Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Vài suy nghĩ về Năm Thánh 2010 từ Sở Kiện đến Hà Nội

§ Đỗ Hữu Nghiêm

Trong việc cử hành Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, người ta chú ý đặc biệt đến tính chất biện chứng của màu nhiệm Kitô giáo. Từ ban đầu, Thánh giá đau khổ đã gắn liền với lịch sử phát triển vinh quang của Kitô giáo, Tử Đạo vì chủ trương bách hại của nhà cầm quyền trong lịch sử Giáo Hội Kitô phổ quát đi liền với đà lớn mạnh của cộng đồng Công giáo. Tử đạo là hạt giống gieo mầm đức tin của kẻ có đạo. Nếu hạt giống gieo xuống lòng đất không mục nát đi, thì không phát sinh cây cối hoa quả tốt tươi

Nói cách khác, trong lịch sử hình thành, Giáo Hội Công giáo đã trưởng thành trong đau khổ. Cụ thể về địa lý lịch sử, Sở Kiện đã từng là một đấu mối quan trọng kiên vững nhất tập trung những đau khỗ mà người Công giáo kiên trung với đức tin đã phải chịu đựng trên bước đường trốn chạy, vì bị nhiều chính quyền phong kiến và quân chủ đương thời bách hại. Những cộng đồng Công giáo đã phải chạy trốn và bị phân sáp để tồn tại qua nhiều địa danh nổi tiếng: ở Giáo Hội miền Bắc, từ Vĩnh Trị, đến Kẻ Non, Hoàng Nguyên, Sở Kiện. Sở kiện là thủ đô của niềm tin Công giáo, trong khi Hà Nội là thủ đô vẩn tập trung quyền lực đàn áp sự phát triền của Công giáo. 

Vì thế, dưới con mắt chống tôn giáo nóí chung và chống Công giáo hiện nay của người Cộng sản nóí riêng, việc Giáo Phận Hà Nội di chuyển trụ sở hoạt động từ Sở Kiện đến Hà Nội ở cuối thể kỷ 19 lại được giải thích là dấu chỉ kìm kẹp của toàn tính chủ nghĩa thuộc địa Pháp do Giám Mục Puginier cầm đầu.

Nhưng tất cả những suy đoán ấy hoàn toàn chủ quan có dụng ý kết án giáo hội đi đôi với thực dân đển đàn áp dân tộc. Nếu chúng ta còn lưu giữ được một số hình ảnh của Bác Sĩ Jacques Hocquet chụp được về bộ mặt thực của xã hội Việt Nam vào những nằm đầu thời Pháp cai trị Việt Nam, thì quả nhiên ở một giai đoạn ban đầu nhất định nào đó, việc chủ nghĩa thuộc địa Pháp khai hóa và nâng cao dần trình độ và nhận thứ của người Việt là có thực, mặc dù chủ nghĩa ấy luôn có dã tâm khống chế nền độc lập của Việt Nam.

Nhưng lễ khai mạc Năm Thánh uy nghiêm và long trọng của giáo hội Công giáo tại Sở Kiện ngày 23-24 tháng 11 năm 2010 chứng tỏ niềm tin Công giáo trong lịch sử dân tộc đã không toa rập với bất cứ chế độ xã hội nào, từ chế độ xã hội do chủ nghĩa thực dân Pháp tạo nên hay chế độ xã hội do chủ nghĩa Cộng Sản hiện nay gây dựng. 

Thế nhưng chế độ nào phản ảnh lề lối cai trị thể hiện công lý, sự thật và nhân bản thì Cộng đồng Công giáo ủng hộ và thích ứng tích cực. Chế độ xã hội nào đi ngược lại quyền lợi chính đáng của nhân dân thì giáo hội phải có tiêng nói đối thoại xây dựng chấn chỉnh lại. Chính đốn một chế độ xã hội tốt hơn không có nghĩa là lật đổ chế độ ấy, mà chính chế độ ấy phải uyển chuyển thay đổi biện chứng khôn ngoan với thực tại và nguyện vọng cụ thể chính đáng của con người sinh sống trong từng hoàn cảnh biến chuyển linh hoạt dưới chế độ ấy.

Thể hiện cho thái độ ấy được biểu trưng cụ thể qua tinh thần và lập trường kiên trung, thẳng thắn, chân thật, của Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô quang Kiệt không nhượng bộ hay đồng lõa với bất công, gian dối từ bất cứ quyền lực nào, bất chấp những đe dọa và thù ghét của chế độ xã hội ấy, ngay giũa hang ổ của chủ nghĩa cộng sản hiện nay.

Sở Kiện hay Hà Nội đều là biểu tượng cho tinh thần bất khuất trước bạo lực, nhưng yêu chuộng công lý, yêu thương và hòa bình của người Công giáo Việt Nam vậy.

Đỗ Hữu Nghiêm

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 02.12.2009. 11:30