp của tôi là bậc làm Cha - khi đứa con gái đầu lòng Elisa của chúng tôi chào đời. Ngay sau khi bé lọt lòng mẹ, bà đỡ vừa âu yếm vừa trang trọng đặt vào vòng tay tôi bé Elisa. Bé mở to đôi mắt trong xanh nhìn tôi với cái nhìn của đứa trẻ mới sinh. Tôi có cảm tưởng như bé muốn nói với tôi:

- Ba là Ba của con phải không?

Đây là câu hỏi và tôi có nhiệm vụ tuyệt đối phải xác nhận:

- Đúng như vậy!

Kể từ cái giây phút linh thiêng mặt đối mặt ấy giữa hai Cha-Con, tôi tiếp nhận vai trò mới trong cuộc đời tôi. Bé nhìn tôi và tôi nhìn bé: sự kiện đủ để chúng tôi bắt đầu dệt nên mối tương quan Cha-Con. Chính bé Elisa kéo từ tôi ra cái tước hiệu Cha. Và cái tước hiệu Cha của tôi chào đời cùng lúc với bé Elisa. Thật là biến cố tuyệt vời!

Tiếp theo sau Elisa là đến Sara và Matteo. Khi Sara và Matteo sinh ra thì tôi thay đổi rất nhiều trong tâm tình và trong tư cách làm Cha. Tước hiệu vẫn là một, nhưng tâm tình phụ tử của tôi cùng lớn lên theo dòng thời gian với các con. Chính các con lôi kéo tôi đi và chúng thành công trong việc làm cho tôi phải sử dụng mọi năng lực mọi tình yêu trìu mến và mọi trách nhiệm để chu toàn nghĩa vụ làm Cha.

Bây giờ - sau thời gian sống nghiêm chỉnh trách nhiệm làm Cha - tôi hiểu rằng giáo dục con cái cũng có nghĩa là phải ra khỏi chính mình, phải để cho con cái kéo ra ngoài những gì là tuyệt hảo nhất nơi chúng ta - bậc làm Cha Mẹ - để thông chia cho con cái.

Tôi có thể so sánh biến cố trở thành Cha Mẹ với một cuộc xuất hành. Chúng tôi đi từ một xứ sở quen biết - nơi mà con cái chưa có - đến một xứ sở mới lạ - với sự hiện diện của con cái. Nơi xứ sở mới này chúng tôi không thể sống riêng rẽ hoặc sống như thể không có con cái. Không! Không thể được! Chúng tôi không thể quay trở lại đàng sau nhưng phải cùng nhau tiến bước.

Thế nhưng, có một câu hỏi thoáng qua như một niềm đau kín ẩn nằm sâu trong trái tim chúng tôi là bậc Cha Mẹ ở vào cái thời đại tân tiến hôm nay:

- Giờ đây các con đã lớn. Đứa thì 23 tuổi đứa thì 21 tuổi và út Matteo 7 tuổi. Liệu chúng tôi vẫn còn mãi mãi là Cha Mẹ của các con không?

... Một hôm, đứa cháu gái 16 tuổi đến nhà thăm tôi và nói:

- Bà Nội biết không, Ba Má con không hiểu con. Ba Má muốn con làm theo ý Ba Má con mà không hề nghe con trình bày.

Đó cũng là lời than thở của Ba cháu ngày Ba cháu còn là vị thành niên. Nhưng lúc ấy con trai không nói với tôi mà đi than thở với Bà Dì, thường được các cháu tỉ tê tâm sự.

Giờ đây đến phiên tôi lắng nghe các lời tỉ tê của các cháu. Trí khôn tôi bỗng quay về với cái thời làm Cha làm Mẹ của 3 đứa con trai. Đặc biệt khi chúng đang ở lứa tuổi dậy thì. Lúc ấy hiền phu tôi và tôi chúng tôi cùng nhau bàn thảo xem phải chọn thái độ đúng đắn nào khi đối diện với các con trong vấn đề giáo dục:

- Nghiêm khắc chăng? Hay là khoan nhượng? Hoặc đối thoại trong ôn hòa sáng suốt?

Dĩ nhiên thái độ đối thoại với con cái được mọi người khuyên nên làm đặc biệt là các nhà giáo dục. Và chúng tôi hoàn toàn áp dụng phương pháp đối thoại với 3 đứa con trai.

Thế rồi một hôm, một trong ba đứa đến nói chúng tôi:

- Thưa Ba Má, con và bạn gái Simona, chúng con quyết định làm một chuyến du hành.

Xin nói thêm lúc ấy cả hai đứa còn trong lứa tuổi vị thành niên. Và dĩ nhiên chúng tôi không thể chấp nhận. Tuy nhiên chúng tôi áp dụng phương pháp đối thoại ôn hòa và thẳng thắn. Mọi lý lẽ đưa ra đều nhắm đến câu trả lời dứt khoác là KHÔNG. Nhưng đứa con trai chúng tôi vẫn cứng đầu không chấp nhận. Chỉ có lý do sau cùng “lấy tiền ở đâu để đi du lịch?” mới khiến cho cậu thiếu niên đành phải chấp nhận lời khước từ của Ba Má.

Thế nhưng chấp nhận trong chiến tranh lạnh. Nghĩa là cậu thiếu niên chọn giải pháp giữ thinh lặng và rút vào phòng riêng đóng kín cửa lại. Cuộc chiến diễn ra trong vòng mấy ngày trời với biết bao khó khăn và thương lượng giải thích của Ba Má!

Bây giờ thì đến lượt đứa con gái - con của đứa con trai ngày xưa - lại đến than thở với tôi là Bà Nội về cùng một câu chuyện y như trước! Thế mới hiểu các bậc Cha Mẹ phải luôn luôn biết nói KHÔNG với con cái khi chúng đòi hỏi những điều không đúng, không hợp lý. Chính những cái khước từ chính đáng - đôi khi thật đau đớn - mới giúp con cái lớn lên và trưởng thành. Nhưng bổn phận của Cha Mẹ cũng thật khó khăn biết bao!

... “Các con ơi, cứ an tâm mà giữ lời giáo huấn. Khôn ngoan bị che dấu, kho tàng bị chôn vùi, cả hai nào có ích chi? Người che giấu sự đần độn vẫn hơn kẻ che giấu sự khôn ngoan. Vậy ta nói con nghe điều gì đáng xấu hổ: e thẹn vì bất cứ chuyện chi, quả là điều không tốt. Có phải hết mọi người đánh giá đúng hết mọi chuyện đâu! Con phải biết thẹn thùng xấu hổ trước mặt Cha Mẹ, vì chuyện dâm ô, trước mặt người quyền cao chức trọng vì những lời dối trá, trước mặt những ai cầm quyền xét xử vì hành vi phạm pháp, trước mặt cộng đồng, trước mặt toàn dân vì lối sống vô đạo, trước mặt các bạn bè thân hữu vì những chuyện bất nghĩa bất nhân, trước những người cùng xóm cùng làng vì những chuyện trộm cắp. Con phải biết thẹn thùng xấu hổ vì không giữ lời thề nguyền cam kết, hay đã giơ tay xin bánh mà ăn, vì lăng nhục khi nhận hoặc cho, hay làm thinh trước những ai chào hỏi .. Con phải biết thẹn thùng xấu hổ vì làm nhục bạn bè, vì học lại cho người khác điều đã nghe, hay tiết lộ những điều bí mật. Có vậy con mới biết thế nào là xấu hổ thật và sẽ gây được thiện cảm với mọi người” (Sách Huấn Ca 41,14-27).

(“SACRO CUORE”, Santuario del Sacro Cuore - Salesiani - Bologna, N 1 Gennaio 2010, trang 8-9)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt, 25/02/2010

Đọc nhiều nhất Bản in 27.02.2010. 03:21