Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Khóc rồi!

§ Người Giồng Trôm

Bạn dặn "Chút giảng lễ hổng khóc à nha !" ! Ý dặn thì dặn mà khóc thì khóc chớ ! Nghe lời bạn hổng có khóc khi giảng mà khóc khi đọc lời nguyện nhập lễ à nha !

Già rồi mà sao mít ướt dzữ dzậy ! Chả hiểu được luôn. Mà thiệt, nghĩ đến Cha nhớ đến Mẹ là dòng lệ cứ tuôn và cứ nghẹn lời. Xấu hổ lắm chứ khi phải khóc trước cộng đồng nhất là khi đọc từng chữ dù những chữ ấy quen thuộc và dễ đọc lắm chứ nhưng sao ... Lạy Chúa là Cha rất nhân từ, Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay nhân dịp đầu năm mới chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài ...

Vâng ! Chỉ xin Chúa thương và trả công bội hậu cho cha mẹ thôi chứ biết sao bây giờ. Phần còn lại của lời nguyện là xin Chúa cho ta luôn sống cho phải đạo với các ngài.

Thật ra khó chứ không đơn giản để gọi là sống cho phải đạo. Cần có những câu chuyện để ta nhớ ta hành xử với cha mẹ cho đúng mực. Bỉ nhân vẫn nhớ như in câu chuyện đâu đó đọc được lâu lắm rồi :

Hai cha con ngồi đọc báo trong vườn, người cha ngoài 70 tuổi, trông có vẻ hơi chậm chạp, mắt ông nhìn quanh khu vườn trong khi con trai ông khoảng 30 tuổi đang chăm chú đọc báo… Bỗng có một con chim sẻ đậu trên cành cây gần nơi 2 người đang ngồi.

Người cha cất tiếng hỏi con: “Con gì vậy con?”

Người con liếc mắt trả lời: “Con chim sẻ ba ạ”. Xong lại đọc tiếp tờ báo.

Con chim sẻ tiếp tục chuyền cành. Người cha lại hỏi: Con gì thế con?

Người con liếc mắt trả lời: “Vẫn là con chim sẻ ba ạ…”

Con chim bay lên tán cây, lần này ông bố lại hỏi: “Con gì thế con?”

Lần này, người con bực hình, đứng bật dậy và hét lên: “Con chim sẻ, chim sẻ, chim sẻ… ba có nghe không???”

Người cha lẳng lặng đứng lên và đi vào trong nhà…

… mang ra một cuốn nhật ký nhỏ, nhẹ nhàng lật từng trang và đưa cho người con đọc: ”Ngày… tháng… hai cha con đi chơi trong công viên, lúc ấy con 4 tuổi, lần đầu tiên con nhìn thấy chim sẻ và con đã hỏi: ‘Ba ơi, con gì thế?’, ba đã trả lời cho con rằng: ‘Đó là một con chim sẻ, con yêu ạ’.

Hôm ấy, vì không nhớ tên con chim mà con đã hỏi ba tổng cộng 21 lần, 21 lần ba đều nhẹ nhàng trả lời câu hỏi của con… Mỗi lần trả lời, ba lại ôm đứa con ngây thơ, bé bỏng vào lòng và cười hạnh phúc…”

Đọc xong người con òa khóc và ôm lấy ba: “Ba ơi, con xin lỗi… con xin lỗi…”

Thế đó ! Công lao như trời như bể nhưng có khi người con lại không nhớ và khinh khi tuổi già của cha.

Và cũng nhớ như in câu chuyện này để không bao giờ dám bất hiếu với cha mẹ : Một người đàn ông già ốm yếu sống cùng với gia đình con trai, con dâu và đứa cháu trai 4 tuổi. Người ông đã già với đôi mắt mờ, đôi tay run rẩy và bước chân không còn vững nữa.

Cả gia đình cùng nhau ăn tối xung quanh bàn ăn. Nhưng đôi tay run rẩy của người ông lớn tuổi và đôi mắt tèm nhèm khiến ăn uống trở nên khá khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng rơi xuống sàn. Khi ông với tay lấy ly sữa thì thường vụng về làm đổ sữa ra khăn trải bàn.

Tình trạng đó thường xuyên xảy ra trong mỗi bữa tối làm người con trai và con dâu càng ngày càng khó chịu với mớ hỗ độn này.

– Chúng ta phải làm gì với ông thôi! (Người con trai tâm sự với vợ)

– Tôi đã thấy đủ rồi, sữa đổ khắp bàn, ăn uống nhồm nhoàm, thức ăn rơi vãi đầy sàn nhà (Người vợ tức giận nói)

Sau đó, hai vợ chồng kê thêm một chiếc bàn nhỏ ở góc nhà.

Nơi góc bàn đó, người ông ngồi ăn cơm một mình trong khi cả gia đình quây quần quanh bàn ăn và thưởng thức bữa tối. Từ khi ông làm vỡ bát, một cái rồi hai cái, hai vợ chồng làm cho ông một cái bát bằng gỗ. Thỉnh thoảng, cả gia đình ngước ánh mắt về hướng ông thì những giọt nước mắt đong đầy trong ánh mắt ông khi ông phải ăn cơm một mình. Tất cả cử chỉ, lời nói khó nghe của hai vợ chồng khi ông làm rơi miếng thịt hay đổ thức ăn ra sàn thì một đứa trẻ 4 tuổi sẽ hiểu được dù nó không nói gì.

Một buổi tối, trước bữa cơm, người cha thấy đứa con trai của mình đang nghịch cái bát gỗ đồ ăn thừa của ông trên sàn nhà. Người cha âu yếm hỏi đứa con “Con đang chơi gì vậy?”. Đứa con trai đáp lại hồn nhiên “À, con đang làm một cái bát nhỏ để cho bố và mẹ dùng để ăn cơm khi con lớn”. Đứa trẻ 4 tuổi mỉm cười rồi quay lại công việc của mình.

Câu nói của cậu con trai làm người cha đứng lặng không nói lên lời. Sau đó, nước mắt tràn hai má, dù không nói điều gì những cả hai đều biết họ phải làm điều gì ngay bây giờ. Tối đó, người cha cầm tay người ông và đưa ông quay trở lại bàn ăn.

Từ ngày hôm đó, ông được ngồi ăn chung cùng với cả gia đình. Cả chồng lẫn vợ chắc chắn sẽ chăm sóc ông lâu hơn nữa kể cả khi ông có làm rơi thức ăn ra nhà, làm sữa bị đổ hay khăn trải bàn lúc nào cũng bẩn.

Vậy đó ! Cha mẹ chúng ta sẽ già và sẽ qua đi và ta cũng vậy, ngày nào đó ta cũng già và cũng sẽ qua đi để rồi ta sống như thế nào đó để không thẹn với lòng về lòng hiếu kính với Cha Mẹ mình.

Mãi mãi công lao Cha Mẹ vẫn còn đó và có đó, biết lấy chi đền đáp bây giờ. Xin thắp nén hương trầm và nén hương lòng để tưởng nhớ Mẹ Cha và lòng dặn lòng không bao giờ quên ơn Cha Mẹ.

Người Giồng Trôm

Đọc nhiều nhất Bản in 27.01.2020. 17:21