Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Xin góp ý với bài: Văn Hoá Gia Đình Việt Nam và Nếp Sống Xứ Đạo bên Mỹ

§ Lm FX Nguyễn hùng Oánh

VietCatholic News (Thứ Hai 30/06/2008 19:57)

Những nét văn hóa truyền thống của tổ tiên ta trên quê hương Việt nam hiện nay đã thay đổi một phần nào rồi, do hoàn cảnh mới và những điều xấu len vào:

1/ Phá thai đứng hàng đầu thế giới: Ở nước ta, năm 1997, mỗi phút có 3 vụ nạo thai, tổng cộng một năm có một triệu bốn trăm ngàn vụ nạo thai (Báo Tuổi Trẻ số 59 ra ngày 16/5/1998). Lấy số dân ta năm 1997 đối chiếu với số phá thai, nguời ta thấy ở nước ta có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.Hiện nay (năm 2007), số phá thai lên đến ba triệu.

2/ Văn hóa “chữ trinh”: đời sống hưởng thụ vật chất và hình như phải kết thúc cuối cùng là hưởng thụ sắc dục. Dân giàu có nhậu nhẹt rồi tìm thú vui. Một số học sinh cũng tìm đến thú vui rồi đi nạo thai. Quan niệm “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” đang bị “tuột thắng”. Nhiều phụ huynh lo lắng cho con cái nhưng không yên tâm. Mấy đứa cháu của tôi vào Saigon học, được gửi nơi các Soeurs mà cha me chúng cũng lo lắng, không an tâm.

3/ Gia đình: Ở Saigon, năm 1990 có khoảng 5000 gia đình được Toà án cho ly hôn, năm 2007 có trên 11.000 gia đình tan rã. Con cái phải gánh hậu quả quá nặng nề: bỏ học, nghiện héroine, nhiễm HIV/Aids. ..

Kết quả cuộc điều tra về gia đình của Bộ Văn hóa-Thể thao và du lich phối hợp với UNICEF công bố ngày 26-6-2008 cho biết: một phần năm ông bố phải đi làm xa, một phần mười cha mẹ không săn sóc con (nhờ người khác nhất là ỷ vào nhà trường). Tỷ lệ ly hôn ở thành thị là 3,3%, ở thôn quê là 2,4%, nữ xin ly hôn gấp đôi nam (so với Mỹ là 50%, với Singapor là 35%, bạo lực gia đình 21,2% (chồng đánh vợ hoặc sỉ nhục vợ), xu hương gia đình chỉ có hai thế hệ (cha mẹ và con cái) 70%, mẹ săn sóc con cái dưới 15 tuổi gấp sáu lần bố.

Những tệ nạn nầy lan ra ngày càng nhiều mặc cho báo chí lên tiếng báo động, mặc cho các nhà giáo dục, tôn giáo hoạt động cố gắng ngăn ngừa. Chúng chöa thể làm băng hoại xã hội,nhưng chúng là ung nhọt đưa một số người không nhỏ đến chỗ chết, tạo ra một vết đen trong xã hội, tạo ra ảnh hưởng xấu lâu dài.

Tuy nhiên, có nhũng điểm hết sức đáng mừng. Đó là lòng nhân ái, tương trợ, tình làng nghĩa xóm còn giữ được... Thí dụ: Giáo xứ chúng tôi đang tổ chức đón nhận thí sinh nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa tới Saigon dự thi,giúp các cô nghèo cả đời chưa biết Saigon là gì đang bị những nguy hiểm xấu rình rập: có chỗ trọ bảo đảm,có cơm ăn miễn phí, có xe máy hai bánh đưa đến địa điểm thi, có các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ. Hôm qua, hôm nay, chúng tôi đã nhận đươc trợ giúp của người tôn giáo khác ngoài giáo xứ: một bà gọi điện thoại đến cho một tạ gạo và một triệu đồng, một chị đến tận nơi đóng góp hai triệu đồng, hai ông đưa đến bốn hộp mì tôm. Và chắc là mấy ngày sau cho tới ngày thi, chúng tôi còn nhận sự tiếp tay nữa. Rồi các tạp tục tốt sống mạnh, khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”, “tôn sư trọng đạo” v.v... mà có lúc bỏ quên.

Đó là thành phần trung lưu hoạt động hiệu quả đến nổi các nhà đầu tư ngoại quốc vẫn yên tâm rót tiền vào mặc dầu có lạm phát khá cao ở Việt nam.

Đó là giới sinh viên càng ngày càng tăng cả ở vùng sâu vùng xa nghèo, mặc dầu ra trường không dễ gì tìm được việc làm đúng khả năng của mình.

Người Công giáo Việt Nam sống bên Mỹ? Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa kỳ nói tại Toà Tổng Giám mục Saigon: "Người Công gíáo Việt nam ở bên Mỹ đã có những việc rất đáng khen và cũng có người làm việc xấu, làm gương xấu... Ngài khen hơn là chê. Đây là lời dạy phải làm điều tốt, sống ở xứ người muốn được người ta chấp nhận phải sống tốt.

Ở đây xin nói vài trường hợp cụ thể “biết sống thì tốt”:

Một gia đình tôi quen biết sang Mỹ mới được sáu tháng, đứa con gái 16 tuổi rời gia đình đi làm móng tay, đưá con trai 14 tuổi nói với bố: "Bố muốn vào phòng con, phải gõ cửa trước".

Dì ruột của tôi sống ở Mỹ, nói với tôi trong điện thoại về mấy đứa cháu: Con gái của con Y, nó đi lính sang Irak để có tiền trợ cấp đi học sau nầy. Còn con đầu học bác sĩ, cha mẹ nó nói: bố mẹ phải làm ăn vất vả để cho con ăn học, khi làm bác sĩ con phải giúp các em học…

Một gia đình họ hàng với tôi ở Đức nói: thầy giáo đứng lớp có hai đứa con ông đang học, dạy về sinh lý, giải thích rồi phát bao cao su cho bên nữ và dạy “thử”... Hai đứá nầy không chịu, người bạn gái người Đức của chúng đe “mách với thầy” vì không nghe lời thầy. Không hiểu bên Mỹ có thứ thực nghiệm như vạy không?

Bác của tôi (kêu bà nội tôi bằng cô ruột), đi Mỹ từ nãm 1950 về Việt nam năm 1995, đưa tôi đi ăn thịt chó bảy món ỏ Bảy Hiền với người con trai bác sĩ không biết nói tiếng Việt. Bạn học của tôi trước khi chết chỉ nói tới đứa trai út không biết nói tiếng Việt đang sống với mẹ và anh chị em bên Mỹ. Cháu của tôi ở Úc về, học lớp sáu nói tiếng Việt rất thạo vì bố mẹ cháu nghe lời tôi dặn mời thầy giáo tới nhà dạy tiếng Việt cho cháu.

Người Công giáo Việt nam sống ở ngoại quốc sống trong bầu khí tự do thật thoải mái, tha hồ phê bình, chỉ trích, “chửi” vì ở nhà không làm theo ý mình. Một là không đặt mình vào hoàn cảnh người khác nên hết sức chủ quan, hai là đã đánh mất truyền thống “trọng đạo” của người Việt, nhất là đặt vào truyền thống gia phong Việt. Nhưng cũng trong cuộc sống đó bao nhiêu người Việt có những bằng cấp cao nếu họ sống ở nhà làm gì có bằng cấp như vậy. Kinh tế khá giả, họ trợ cấp cho gia đình ở nhà, công đức xây cất công trình đạo đức v.v, ơn gọi có hoàn cảnh phát triển mặc dầu bây giờ giảm và trong tương lai trở thành hiếm, điều nầy cũng đúng quy luật thôi.

Người Việt Công giáo đang sống bên Mỹ, nếu sống thành cộng đoàn giáo xứ, có nhà thờ riêng, hoặc trong giáo xứ Mỹ nhưng có lễ riêng cho giáo dân Việt, sinh hoạt truyền thống Việt nam còn giữ được, ngoài ra thì dễ dàng mất gốc. Nhưng quan trọng nhất là gia đình: người ra đi là cha mẹ giữ nguyên văn hóa, tập tục của đất mẹ, đến thế hệ con cháu đi từ bé nhỏ hoặc sinh tại đất người, dễ bị đồng hoá với dân sở tại, mất gốc nếu không có một chương trình giáo dục để giữ lấy gốc.

Cha mẹ người Việt lo lắng cho con cái ở Mỹ hay ở Việt nam có lẽ cũng giống nhau vì dựa trên truyền thống văn hoá Việt nam, nhưng xã hội luôn luôn chuyển biến, thay đổi, giữ lấy cái gốc là một thử thách nhất là trong một xã hội nước ngoài. Thiết nghĩ ở Việt nam những điều tôi kể trên đây thuộc loại “chuyện nhỏ” nhưng ở ngoại quốc đối với người Việt là “chuyện lớn’ vì nó có thể làm mất gốc Việt.

Lm FX Nguyễn hùng Oánh

Đọc nhiều nhất Bản in 02.07.2008. 14:45